Cựu binh đi trên đôi chân tật nguyền
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cựu binh đi trên đôi chân tật nguyền
Ngày ấy, chàng trai trẻ quyết tâm lên đường nhập ngũ khi ở tuổi thanh xuân, nguyện góp sức mình cho đất nước mà không một chút toan tính thiệt hơn. Bất hạnh thay, khi trở về quê nhà, ông chỉ còn lại đôi chân bị mất đi quá nửa.
Tưởng rằng quãng đời còn lại đối với ông là những ngày tháng khó khăn, cùng cực. Nhưng với nghị lực phi thường của người lính Cụ Hồ, ông đã vươn lên trong cuộc sống bằng chính bản lĩnh của mình.
Đó là ông Đinh Văn Cảnh (sinh năm 1959) thương binh một trên bốn, ở khối 3 thị trấn Diễn Châu (Nghệ An).
Ngồi trước chúng tôi là người thương binh hạng một trên bốn với mái tóc đã điểm bạc nửa đầu. Đôi chân dù đã mất đi quá nửa, nhưng trong đôi mắt sâu thẳm ấy vẫn rạng ngời niềm tự hào vì những đóng góp của mình cho đất nước để có như ngày hôm nay. Rót cốc nước chè đang nóng hổi mời khách, ông trầm tư nhớ lại quãng thời gian trước đây của cuộc đời.
Năm 1978, ông Cảnh trúng tuyển vào lực lượng công an vũ trang, sau đó ông được học nghề sửa chữa cơ khí. Sau đợt huấn luyện, ông tham gia bộ đội tình nguyện ở chiến trường Campuchia trong vai trò là trinh sát. Và cũng tại đây, trong lúc đi làm nhiệm vụ, ông đã bị dính phải mìn khiến đôi chân bị cắt đi tới đùi. Tưởng rằng không còn khả năng sống sót để trở về quê nhà nữa, nhưng may mắn ông được cứu chữa kịp thời. Khả năng chịu đựng bền bỉ của người lính trẻ, gan dạ đã giúp ông thoát khỏi lưởi hái tử thần.
“Năm 1983, xuất ngũ trở về địa phương. Nhìn thấy đứa con khi đi lành lặn mà trở về lại tàn phế nên bố mẹ tôi đã khóc rất nhiều. Tuy nhiên, tôi suy nghĩ nếu cứ đau khổ, buông xuôi tất cả thì mình sẻ khổ hơn và bố mẹ cũng sẻ vất vả hơn vì phải chăm sóc cho mình. Vậy nên từ chính những đau thương mất mát đó, vượt qua sự mặc cảm, tự ti của bản thân, tôi đã chấp nhận đương đầu với hiện tại khó khăn phía trước”.
Với chiếc xe lăn do Nhà nước cấp, ông bắt đầu tập làm quen rồi dần dần, chính chiếc xe đã giúp ông kiếm kế sinh nhai. Hàng ngày, ông dùng chiếc xe để đi ra chợ buôn bán, với đủ thứ nghề miễn sao có tiền để nuôi bố mẹ và các em. Đi nhiều cũng thành quen, nhưng ngồi trên chiếc xe lắc 3 bánh nhiều lúc ông thấy khá bất tiện, bởi khi xe đi phải dùng tay lắc vừa mệt mà chậm, lại không thể lùi lại được. Có hôm gặp mưa, ông cũng không thể lắc đi trú mưa kịp nên bị ốm suốt.
Với máu nghề cơ khí khi đi bộ đội, ý tưởng cải tiến chiếc xe lắc này thành chiếc xe 3 bánh vừa dễ đi lại có thể lùi, tiến được một cách dễ dàng đã bắt đầu hình thành trong đầu ông.
Ý tưởng có sẵn, nhưng số tiền ông đi buôn bán được hàng ngày chẳng đáng là bao, nên khó kiếm được chiếc xe gắn máy. “Phải mất đến 3 năm kể từ khi có ý tưởng tôi mới đủ tiền để mua được các linh kiện của chiếc xe máy cối đời 78 để chế. Lúc đó dù chiếc xe chưa được hình thành nhưng tôi cảm thấy mừng lắm”, ông Cảnh cho biết.
Mua được các linh kiện rồi, ông bắt đầu dàn dựng, lắp ghép, chế tạo thêm các chi tiết. Cứ thế hết lắp vào rồi lại tháo ra, trong khi ông phải lết đi lết lại trên hai chiếc ghế gỗ khiến hai bắp chân tứa máu. Công việc lại phải hàn, khoan, cưa, đục… liên tục khiến ông như kiệt sức dần, nhưng ông không nản chí. Sau một năm mày mò, cuối cùng chiếc xe gắn máy 3 bánh do ông chế tạo có gắn hộp số lùi cũng hoàn thành. Ông vui sướng đến nhường nào.
“Nhiều người khuyết tật không thể đi lại đã đến tìm tôi nhờ giúp đỡ, có những trường hợp khó khăn tôi chỉ lấy tiền linh kiện, có trường hợp tôi hỗ trợ miễn phí để người ta có phương tiện để kiếm kế sinh nhai. Bản thân mình tuy cũng khuyết tật nhưng còn được hỗ trợ ít nhiều từ Nhà nước, nên càng phải chia sẻ khó khăn với những người cùng cảnh khó khăn hơn mình nữa. Có những trường hợp tôi còn cho vay vốn để về làm ăn mà không nghĩ đến chuyện lấy lại.
Những tưởng bất hạnh đã đẩy người đàn ông này sống trong cảnh cô đơn, nhưng may mắn thay, trong một tình tình cờ đi buôn bán ở xã Diễn Phúc cách đó khoảng 1km, ông đã gặp chị Phạm Thị Lai quê ở xã Diễn Phúc là vợ ông bây giờ.
Biết được hoàn cảnh của ông, chị Lai đã đem lòng yêu mến, nhưng sự tật nguyền của bản thân khiến cho người đàn ông tàn tật không đủ can đảm để bày tỏ thật lòng mình.
“May mắn là gia đình nhà vợ thấy tôi tàn tật nên không những không ghét bỏ xa lánh, mà càng cảm phục thương mến tôi hơn. Vậy là sau bao nhiêu khó khăn thử thách từ gia đình, lẫn mặc cảm của bản thân. Năm 1993 hai người cũng nên nghĩa vợ chồng trong sự cảm phục và chúc phúc của đông đảo anh em làng xóm”.
Cuộc sống ấm êm hạnh phúc, hai vợ chồng ông sinh được 4 người con. May mắn hơn nữa các cháu đều chăm ngoan học giỏi. Cháu lớn sinh năm 1994 giờ đã là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Y Huế.
Ông không chỉ giỏi nghề cơ khí, tạo công ăn việc làm cho 6 người khuyết tật cũng như lao động địa phương với mức lương 3-5 triệu đồng một tháng một người, mà còn giúp vợ điều hành đại lý phân phối bia, nước ngọt cho vùng và các xã huyện lân cận. Ông còn đầu tư cả chiếc xe tải để phục vụ cho công việc kinh doanh buôn bán của gia đình mình. Có được như ngày hôm nay đó là những nỗ lực rất lớn trước hết từ bản thân ông, bên cạnh đó cũng không thể thiếu công lao to lớn từ người vợ hiền, người đồng hành cùng ông suốt thời gian qua và những đứa con ngoan mà hai vợ chồng có được.
Và điều ông tâm niệm hiện nay đó là đề án thành lập “Hội bảo trợ dạy nghề cho người khuyết tật địa phương, cũng như thành lập quỹ hội người khuyết tật”, để giúp đỡ những trường hợp khó khăn khi cần thiết. Theo ông, người khuyết tật đã chịu nhiều thiệt thòi, giúp họ có được cái nghề để kiếm sống đó mới là điều thật sự cần thiết.
Với những nỗ lực của bản thân để vươn lên khó khăn trong cuộc sống, năm 2008 ông được vinh dự nhận bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, dành cho đối tượng chính sách khắc phục khó khăn vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động, học tập và công tác.
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây.
Cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với nhãn hàng Hura Deli - Công ty cổ phần Bibica tổ chức dành cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhân vật trong bài viết dự thi có cơ hội trở thành người Thụ hưởng Gameshow Vì bạn xứng đáng phát sóng vào 17-18h chủ nhật hàng tuần trên VTV3.
Đức Chung
Tưởng rằng quãng đời còn lại đối với ông là những ngày tháng khó khăn, cùng cực. Nhưng với nghị lực phi thường của người lính Cụ Hồ, ông đã vươn lên trong cuộc sống bằng chính bản lĩnh của mình.
Đó là ông Đinh Văn Cảnh (sinh năm 1959) thương binh một trên bốn, ở khối 3 thị trấn Diễn Châu (Nghệ An).
Ngồi trước chúng tôi là người thương binh hạng một trên bốn với mái tóc đã điểm bạc nửa đầu. Đôi chân dù đã mất đi quá nửa, nhưng trong đôi mắt sâu thẳm ấy vẫn rạng ngời niềm tự hào vì những đóng góp của mình cho đất nước để có như ngày hôm nay. Rót cốc nước chè đang nóng hổi mời khách, ông trầm tư nhớ lại quãng thời gian trước đây của cuộc đời.
Năm 1978, ông Cảnh trúng tuyển vào lực lượng công an vũ trang, sau đó ông được học nghề sửa chữa cơ khí. Sau đợt huấn luyện, ông tham gia bộ đội tình nguyện ở chiến trường Campuchia trong vai trò là trinh sát. Và cũng tại đây, trong lúc đi làm nhiệm vụ, ông đã bị dính phải mìn khiến đôi chân bị cắt đi tới đùi. Tưởng rằng không còn khả năng sống sót để trở về quê nhà nữa, nhưng may mắn ông được cứu chữa kịp thời. Khả năng chịu đựng bền bỉ của người lính trẻ, gan dạ đã giúp ông thoát khỏi lưởi hái tử thần.
“Năm 1983, xuất ngũ trở về địa phương. Nhìn thấy đứa con khi đi lành lặn mà trở về lại tàn phế nên bố mẹ tôi đã khóc rất nhiều. Tuy nhiên, tôi suy nghĩ nếu cứ đau khổ, buông xuôi tất cả thì mình sẻ khổ hơn và bố mẹ cũng sẻ vất vả hơn vì phải chăm sóc cho mình. Vậy nên từ chính những đau thương mất mát đó, vượt qua sự mặc cảm, tự ti của bản thân, tôi đã chấp nhận đương đầu với hiện tại khó khăn phía trước”.
Với chiếc xe lăn do Nhà nước cấp, ông bắt đầu tập làm quen rồi dần dần, chính chiếc xe đã giúp ông kiếm kế sinh nhai. Hàng ngày, ông dùng chiếc xe để đi ra chợ buôn bán, với đủ thứ nghề miễn sao có tiền để nuôi bố mẹ và các em. Đi nhiều cũng thành quen, nhưng ngồi trên chiếc xe lắc 3 bánh nhiều lúc ông thấy khá bất tiện, bởi khi xe đi phải dùng tay lắc vừa mệt mà chậm, lại không thể lùi lại được. Có hôm gặp mưa, ông cũng không thể lắc đi trú mưa kịp nên bị ốm suốt.
Với máu nghề cơ khí khi đi bộ đội, ý tưởng cải tiến chiếc xe lắc này thành chiếc xe 3 bánh vừa dễ đi lại có thể lùi, tiến được một cách dễ dàng đã bắt đầu hình thành trong đầu ông.
Ý tưởng có sẵn, nhưng số tiền ông đi buôn bán được hàng ngày chẳng đáng là bao, nên khó kiếm được chiếc xe gắn máy. “Phải mất đến 3 năm kể từ khi có ý tưởng tôi mới đủ tiền để mua được các linh kiện của chiếc xe máy cối đời 78 để chế. Lúc đó dù chiếc xe chưa được hình thành nhưng tôi cảm thấy mừng lắm”, ông Cảnh cho biết.
Mua được các linh kiện rồi, ông bắt đầu dàn dựng, lắp ghép, chế tạo thêm các chi tiết. Cứ thế hết lắp vào rồi lại tháo ra, trong khi ông phải lết đi lết lại trên hai chiếc ghế gỗ khiến hai bắp chân tứa máu. Công việc lại phải hàn, khoan, cưa, đục… liên tục khiến ông như kiệt sức dần, nhưng ông không nản chí. Sau một năm mày mò, cuối cùng chiếc xe gắn máy 3 bánh do ông chế tạo có gắn hộp số lùi cũng hoàn thành. Ông vui sướng đến nhường nào.
“Nhiều người khuyết tật không thể đi lại đã đến tìm tôi nhờ giúp đỡ, có những trường hợp khó khăn tôi chỉ lấy tiền linh kiện, có trường hợp tôi hỗ trợ miễn phí để người ta có phương tiện để kiếm kế sinh nhai. Bản thân mình tuy cũng khuyết tật nhưng còn được hỗ trợ ít nhiều từ Nhà nước, nên càng phải chia sẻ khó khăn với những người cùng cảnh khó khăn hơn mình nữa. Có những trường hợp tôi còn cho vay vốn để về làm ăn mà không nghĩ đến chuyện lấy lại.
Những tưởng bất hạnh đã đẩy người đàn ông này sống trong cảnh cô đơn, nhưng may mắn thay, trong một tình tình cờ đi buôn bán ở xã Diễn Phúc cách đó khoảng 1km, ông đã gặp chị Phạm Thị Lai quê ở xã Diễn Phúc là vợ ông bây giờ.
Biết được hoàn cảnh của ông, chị Lai đã đem lòng yêu mến, nhưng sự tật nguyền của bản thân khiến cho người đàn ông tàn tật không đủ can đảm để bày tỏ thật lòng mình.
“May mắn là gia đình nhà vợ thấy tôi tàn tật nên không những không ghét bỏ xa lánh, mà càng cảm phục thương mến tôi hơn. Vậy là sau bao nhiêu khó khăn thử thách từ gia đình, lẫn mặc cảm của bản thân. Năm 1993 hai người cũng nên nghĩa vợ chồng trong sự cảm phục và chúc phúc của đông đảo anh em làng xóm”.
Cuộc sống ấm êm hạnh phúc, hai vợ chồng ông sinh được 4 người con. May mắn hơn nữa các cháu đều chăm ngoan học giỏi. Cháu lớn sinh năm 1994 giờ đã là sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Y Huế.
Ông không chỉ giỏi nghề cơ khí, tạo công ăn việc làm cho 6 người khuyết tật cũng như lao động địa phương với mức lương 3-5 triệu đồng một tháng một người, mà còn giúp vợ điều hành đại lý phân phối bia, nước ngọt cho vùng và các xã huyện lân cận. Ông còn đầu tư cả chiếc xe tải để phục vụ cho công việc kinh doanh buôn bán của gia đình mình. Có được như ngày hôm nay đó là những nỗ lực rất lớn trước hết từ bản thân ông, bên cạnh đó cũng không thể thiếu công lao to lớn từ người vợ hiền, người đồng hành cùng ông suốt thời gian qua và những đứa con ngoan mà hai vợ chồng có được.
Và điều ông tâm niệm hiện nay đó là đề án thành lập “Hội bảo trợ dạy nghề cho người khuyết tật địa phương, cũng như thành lập quỹ hội người khuyết tật”, để giúp đỡ những trường hợp khó khăn khi cần thiết. Theo ông, người khuyết tật đã chịu nhiều thiệt thòi, giúp họ có được cái nghề để kiếm sống đó mới là điều thật sự cần thiết.
Với những nỗ lực của bản thân để vươn lên khó khăn trong cuộc sống, năm 2008 ông được vinh dự nhận bằng khen của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội, dành cho đối tượng chính sách khắc phục khó khăn vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong lao động, học tập và công tác.
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây.
Cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với nhãn hàng Hura Deli - Công ty cổ phần Bibica tổ chức dành cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhân vật trong bài viết dự thi có cơ hội trở thành người Thụ hưởng Gameshow Vì bạn xứng đáng phát sóng vào 17-18h chủ nhật hàng tuần trên VTV3.
Đức Chung
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Vết chân tròn trên... rác
» Robot di chuyển trên 6 chân
» Đứng vững trên đôi chân tàn tật
» ‘Chân dài’ không nội y múa trên bàn phục vụ Việt kiều
» Người thương binh hơn 20 năm mơ một mái nhà trên cạn
» Robot di chuyển trên 6 chân
» Đứng vững trên đôi chân tàn tật
» ‘Chân dài’ không nội y múa trên bàn phục vụ Việt kiều
» Người thương binh hơn 20 năm mơ một mái nhà trên cạn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết