Đứng vững trên đôi chân tàn tật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đứng vững trên đôi chân tàn tật
Một chân của Ngân bị tật nên chân bước cao bước thấp, nhưng cô đã vượt lên số phận, cái nhìn thị phi và định kiến bằng chính nghị lực sống mạnh mẽ, tự tin.
Nhiều lúc ngồi xem lại cuốn album ảnh thời học phổ thông, tôi lại nhớ về cô gái ấy. Cô bạn học của tôi không "nghiêng nước nghiêng thành" mà chỉ là cô gái có vẻ đẹp bình thường như những người con gái khác. Nhưng điều tôi quý nhất, khâm phục nhất và học được ở cô bạn gái này nhiều nhất đó là nghị lực sống. Cô đã đi bằng "chính đôi chân của mình" để vượt lên số phận, hòa nhập với cộng đồng. Cô gái ấy có tên là Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ngân là cô gái đầy nghị lực, đúng như người ta xưng tụng "tàn nhưng không phế" bao giờ.
Chúng tôi quen nhau rất tình cờ và trở nên đôi bạn thân từ lúc nào không nhớ nữa. Ngày đó khi mới chập chững bước vào lớp 10, buổi học đầu tiên tôi đi muộn nên các bạn đã ngồi hết chỗ, chỉ còn dãy bàn ghế cuối lớp và chỉ duy nhất một người ngồi, tôi xuống ngồi ở đó sát bên Ngân.
Cô giáo chủ nhiệm bảo các bạn xuống ngồi cùng bàn với tôi nhưng không ai hưởng ứng cả, thậm chí còn cười mỉa mai. Một số bạn ngồi trước mặt tôi còn cười khúc khích, tôi không hiểu chuyện gì. Đến khi lớp học kết thúc, mọi người ra về hết, chỉ còn lại Ngân và tôi. Ngân đứng dậy và bước những bước đi thật khó khăn. Một chân của Ngân bị tật nên bước chân cao chân thấp, lúc đó tôi mới hiểu ra vì sao các bạn không chịu ngồi cùng Ngân, mà còn chế nhạo nữa. Cái nhìn thị phi và định kiến của các bạn trong lớp khiến Ngân thu mình lại không muốn nói chuyện cùng với ai.
Nhưng rồi kết quả học tập hằng năm đã trả lời cho mọi người xung quanh biết Ngân không phải là cô gái bỏ đi,ông phải là gánh nặng cho xã hội. Năm nào cô cũng đạt học sinh giỏi được nhà trường biểu dương như là một tấm gương sáng về vượt khó học tập. Cô còn là cây viết văn rất hay, nằm trong đội tuyển học sinh giỏi văn cấp tỉnh.
Thời gian đã đưa chúng tôi xích lại gần nhau và trở nên thân thiết hơn. Qua những lần tâm sự tôi được biết một chân Ngân bị tật là do bại liệt từ nhỏ. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà nghèo, bố mẹ thì làm ruộng, Ngân lại là chị đầu của 5 đứa em nhỏ nên không có tiền để lo chữa chạy thuốc thang.
"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", thì ra cô bạn của tôi có hoàn cảnh thương tâm đến như vậy. Thế mà tôi cứ tưởng tôi là người bất hạnh nhất. Mặc dù tôi có đầy đủ đôi mắt để nhìn, đôi chân lành lặn để đi nhưng tuổi thơ của tôi và cho đến bây giờ là những tháng ngày sống không có bố. Ngày ấy tôi còn bé lắm, mới chỉ khoảng ba tuổi thì bố tôi đã bỏ mẹ con tôi để đi theo người đàn bà khác. Trong ký ức của tôi đã không có hình bóng ông ấy mà chỉ có mẹ thôi. Từ nhỏ đến khi lớn lên tôi chỉ biết trong vòng tay của mẹ, quấn quýt bên mẹ. Những lúc ngồi tâm sự với bạn về tuổi thơ của mình, Ngân luôn nắm tay tôi và an ủi "Đừng bi quan trước cuộc sống, hãy mạnh mẽ lên!", rồi bạn ấy đã đọc câu danh ngôn mà tôi còn nhớ mãi "Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".
Có lẽ đó là một thông điệp, là nguồn động viên lớn để cho tôi và bạn ấy vững bước trên đường đời. Ngày chia tay mái trường phổ thông, ai cũng ấp ủ trong mình một hoài bão lớn, tôi đăng ký vào trường Đại học Sư phạm Huế, học khoa lịch sử, còn Ngân cũng ước mơ trở thành cô giáo dạy văn. Nhưng vì gia đình quá khó khăn, vả lại theo quy định của ngành giáo dục không nhận những người tật nguyền đứng trên bục giảng, nên buộc bạn ấy phải rẽ ngang cuộc đời. Ngân chọn nghề thợ may để theo học.
Bây giờ Ngân đã là chủ quán may rất đông khách. Những chiếc áo, chiếc váy được bạn ấy may rất đẹp, khách hàng ai cũng hài lòng. Dù lâu mấy họ vẫn đợi để may cho bằng được. Có lần về thăm bạn, tôi hỏi: "vì sao bạn chọn nghề này?", Ngân cười và trả lời thật duyên dáng: "vì nghề này cũng mang đến cho đời cái đẹp mà!". Đúng thế, nghề nào cũng là nghề cao quý miễn là đem đến cho đời những bông hoa tươi thắm giữa vườn hoa muôn sắc. Từ đó tôi nghiệm ra rằng Ngân là cô gái đầy nghị lực, đúng như người ta xưng tụng "tàn nhưng không phế" bao giờ.
Không dừng lại ở đó, Ngân còn là người vợ đảm đang, người vợ hiền thục trong một mái ấm gia đình hạnh phúc. Tưởng như những sóng gió trong chuyện tình cảm làm Ngân không thể vượt qua nhưng ngược lại đó là cô gái mạnh mẽ, đầy bản lĩnh. Ngày ấy bạn cũng có mối tình rất đẹp với người mình yêu nhưng vì gia đình người con trai đó không đồng ý, không chấp nhận người con dâu tật nguyền, sau này sẽ khó khăn trong vấn đề sinh nở. Ngân chia tay mối tình đầu đầy nước mắt. Nhưng rồi số phận đã mỉm cười với Ngân, bạn đã gặp được chỗ dựa vững chắc trên đường đời.
Người chồng của bạn cũng là người tàn tật, hai mảnh đời ghép lại đem đến hạnh phúc cho nhau và họ có với nhau một đứa con trai rất kháu khỉnh. Tuy vậy cuộc sống vật chất của Ngân đang gặp khó khăn vì người chồng của bạn không có nghề nghiệp ổn định, lại phải săn sóc bố mẹ chồng già yếu. Mặc dù vậy nhưng Ngân vẫn luôn nở nụ cười trên môi như để tự an ủi mình.
Dường như ông trời thật công bằng, không cho ai tất cả và cũng không cướp đi của ai mọi thứ mà chính chúng ta mới quyết định số phận của mình. Từ cuộc đời của cô bạn gái đã cho tôi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống đó là ý chí, là nghị lực để vươn lên, "vượt qua số phận".
Tôi có đôi mắt sáng để nhìn, đôi chân lành lặn để đi thì tại sao không bước những bước đi vững chắc trên đường đời bằng "chính đôi chân của mình" phải không Ngân? Và rồi trong các giờ giảng hằng ngày, tôi không quên đưa hình ảnh ấy đến với học sinh của mình như một lời nhắn nhủ: "xã hội vẫn cần đến những người tàn tật như Ngân".* Độc giả gửi bài dự thi tại đây.
Cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với nhãn hàng Hura Deli - Công ty cổ phần Bibica tổ chức dành cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhân vật trong bài viết dự thi có cơ hội trở thành người Thụ hưởng Gameshow Vì bạn xứng đáng phát sóng vào 17-18h chủ nhật hàng tuần trên VTV3.
Lê Thị Thu Thanh
Nhiều lúc ngồi xem lại cuốn album ảnh thời học phổ thông, tôi lại nhớ về cô gái ấy. Cô bạn học của tôi không "nghiêng nước nghiêng thành" mà chỉ là cô gái có vẻ đẹp bình thường như những người con gái khác. Nhưng điều tôi quý nhất, khâm phục nhất và học được ở cô bạn gái này nhiều nhất đó là nghị lực sống. Cô đã đi bằng "chính đôi chân của mình" để vượt lên số phận, hòa nhập với cộng đồng. Cô gái ấy có tên là Nguyễn Thị Kim Ngân.
Ngân là cô gái đầy nghị lực, đúng như người ta xưng tụng "tàn nhưng không phế" bao giờ.
Chúng tôi quen nhau rất tình cờ và trở nên đôi bạn thân từ lúc nào không nhớ nữa. Ngày đó khi mới chập chững bước vào lớp 10, buổi học đầu tiên tôi đi muộn nên các bạn đã ngồi hết chỗ, chỉ còn dãy bàn ghế cuối lớp và chỉ duy nhất một người ngồi, tôi xuống ngồi ở đó sát bên Ngân.
Cô giáo chủ nhiệm bảo các bạn xuống ngồi cùng bàn với tôi nhưng không ai hưởng ứng cả, thậm chí còn cười mỉa mai. Một số bạn ngồi trước mặt tôi còn cười khúc khích, tôi không hiểu chuyện gì. Đến khi lớp học kết thúc, mọi người ra về hết, chỉ còn lại Ngân và tôi. Ngân đứng dậy và bước những bước đi thật khó khăn. Một chân của Ngân bị tật nên bước chân cao chân thấp, lúc đó tôi mới hiểu ra vì sao các bạn không chịu ngồi cùng Ngân, mà còn chế nhạo nữa. Cái nhìn thị phi và định kiến của các bạn trong lớp khiến Ngân thu mình lại không muốn nói chuyện cùng với ai.
Nhưng rồi kết quả học tập hằng năm đã trả lời cho mọi người xung quanh biết Ngân không phải là cô gái bỏ đi,ông phải là gánh nặng cho xã hội. Năm nào cô cũng đạt học sinh giỏi được nhà trường biểu dương như là một tấm gương sáng về vượt khó học tập. Cô còn là cây viết văn rất hay, nằm trong đội tuyển học sinh giỏi văn cấp tỉnh.
Thời gian đã đưa chúng tôi xích lại gần nhau và trở nên thân thiết hơn. Qua những lần tâm sự tôi được biết một chân Ngân bị tật là do bại liệt từ nhỏ. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhà nghèo, bố mẹ thì làm ruộng, Ngân lại là chị đầu của 5 đứa em nhỏ nên không có tiền để lo chữa chạy thuốc thang.
"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", thì ra cô bạn của tôi có hoàn cảnh thương tâm đến như vậy. Thế mà tôi cứ tưởng tôi là người bất hạnh nhất. Mặc dù tôi có đầy đủ đôi mắt để nhìn, đôi chân lành lặn để đi nhưng tuổi thơ của tôi và cho đến bây giờ là những tháng ngày sống không có bố. Ngày ấy tôi còn bé lắm, mới chỉ khoảng ba tuổi thì bố tôi đã bỏ mẹ con tôi để đi theo người đàn bà khác. Trong ký ức của tôi đã không có hình bóng ông ấy mà chỉ có mẹ thôi. Từ nhỏ đến khi lớn lên tôi chỉ biết trong vòng tay của mẹ, quấn quýt bên mẹ. Những lúc ngồi tâm sự với bạn về tuổi thơ của mình, Ngân luôn nắm tay tôi và an ủi "Đừng bi quan trước cuộc sống, hãy mạnh mẽ lên!", rồi bạn ấy đã đọc câu danh ngôn mà tôi còn nhớ mãi "Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng".
Có lẽ đó là một thông điệp, là nguồn động viên lớn để cho tôi và bạn ấy vững bước trên đường đời. Ngày chia tay mái trường phổ thông, ai cũng ấp ủ trong mình một hoài bão lớn, tôi đăng ký vào trường Đại học Sư phạm Huế, học khoa lịch sử, còn Ngân cũng ước mơ trở thành cô giáo dạy văn. Nhưng vì gia đình quá khó khăn, vả lại theo quy định của ngành giáo dục không nhận những người tật nguyền đứng trên bục giảng, nên buộc bạn ấy phải rẽ ngang cuộc đời. Ngân chọn nghề thợ may để theo học.
Bây giờ Ngân đã là chủ quán may rất đông khách. Những chiếc áo, chiếc váy được bạn ấy may rất đẹp, khách hàng ai cũng hài lòng. Dù lâu mấy họ vẫn đợi để may cho bằng được. Có lần về thăm bạn, tôi hỏi: "vì sao bạn chọn nghề này?", Ngân cười và trả lời thật duyên dáng: "vì nghề này cũng mang đến cho đời cái đẹp mà!". Đúng thế, nghề nào cũng là nghề cao quý miễn là đem đến cho đời những bông hoa tươi thắm giữa vườn hoa muôn sắc. Từ đó tôi nghiệm ra rằng Ngân là cô gái đầy nghị lực, đúng như người ta xưng tụng "tàn nhưng không phế" bao giờ.
Không dừng lại ở đó, Ngân còn là người vợ đảm đang, người vợ hiền thục trong một mái ấm gia đình hạnh phúc. Tưởng như những sóng gió trong chuyện tình cảm làm Ngân không thể vượt qua nhưng ngược lại đó là cô gái mạnh mẽ, đầy bản lĩnh. Ngày ấy bạn cũng có mối tình rất đẹp với người mình yêu nhưng vì gia đình người con trai đó không đồng ý, không chấp nhận người con dâu tật nguyền, sau này sẽ khó khăn trong vấn đề sinh nở. Ngân chia tay mối tình đầu đầy nước mắt. Nhưng rồi số phận đã mỉm cười với Ngân, bạn đã gặp được chỗ dựa vững chắc trên đường đời.
Người chồng của bạn cũng là người tàn tật, hai mảnh đời ghép lại đem đến hạnh phúc cho nhau và họ có với nhau một đứa con trai rất kháu khỉnh. Tuy vậy cuộc sống vật chất của Ngân đang gặp khó khăn vì người chồng của bạn không có nghề nghiệp ổn định, lại phải săn sóc bố mẹ chồng già yếu. Mặc dù vậy nhưng Ngân vẫn luôn nở nụ cười trên môi như để tự an ủi mình.
Dường như ông trời thật công bằng, không cho ai tất cả và cũng không cướp đi của ai mọi thứ mà chính chúng ta mới quyết định số phận của mình. Từ cuộc đời của cô bạn gái đã cho tôi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống đó là ý chí, là nghị lực để vươn lên, "vượt qua số phận".
Tôi có đôi mắt sáng để nhìn, đôi chân lành lặn để đi thì tại sao không bước những bước đi vững chắc trên đường đời bằng "chính đôi chân của mình" phải không Ngân? Và rồi trong các giờ giảng hằng ngày, tôi không quên đưa hình ảnh ấy đến với học sinh của mình như một lời nhắn nhủ: "xã hội vẫn cần đến những người tàn tật như Ngân".* Độc giả gửi bài dự thi tại đây.
Cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với nhãn hàng Hura Deli - Công ty cổ phần Bibica tổ chức dành cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhân vật trong bài viết dự thi có cơ hội trở thành người Thụ hưởng Gameshow Vì bạn xứng đáng phát sóng vào 17-18h chủ nhật hàng tuần trên VTV3.
Lê Thị Thu Thanh
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Vết chân tròn trên... rác
» Cựu binh đi trên đôi chân tật nguyền
» Robot di chuyển trên 6 chân
» 2 tàu đâm nhau trên biển Vũng Tàu, 7 người mất tích
» Trồng hành trên vùng đất ngập mặn giành lại từ biển
» Cựu binh đi trên đôi chân tật nguyền
» Robot di chuyển trên 6 chân
» 2 tàu đâm nhau trên biển Vũng Tàu, 7 người mất tích
» Trồng hành trên vùng đất ngập mặn giành lại từ biển
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết