Người thương binh hơn 20 năm mơ một mái nhà trên cạn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người thương binh hơn 20 năm mơ một mái nhà trên cạn
Ngôi nhà tuềnh toàng, xiêu vẹo nơi mé kênh là chỗ trú ngụ của 8 thành viên trong gia đình người thương binh nghèo. Suốt hơn 20 năm qua họ đã sống trong nỗi phập phồng vì nó có thể sập bất cứ lúc nào.
Hơn hai chục năm qua, thương binh Nguyễn Văn Nhượng vẫn tá túc trong căn nhà tạm bợ như thế này. Ảnh: Nguyên Vũ.
Con đường đất ở ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành (Tây Ninh) dẫn vào nơi ở của thương binh 2/4 Nguyễn Văn Nhượng chỉ vừa đủ cho một chiếc xe máy lưu thông. Hai bên đường là kênh rạch, lác đác có vài căn nhà tạm mà một phần diện tích của chúng là bờ kênh còn lại nằm nhô hẳn ra mặt nước của rạch.
Ngôi nhà tuềnh toàng của ông Nhượng cũng thuộc dạng như thế nhưng nằm cuối con đường đất nhỏ của xóm nghèo này. Vật liệu để chủ nhân dựng căn nhà nằm chênh vênh ven bờ kênh Tây Ninh chỉ là những tấm gỗ rẻ tiền và những mảnh vải nhựa loang lổ. Do không có đất nên ông Nhượng phải phải dựng nhà dựa trên những chiếc cọc được đóng dưới kênh làm trụ đỡ cho nơi ở của 8 thành viên. Họ đã sống như thế suốt hơn 20 năm qua.
Người đàn ông 49 tuổi tỏ vẻ bối rối khi có khách đến thăm nhà. Mãi sau ông mới tìm được khoảng trống dưới sàn để làm nơi tiếp khách. Nở nụ cười hiền, ông bảo: "Hôm nay nắng ráo là thế, chứ gặp lúc mưa bão nhà tôi cứ rung rinh theo từng cơn gió mạnh. Còn nước dưới sông mà vỗ mạnh thì cũng run bởi chỉ cần 2 chân trụ đỡ của căn nhà bị gãy thì cả gia đình tôi sẽ lọt thỏm xuống dòng kênh".
Ông Nhượng nhập ngũ năm 1985, chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Trong một lần đánh trận, ông bị thương nặng ở phần dưới hông nên được đưa về nước điều trị. Từ ngày xuất ngũ, người thương binh hạng 2/4 mưu sinh bằng nghề đánh cá ở các kênh rạch của vùng Tây Ninh. Căn nhà nơi gia đình ông sinh sống được cất từ những năm 1978. Khi trở về từ chiến trường nó đã xiêu vẹo, hư hỏng nên ông đành cất tạm ngôi nhà gỗ ngay tại vị trí cũ, cũng nằm dọc mé kênh. Những tưởng chỉ là nơi ở tạm nhưng suốt hơn 20 năm qua cả 8 thành viên trong gia đình vẫn tá túc tại đây bởi họ không có mảnh đất nào để ở hay canh tác nông nghiệp.
"Từ chiến trường trở về tôi cũng được chính quyền hỗ trợ 4 triệu đồng nhưng cũng gặp nhiều chuyện phải chi tiêu. Cuộc sống của cả gia đình đành phụ thuộc vào nghề cá. Nhưng mỗi lần lội sông chân tôi lại đau nhức, nhất là mùa lạnh. Giờ mình đã lớn tuổi, chỉ mong chính quyền cấp cho mảnh đất để ở, ổn định cuộc sống”, ông Nhượng chùng giọng.
Theo Hội Cựu chiến binh xã Thanh Điền, hiện toàn xã chỉ có 7 hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó 5 ấp không có hội viên thuộc Hội cựu chiến binh xã là hộ nghèo, mà trong đó có ấp Thanh Phước - nơi sinh sống của thương binh Nguyễn Văn Nhượng, một người không có đất ở lẫn đất sản xuất, mà theo cách nói đời thường là "không mảnh đất cắm dùi". Điều này đồng nghĩa, ông Nhượng không được hưởng chính sách từ hộ nghèo.
Hàng tháng, ông chỉ được lãnh tiền chế độ thương binh 2/4 và tiền bán cá đánh bắt được. Mà nguồn thu nhập từ nghề cá ở đây cũng khá bấp bênh.Vợ của ông Nhượng chỉ ở nhà phụ giúp gia đình và chăm sóc cho chồng những lúc trời trở gió khiến vết thương năm xưa hành hạ đau buốt. 6 đứa con của ông bà đều dở dang học hành khi vừa sang đầu cấp hai. Rồi chúng cũng theo nghề cá của cha, men theo các con rạch mà đánh bắt từng con cá rồi mang ra chợ bán.
Con cá đánh bắt dưới kênh rạch là nguồn thu nhập chính của gia đình thương binh Nguyễn Văn Nhượng. Ảnh: Nguyên Vũ.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến bình xã Thanh Điền, huyện Châu Thành cho biết nguồn quỹ của Hội tính đến cuối tháng 5 năm nay chỉ trên 44 triệu đồng. Với số tiền này, chỉ có thể thăm nom hội viên lúc ốm đau, hay tặng quà ngày lễ tết chứ không thể giúp vốn cho hội viên làm ăn hay xây nhà.
Cũng theo ông Tiến, hiện Hội cựu chiến binh xã Thanh Điền còn có một nguồn vốn khác là "Vốn xoay vòng giúp nhau làm kinh tế" do hội viên đóng góp, không tính lãi, với tổng số tiền tính đến thời điểm này là 153 triệu đồng. Nhưng do số lượng hội viên Hội cựu chiến binh xã lên đến 170 người, nên chia ra bình quân mỗi người được nhận nguồn vốn này cũng không được bao nhiêu.
Vậy là, dù gia đình ông Nhượng đã sống tạm bợ tại bờ kênh Tây Ninh với phập phồng nỗi lo sập nhà khi nước lớn suốt hơn 20 năm qua, song ước mơ về một căn nhà trên bờ đất khô ráo vẫn tiếp tục là mơ ước.
Nguyên Vũ
Hơn hai chục năm qua, thương binh Nguyễn Văn Nhượng vẫn tá túc trong căn nhà tạm bợ như thế này. Ảnh: Nguyên Vũ.
Con đường đất ở ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành (Tây Ninh) dẫn vào nơi ở của thương binh 2/4 Nguyễn Văn Nhượng chỉ vừa đủ cho một chiếc xe máy lưu thông. Hai bên đường là kênh rạch, lác đác có vài căn nhà tạm mà một phần diện tích của chúng là bờ kênh còn lại nằm nhô hẳn ra mặt nước của rạch.
Ngôi nhà tuềnh toàng của ông Nhượng cũng thuộc dạng như thế nhưng nằm cuối con đường đất nhỏ của xóm nghèo này. Vật liệu để chủ nhân dựng căn nhà nằm chênh vênh ven bờ kênh Tây Ninh chỉ là những tấm gỗ rẻ tiền và những mảnh vải nhựa loang lổ. Do không có đất nên ông Nhượng phải phải dựng nhà dựa trên những chiếc cọc được đóng dưới kênh làm trụ đỡ cho nơi ở của 8 thành viên. Họ đã sống như thế suốt hơn 20 năm qua.
Người đàn ông 49 tuổi tỏ vẻ bối rối khi có khách đến thăm nhà. Mãi sau ông mới tìm được khoảng trống dưới sàn để làm nơi tiếp khách. Nở nụ cười hiền, ông bảo: "Hôm nay nắng ráo là thế, chứ gặp lúc mưa bão nhà tôi cứ rung rinh theo từng cơn gió mạnh. Còn nước dưới sông mà vỗ mạnh thì cũng run bởi chỉ cần 2 chân trụ đỡ của căn nhà bị gãy thì cả gia đình tôi sẽ lọt thỏm xuống dòng kênh".
Ông Nhượng nhập ngũ năm 1985, chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Trong một lần đánh trận, ông bị thương nặng ở phần dưới hông nên được đưa về nước điều trị. Từ ngày xuất ngũ, người thương binh hạng 2/4 mưu sinh bằng nghề đánh cá ở các kênh rạch của vùng Tây Ninh. Căn nhà nơi gia đình ông sinh sống được cất từ những năm 1978. Khi trở về từ chiến trường nó đã xiêu vẹo, hư hỏng nên ông đành cất tạm ngôi nhà gỗ ngay tại vị trí cũ, cũng nằm dọc mé kênh. Những tưởng chỉ là nơi ở tạm nhưng suốt hơn 20 năm qua cả 8 thành viên trong gia đình vẫn tá túc tại đây bởi họ không có mảnh đất nào để ở hay canh tác nông nghiệp.
"Từ chiến trường trở về tôi cũng được chính quyền hỗ trợ 4 triệu đồng nhưng cũng gặp nhiều chuyện phải chi tiêu. Cuộc sống của cả gia đình đành phụ thuộc vào nghề cá. Nhưng mỗi lần lội sông chân tôi lại đau nhức, nhất là mùa lạnh. Giờ mình đã lớn tuổi, chỉ mong chính quyền cấp cho mảnh đất để ở, ổn định cuộc sống”, ông Nhượng chùng giọng.
Theo Hội Cựu chiến binh xã Thanh Điền, hiện toàn xã chỉ có 7 hộ nghèo và cận nghèo. Trong đó 5 ấp không có hội viên thuộc Hội cựu chiến binh xã là hộ nghèo, mà trong đó có ấp Thanh Phước - nơi sinh sống của thương binh Nguyễn Văn Nhượng, một người không có đất ở lẫn đất sản xuất, mà theo cách nói đời thường là "không mảnh đất cắm dùi". Điều này đồng nghĩa, ông Nhượng không được hưởng chính sách từ hộ nghèo.
Hàng tháng, ông chỉ được lãnh tiền chế độ thương binh 2/4 và tiền bán cá đánh bắt được. Mà nguồn thu nhập từ nghề cá ở đây cũng khá bấp bênh.Vợ của ông Nhượng chỉ ở nhà phụ giúp gia đình và chăm sóc cho chồng những lúc trời trở gió khiến vết thương năm xưa hành hạ đau buốt. 6 đứa con của ông bà đều dở dang học hành khi vừa sang đầu cấp hai. Rồi chúng cũng theo nghề cá của cha, men theo các con rạch mà đánh bắt từng con cá rồi mang ra chợ bán.
Con cá đánh bắt dưới kênh rạch là nguồn thu nhập chính của gia đình thương binh Nguyễn Văn Nhượng. Ảnh: Nguyên Vũ.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến bình xã Thanh Điền, huyện Châu Thành cho biết nguồn quỹ của Hội tính đến cuối tháng 5 năm nay chỉ trên 44 triệu đồng. Với số tiền này, chỉ có thể thăm nom hội viên lúc ốm đau, hay tặng quà ngày lễ tết chứ không thể giúp vốn cho hội viên làm ăn hay xây nhà.
Cũng theo ông Tiến, hiện Hội cựu chiến binh xã Thanh Điền còn có một nguồn vốn khác là "Vốn xoay vòng giúp nhau làm kinh tế" do hội viên đóng góp, không tính lãi, với tổng số tiền tính đến thời điểm này là 153 triệu đồng. Nhưng do số lượng hội viên Hội cựu chiến binh xã lên đến 170 người, nên chia ra bình quân mỗi người được nhận nguồn vốn này cũng không được bao nhiêu.
Vậy là, dù gia đình ông Nhượng đã sống tạm bợ tại bờ kênh Tây Ninh với phập phồng nỗi lo sập nhà khi nước lớn suốt hơn 20 năm qua, song ước mơ về một căn nhà trên bờ đất khô ráo vẫn tiếp tục là mơ ước.
Nguyên Vũ
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Xe khách lao vào đám đông 2 người chết, 7 người trọng thương
» 3 người chết, 35 người bị thương do siêu bão Wutip
» Cụ ông được công nhận thương binh ở tuổi 92
» Cựu binh đi trên đôi chân tật nguyền
» Công binh biểu diễn cứu nạn trên sông
» 3 người chết, 35 người bị thương do siêu bão Wutip
» Cụ ông được công nhận thương binh ở tuổi 92
» Cựu binh đi trên đôi chân tật nguyền
» Công binh biểu diễn cứu nạn trên sông
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết