Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những người dành cả đời vớt rác Hồ Tây 

Go down

Những người dành cả đời vớt rác Hồ Tây  Empty Những người dành cả đời vớt rác Hồ Tây 

Bài gửi  chilaemthoi Wed Aug 28, 2013 3:51 pm

7h sáng, mặt Hồ Tây (Hà Nội) bảng lảng trong nắng mai, 4 chiếc thuyền nổ máy xình xịch. Ở mỗi thuyền, một người cầm lái, 3 người còn lại nghiêng ngả vớt rác lềnh bềnh trên mặt hồ.
Vớt rác trên sông nước không chỉ vất vả, với phụ nữ lại là mối nguy hiểm. Thế nhưng gia đình chị Ngân (38 tuổi, Gia Lâm) đã có 3 đời gắn với hồ này. Đời bà ngoại, đời cha và vợ chồng chị cũng lấy con nước Hồ Tây làm nghiệp mưu sinh. Mức lương không đủ chi trả cuộc sống nên chồng chị đã chuyển nghề khác. Riêng chị, mỗi tháng tổng thu nhập (tiền lương, ăn trưa, tiền độc hại) được hơn 3 triệu đồng.

Video: Một ngày của những người chèo thuyền vớt rác hồ Tây

"Có những cô cậu xin vào đây, hết giờ làm lên bờ là nôn thốc, nôn tháo và đành bỏ cuộc. Chúng tôi thì quen rồi, thế mà nhiều hôm trời nắng, trên đầu cái nóng đổ xuống, dưới bốc lên, mùi tanh nồng xộc vào mũi, buổi trưa cũng không thể ăn cơm", chị Ngân kể chuyện. Đã quen với nghề, chị cho biết giờ bỏ cũng không biết làm gì khác.

Cùng đội với chị Ngân còn có anh Ngọc Anh, 38 tuổi, nhà ở Đông Anh. Ngày xưa, bố anh cùng hai người nữa đánh cá trên hồ. Trong một cơn dông, sét đánh chết 2 người đồng hành, còn ông bị bắn xuống lòng thuyền may mắn sống sót. "Tới đời chúng tôi, nhiều hôm đi làm, mưa giông mà chưa kịp vào bờ, thuyền chạy phía trước, sét đánh phía sau. Mùa đông, sương mù ở đây đặc quánh", anh tâm sự.



Nhà chị Ngân đã có 3 đời gắn bó với mặt nước Hồ Tây. Ảnh: P.D.

17 công nhân vớt rác Hồ Tây đều là cha con, vợ chồng, hay anh chị em trong nhà. Gần như họ dành cả cuộc đời để làm sạch mặt hồ rộng lớn này. Ông Thơ (52 tuổi, Xuân La, Tây Hồ) từng làm ở xí nghiệp khai thác cá. Ngày đó còn trẻ, có sức khỏe, đánh lộn với con nước cả đêm, mỗi ngày thu về hàng tấn cá.

Năm 1996, Xí nghiệp Môi trường Hồ Tây thành lập, ông được điều động sang làm công nhân vệ sinh môi trường mặt nước ở hồ Trúc Bạch. Vừa đi học vừa đi làm, đến năm 2000, ông chuyển sang bên Hồ Tây. Ngần ấy năm trong nghề, ông nắm rõ đặc điểm từng con nước trong hồ.

"Vớt rác trên Hồ Tây cũng cần nghệ thuật, đó là nghề đoán hướng gió. Đầu con gió ít rác, cuối gió sẽ nhiều hơn. Tháng 4, 5 gió Đông Nam, rác sẽ tập trung nhiều về mạn Công viên nước. Sang tháng 8, 9 những cơn gió Tây sẽ thổi rác xuống khu vực đường Thanh Niên. Mùa đông hướng gió Đông Bắc đẩy rác về khu Thụy Khuê, đôi khi gió lại đẩy rác nhiều về khu Nghi Tàm... Những ngày mưa bão, rác từ trong cống ào ra, co cụm thành bãi trên mặt hồ", đôi mắt ông Thơ hào hứng theo từng câu nói, sáng bừng cả khuôn mặt đã sạm đen vì nắng gió.

Vừa kể chuyện, ông Thơ vừa bẻ tay lái về phía đầu đường Thanh Niên. Mũi thuyền  gần bờ thì đột nhiên "mắc nghẹn", một công nhân đã quá ngũ tuần chỉ chực lao về phía trước. Chưa kịp hoàn hồn đã thấy ông khựng lại, chiếc thuyền đứng im. Người vớt rác lão luyện này bặm môi, gồng sức nhấc lên một chiếc túi bóng ngậm nước cả vài kg. Một nữ công nhân hơn 50 tuổi khác cũng khốn đốn không kém vừa khều, vừa vớt những gáo dừa, cốc chén phủ khắp mặt hồ - nơi buổi tối là một điểm ăn chơi náo nhiệt.

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết