Vết chân tròn trên... rác
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Vết chân tròn trên... rác
Gần 20 năm, Mí Ngeng sáng đi, chiều về với chiếc gùi oằn nặng trên đôi vài còm cõi. Vết chân tròn của Mí như hằn sâu thêm trên con đường đất đỏ bùn lầy, hun hút dẫn lối về buôn…
Căn nhà xiêu vẹo, rách nát, gió lùa của Mí Ngeng với cửa thường bị bỏ ngỏ. Đồ đạc trong nhà không gì đáng giá ngoài chiếc giường ọp ẹp. Lu nước không nắp đậy. Gian bếp lạnh lẽo, trống trơn, thường chỉ đỏ lửa vào buổi tối. Thời gian còn lại Mí ở ngoài đường hì hục đào bới bên những đống rác…
Ngày ngày Mí đi kiếm ăn trên cây nạng.
Mí Ngeng sống đơn độc, không bà con họ hàng thân thích. Mí nhớ rõ lắm, cái ngày không may giẫm phải trái nổ, Mí ngã xuống trong khói bụi mịt mù. Tỉnh dậy ở bệnh viện cũng là lúc vĩnh viễn mí không nhìn thấy đôi chân mình nữa. Từ đó, cái nghèo, cái khổ đeo đẵng theo Mí không làm sao rứt ra được. Nhưng Mí không cam chịu số phận rủi ro mà "Giàng" nhẫn tâm bắt Mí phải nhận lãnh. Còn chút hơi trong cổ là Mí gượng dậy tập di chuyển quanh nhà, bằng chính đôi tay và phần chân cụt.
Nhiều hôm đói quá, kiệt sức, Mí ngã dúi xuống nền đất nằm bất động… Mỗi lần như thế Mí không thấy đau, chỉ thấy buồn, buồn mà không khóc được, nhưng nước mắt thì chảy nhiều lắm, lúc đó cái đầu thấy khổ, cái bụng thấy lo nên phải ra sức mà bò, cố sức mà lết.
Hai khúc chân cụt đã nhiều lần rớm máu. Nhưng Mí đang mơ đến cái ngày bò được quanh nhà, Mí sẽ tự làm cho cái lửa cháy lên trong bếp, cái cơm phải chín trong nồi, để buôn làng không phải mang đến cho ăn từng bửa. Ai cũng nghèo, cũng khổ. Mí đã sống nhờ cơm nhờ gạo của buôn làng nhiều rồi. Mí phải đi được ra đường tìm cái để ăn, để sống, để không phải đến rừng le mà nằm, nghe con chim kêu, con vượn hú, sợ lắm.
Con người kể cũng lạ, dẫu ở hoàn cảnh nào, một khi phải đối mặt với cái chết, lại khát khao được sống. Mí Ngeng không muốn chết, nên cứ phải bò, phải lết. Lết xa nữa… xa mãi… một vòng…hai vòng… rồi ba vòng quanh nhà, quanh sân. Khi cái bụng no, Mí bò được nhiều, còn cái bụng đói thì bò không được nhiều, ba ngày… hai ngày… một ngày… rồi không còn cử động được nữa và cái ngày đáng sợ đó buôn làng phải đưa Mí nhập viện.
Cái chân cụt không nghe lời Mí nữa, nó sưng to bằng gốc tre trong vườn, nhiễm trùng gây sốt… Lần đầu tiên trong đời Mí được cái xe chở đi, bồng bềnh khó chịu lắm, nhưng Mí vẫn biết đã xa cái nhà, cái sân rồi, không còn nghe tiếng con chim con quạ nó kêu, mà chỉ thấy xe nhiều, người đông, còn nhà thì cao lắm. Rồi Mí được nằm trên giường sạch sẽ, được bác sĩ khám bệnh, cho uống thuốc, chăm sóc, dặn dò, còn cho ăn, cho quà bánh nữa, khi hết bệnh về nhà bệnh viện còn cho Mí cặp "chân" để đi. Mí biết ơn bệnh viện và bác sĩ nhiều lắm. Từ nay Mí không phải bò, phải lết khổ cái thân nữa. Mí đã đứng dậy đi được rồi, nên mừng và vui trong bụng quá.
Con đường dẫn về nhà Mí Ngeng.
Ngày hôm sau người ta thấy Mí Ngeng tập tễnh chống nạn đi đến từng nhà, gặp ai Mí cũng khoe có cái "chân" rồi. Ngày mai, ngày mốt, ngày kia… Mí sẽ ra đường đi lượm cái ve, cái chai… Nghĩ là làm. Khi cái gùi trên vai, cây nạng cầm chắc trên tay là đi. Ngày đầu chưa quen, Mí bước đi còn khập khễnh, thấy đường xa là sợ, vũng lầy là lo, dốc cao là mệt, mệt rồi ngã, ngã hoài cũng thành quen, quen rồi không sợ nữa, chỉ muốn đi thôi.
Sớm nắng chiều mưa, không ai không từng trông thấy Mí Ngeng lầm lũi trên đường cần mẫn cóp nhặt, chắt chiu như con ong con kiến tha lâu đày tổ. Trên từng đống rác, trên những đống phế thải, ẩn khuất nơi bãi bùn, bãi lầy đâu cũng in sâu dấu chân của Mí. Từng chiếc vỏ lon, vỏ chai, từng mảnh nilon cây đinh con ốc luôn được Mí trân trọng nâng niu cầm trên tay, săm soi cẩn thận rồi bỏ vào gùi… Ngày lại ngày qua vẫn thế. Gần 20 năm, Mí sáng đi, chiều về với chiếc gùi oằn nặng trên đôi vài còm cõi. Vết chân tròn của Mí Ngeng như hằng sâu thêm trên con đường đất đỏ bùn lầy hun hút dẫn lối về buôn…
Khi tôi tìm đến nhà Mí Ngeng (thuộc buôn Jù, xã eatu, TP Buôn Ma Thuột), hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là bà già tuổi ngoài 70 gầy guộc héo hon, đôi mắt trũng sâu buồn bã. Mí Ngeng đứng mà như đang quỳ, lòng tôi bông thấy xót xa cho một thân phận, một kiếp người, tuổi gần đất xa trời, nhưng cuộc sống chỉ biết gửi gắm trên những đống rác ven đường đường. Tôi đỡ Mí Ngeng ngồi xuống tựa lưng vào vách, bỗng Mí đưa tay chỉ lên mái nhà đã thủng nhiều chỗ nói với tôi (bằng tiếng của Mí) "Sắp tới Mí lợp lại mái nhà, mua cái giường mới, cái chiếu mới...".
Tôi thầm nghĩ để làm được những công việc trên Mí Ngeng đã phải đánh đổi mất bao nhiêu năm ròng rã, âm thầm đi lượm ve chai, chắt chiu dành dụm được. Tôi cầu mong Mí sớm đạt được nhưng điều tưởng như rất đỗi bình thường, nhưng nó lại là ước mơ của một số phận không may biết vượt lên chiến thắng cái không may để được sống còn.
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây.
Cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với nhãn hàng Hura Deli - Công ty cổ phần Bibica tổ chức dành cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhân vật trong bài viết dự thi có cơ hội trở thành người Thụ hưởng Gameshow Vì bạn xứng đáng phát sóng vào 17-18h chủ nhật hàng tuần trên VTV3.
Hoàng Tấn Đạt
Căn nhà xiêu vẹo, rách nát, gió lùa của Mí Ngeng với cửa thường bị bỏ ngỏ. Đồ đạc trong nhà không gì đáng giá ngoài chiếc giường ọp ẹp. Lu nước không nắp đậy. Gian bếp lạnh lẽo, trống trơn, thường chỉ đỏ lửa vào buổi tối. Thời gian còn lại Mí ở ngoài đường hì hục đào bới bên những đống rác…
Ngày ngày Mí đi kiếm ăn trên cây nạng.
Mí Ngeng sống đơn độc, không bà con họ hàng thân thích. Mí nhớ rõ lắm, cái ngày không may giẫm phải trái nổ, Mí ngã xuống trong khói bụi mịt mù. Tỉnh dậy ở bệnh viện cũng là lúc vĩnh viễn mí không nhìn thấy đôi chân mình nữa. Từ đó, cái nghèo, cái khổ đeo đẵng theo Mí không làm sao rứt ra được. Nhưng Mí không cam chịu số phận rủi ro mà "Giàng" nhẫn tâm bắt Mí phải nhận lãnh. Còn chút hơi trong cổ là Mí gượng dậy tập di chuyển quanh nhà, bằng chính đôi tay và phần chân cụt.
Nhiều hôm đói quá, kiệt sức, Mí ngã dúi xuống nền đất nằm bất động… Mỗi lần như thế Mí không thấy đau, chỉ thấy buồn, buồn mà không khóc được, nhưng nước mắt thì chảy nhiều lắm, lúc đó cái đầu thấy khổ, cái bụng thấy lo nên phải ra sức mà bò, cố sức mà lết.
Hai khúc chân cụt đã nhiều lần rớm máu. Nhưng Mí đang mơ đến cái ngày bò được quanh nhà, Mí sẽ tự làm cho cái lửa cháy lên trong bếp, cái cơm phải chín trong nồi, để buôn làng không phải mang đến cho ăn từng bửa. Ai cũng nghèo, cũng khổ. Mí đã sống nhờ cơm nhờ gạo của buôn làng nhiều rồi. Mí phải đi được ra đường tìm cái để ăn, để sống, để không phải đến rừng le mà nằm, nghe con chim kêu, con vượn hú, sợ lắm.
Con người kể cũng lạ, dẫu ở hoàn cảnh nào, một khi phải đối mặt với cái chết, lại khát khao được sống. Mí Ngeng không muốn chết, nên cứ phải bò, phải lết. Lết xa nữa… xa mãi… một vòng…hai vòng… rồi ba vòng quanh nhà, quanh sân. Khi cái bụng no, Mí bò được nhiều, còn cái bụng đói thì bò không được nhiều, ba ngày… hai ngày… một ngày… rồi không còn cử động được nữa và cái ngày đáng sợ đó buôn làng phải đưa Mí nhập viện.
Cái chân cụt không nghe lời Mí nữa, nó sưng to bằng gốc tre trong vườn, nhiễm trùng gây sốt… Lần đầu tiên trong đời Mí được cái xe chở đi, bồng bềnh khó chịu lắm, nhưng Mí vẫn biết đã xa cái nhà, cái sân rồi, không còn nghe tiếng con chim con quạ nó kêu, mà chỉ thấy xe nhiều, người đông, còn nhà thì cao lắm. Rồi Mí được nằm trên giường sạch sẽ, được bác sĩ khám bệnh, cho uống thuốc, chăm sóc, dặn dò, còn cho ăn, cho quà bánh nữa, khi hết bệnh về nhà bệnh viện còn cho Mí cặp "chân" để đi. Mí biết ơn bệnh viện và bác sĩ nhiều lắm. Từ nay Mí không phải bò, phải lết khổ cái thân nữa. Mí đã đứng dậy đi được rồi, nên mừng và vui trong bụng quá.
Con đường dẫn về nhà Mí Ngeng.
Ngày hôm sau người ta thấy Mí Ngeng tập tễnh chống nạn đi đến từng nhà, gặp ai Mí cũng khoe có cái "chân" rồi. Ngày mai, ngày mốt, ngày kia… Mí sẽ ra đường đi lượm cái ve, cái chai… Nghĩ là làm. Khi cái gùi trên vai, cây nạng cầm chắc trên tay là đi. Ngày đầu chưa quen, Mí bước đi còn khập khễnh, thấy đường xa là sợ, vũng lầy là lo, dốc cao là mệt, mệt rồi ngã, ngã hoài cũng thành quen, quen rồi không sợ nữa, chỉ muốn đi thôi.
Sớm nắng chiều mưa, không ai không từng trông thấy Mí Ngeng lầm lũi trên đường cần mẫn cóp nhặt, chắt chiu như con ong con kiến tha lâu đày tổ. Trên từng đống rác, trên những đống phế thải, ẩn khuất nơi bãi bùn, bãi lầy đâu cũng in sâu dấu chân của Mí. Từng chiếc vỏ lon, vỏ chai, từng mảnh nilon cây đinh con ốc luôn được Mí trân trọng nâng niu cầm trên tay, săm soi cẩn thận rồi bỏ vào gùi… Ngày lại ngày qua vẫn thế. Gần 20 năm, Mí sáng đi, chiều về với chiếc gùi oằn nặng trên đôi vài còm cõi. Vết chân tròn của Mí Ngeng như hằng sâu thêm trên con đường đất đỏ bùn lầy hun hút dẫn lối về buôn…
Khi tôi tìm đến nhà Mí Ngeng (thuộc buôn Jù, xã eatu, TP Buôn Ma Thuột), hình ảnh đầu tiên đập vào mắt tôi là bà già tuổi ngoài 70 gầy guộc héo hon, đôi mắt trũng sâu buồn bã. Mí Ngeng đứng mà như đang quỳ, lòng tôi bông thấy xót xa cho một thân phận, một kiếp người, tuổi gần đất xa trời, nhưng cuộc sống chỉ biết gửi gắm trên những đống rác ven đường đường. Tôi đỡ Mí Ngeng ngồi xuống tựa lưng vào vách, bỗng Mí đưa tay chỉ lên mái nhà đã thủng nhiều chỗ nói với tôi (bằng tiếng của Mí) "Sắp tới Mí lợp lại mái nhà, mua cái giường mới, cái chiếu mới...".
Tôi thầm nghĩ để làm được những công việc trên Mí Ngeng đã phải đánh đổi mất bao nhiêu năm ròng rã, âm thầm đi lượm ve chai, chắt chiu dành dụm được. Tôi cầu mong Mí sớm đạt được nhưng điều tưởng như rất đỗi bình thường, nhưng nó lại là ước mơ của một số phận không may biết vượt lên chiến thắng cái không may để được sống còn.
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây.
Cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với nhãn hàng Hura Deli - Công ty cổ phần Bibica tổ chức dành cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhân vật trong bài viết dự thi có cơ hội trở thành người Thụ hưởng Gameshow Vì bạn xứng đáng phát sóng vào 17-18h chủ nhật hàng tuần trên VTV3.
Hoàng Tấn Đạt
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Vòng tròn băng trên mặt nước
» Tại sao nước đọng trên lá sen có hình tròn?
» Đứng vững trên đôi chân tàn tật
» Cựu binh đi trên đôi chân tật nguyền
» Robot di chuyển trên 6 chân
» Tại sao nước đọng trên lá sen có hình tròn?
» Đứng vững trên đôi chân tàn tật
» Cựu binh đi trên đôi chân tật nguyền
» Robot di chuyển trên 6 chân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết