Người đàn ông bại liệt nuôi vợ tâm thần
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người đàn ông bại liệt nuôi vợ tâm thần
Hai lần kết hôn, ông Hồng gặp bất hạnh cả hai. Người vợ đầu mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời, người vợ hai đổ bệnh tâm thần. Bản thân ông bị loãng xương nặng, song vẫn phải lần mò nuôi vợ.
Sinh năm 1962 ở Thanh Chương (Nghệ An), sau ba năm phục vụ trong quân ngũ, ông Lê Xuân Hồng về quê cưới vợ rồi sinh sống tại Hưng Nguyên (Nghệ An). 4 năm sau, họ mới đón đứa con gái đầu lòng.
Khi con chưa kịp lớn thì người vợ mất vì căn bệnh hiểm nghèo sau khi đã tốn không ít tiền chạy chữa. 3 năm sau ngày vợ mất, năm 1995 ông Hồng đi bước nữa với bà Trần Thị Xuân, người từng qua một lần đò. Bà chạy chợ kiếm tiền, ông làm công việc đồng áng.
Khi đứa con chung của họ bắt đầu bước vào tuổi đến trường thì đôi chân ông Hồng trở chứng đau nhức. Vì không có tiền chạy chữa, bệnh ngày càng nặng, hai chân ông Hồng dần teo tóp và mất dần khả năng đi lại. Anh em, bà con lối xóm thương tình quyên góp tiền cho ông ra Hà Nội chữa bệnh.
Ông Hồng phải dùng ghế nhựa để di chuyển. Ảnh: Thủy Chi.
Bác sĩ kết luận ông bị loãng xương nặng và do để lâu ngày nên giờ rất khó chữa, chi phí có thể lên tới cả trăm triệu đồng. Số tiền đó ngay cả trong mơ ông cũng chả dám nghĩ đến, đành nuốt nước mắt ra về, chấp nhận chung sống với bệnh. Để di chuyển, ông Hồng bò hai tay xuống đất hoặc phải có cái ghế chống phía trước.
Không còn tiền sinh hoạt, chữa bệnh, căn nhà nhỏ đành bán đi rồi hai vợ chồng dìu dắt nhau về quê gốc ở xóm 10, xã Ngọc Sơn (Thanh Chương) tá túc trong căn nhà nhỏ của ông bà để lại. Cuộc sống khó khăn, hai người con học hành không đến nơi đành tha phương làm thuê kiếm sống. Cô con gái đầu lấy chồng, nhưng gia cảnh khó khăn nên không giúp được gì nhiều cho bố mẹ.
Gánh nặng cuộc đời đối với ông Hồng chưa dừng lại ở đó. Một năm sau khi trở về quê bà Xuân có triệu chứng của người bị bệnh tâm thần. Giữa trời nắng gay gắt, bà lúc bật quạt, lúc lại chui vào chăn bông trùm kín.
"Một năm trở lại đây, bà ấy không còn là mình nữa. Suốt ngày lầm lì, không nói năng gì. Mỗi lần lên cơn, bà ấy lại đập phá đồ đạc. Trước nhà có vài ba cái ghế gỗ nhưng bà Xuân đem đốt hết rồi", ông Hồng rưng rưng kể về vợ. Có hôm ông nấu được bát cơm đưa lên thì bị người vợ điên điên khùng khùng hất văng xuống đất, vậy là bữa đó hai vợ chồng đành nhịn đói.
Gia tài của hai vợ chồng ông Hồng. Ảnh: Thủy Chi.
Thương cho hoàn cảnh của ông, người hàng xóm đã sang lại quầy tạp hóa nhỏ cho ông bán lấy tiền lời. Mỗi lần hết hàng, chị lại bỏ vốn ra lấy tiếp. Quầy hàng chỉ bán những thứ thiết yếu như mì tôm, gia vị, mấy gói dầu gội đầu và mấy chai nước ngọt. “Cuộc sống vợ chồng tôi nhờ cả vào cái quầy này. Bà con thương tình mua ủng hộ, ngày may mắn cũng kiếm được cân gạo bó rau", ông Hồng nói. Không đi lại được, ông tận dụng bộ đồ xửa xe cũ thỉnh thoảng vá xe cho mấy đứa học sinh trong xóm kiếm thêm mấy nghìn tiền rau.
"Giờ tôi chả dám mong ước gì cao sang, chỉ mong bà ấy có thể trở lại như trước đây, hai vợ chồng có cơm ăn đủ bữa cho qua ngày đoạn tháng là mãn nguyện lắm rồi", người đàn ông tóc bạc phơ, teo tóp đôi chân chia sẻ.
Ông Lê Cảnh Chương, Trưởng xóm 10 xã Ngọc Sơn cho biết, nhà ông Hồng khó khăn nhất xóm. Hai ông bà không có thu nhập gì, lại không có khả năng tự lo cho bản thân. Xóm rất thương cho hoàn cảnh của ông bà, nhưng cũng chỉ có thể động viên tinh thần chứ không có khả năng để giúp đỡ nhiều về vật chất.
Thủy Chi - Hải Bình
Sinh năm 1962 ở Thanh Chương (Nghệ An), sau ba năm phục vụ trong quân ngũ, ông Lê Xuân Hồng về quê cưới vợ rồi sinh sống tại Hưng Nguyên (Nghệ An). 4 năm sau, họ mới đón đứa con gái đầu lòng.
Khi con chưa kịp lớn thì người vợ mất vì căn bệnh hiểm nghèo sau khi đã tốn không ít tiền chạy chữa. 3 năm sau ngày vợ mất, năm 1995 ông Hồng đi bước nữa với bà Trần Thị Xuân, người từng qua một lần đò. Bà chạy chợ kiếm tiền, ông làm công việc đồng áng.
Khi đứa con chung của họ bắt đầu bước vào tuổi đến trường thì đôi chân ông Hồng trở chứng đau nhức. Vì không có tiền chạy chữa, bệnh ngày càng nặng, hai chân ông Hồng dần teo tóp và mất dần khả năng đi lại. Anh em, bà con lối xóm thương tình quyên góp tiền cho ông ra Hà Nội chữa bệnh.
Ông Hồng phải dùng ghế nhựa để di chuyển. Ảnh: Thủy Chi.
Bác sĩ kết luận ông bị loãng xương nặng và do để lâu ngày nên giờ rất khó chữa, chi phí có thể lên tới cả trăm triệu đồng. Số tiền đó ngay cả trong mơ ông cũng chả dám nghĩ đến, đành nuốt nước mắt ra về, chấp nhận chung sống với bệnh. Để di chuyển, ông Hồng bò hai tay xuống đất hoặc phải có cái ghế chống phía trước.
Không còn tiền sinh hoạt, chữa bệnh, căn nhà nhỏ đành bán đi rồi hai vợ chồng dìu dắt nhau về quê gốc ở xóm 10, xã Ngọc Sơn (Thanh Chương) tá túc trong căn nhà nhỏ của ông bà để lại. Cuộc sống khó khăn, hai người con học hành không đến nơi đành tha phương làm thuê kiếm sống. Cô con gái đầu lấy chồng, nhưng gia cảnh khó khăn nên không giúp được gì nhiều cho bố mẹ.
Gánh nặng cuộc đời đối với ông Hồng chưa dừng lại ở đó. Một năm sau khi trở về quê bà Xuân có triệu chứng của người bị bệnh tâm thần. Giữa trời nắng gay gắt, bà lúc bật quạt, lúc lại chui vào chăn bông trùm kín.
"Một năm trở lại đây, bà ấy không còn là mình nữa. Suốt ngày lầm lì, không nói năng gì. Mỗi lần lên cơn, bà ấy lại đập phá đồ đạc. Trước nhà có vài ba cái ghế gỗ nhưng bà Xuân đem đốt hết rồi", ông Hồng rưng rưng kể về vợ. Có hôm ông nấu được bát cơm đưa lên thì bị người vợ điên điên khùng khùng hất văng xuống đất, vậy là bữa đó hai vợ chồng đành nhịn đói.
Gia tài của hai vợ chồng ông Hồng. Ảnh: Thủy Chi.
Thương cho hoàn cảnh của ông, người hàng xóm đã sang lại quầy tạp hóa nhỏ cho ông bán lấy tiền lời. Mỗi lần hết hàng, chị lại bỏ vốn ra lấy tiếp. Quầy hàng chỉ bán những thứ thiết yếu như mì tôm, gia vị, mấy gói dầu gội đầu và mấy chai nước ngọt. “Cuộc sống vợ chồng tôi nhờ cả vào cái quầy này. Bà con thương tình mua ủng hộ, ngày may mắn cũng kiếm được cân gạo bó rau", ông Hồng nói. Không đi lại được, ông tận dụng bộ đồ xửa xe cũ thỉnh thoảng vá xe cho mấy đứa học sinh trong xóm kiếm thêm mấy nghìn tiền rau.
"Giờ tôi chả dám mong ước gì cao sang, chỉ mong bà ấy có thể trở lại như trước đây, hai vợ chồng có cơm ăn đủ bữa cho qua ngày đoạn tháng là mãn nguyện lắm rồi", người đàn ông tóc bạc phơ, teo tóp đôi chân chia sẻ.
Ông Lê Cảnh Chương, Trưởng xóm 10 xã Ngọc Sơn cho biết, nhà ông Hồng khó khăn nhất xóm. Hai ông bà không có thu nhập gì, lại không có khả năng tự lo cho bản thân. Xóm rất thương cho hoàn cảnh của ông bà, nhưng cũng chỉ có thể động viên tinh thần chứ không có khả năng để giúp đỡ nhiều về vật chất.
Thủy Chi - Hải Bình
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Ước mơ xưởng nghề của người đàn ông liệt nửa người
» Người mẹ nghèo nuôi hai con tâm thần
» Người đàn bà 60 năm dành đất nuôi cò
» Người vợ bị bệnh tim nuôi chồng tàn phế
» Người phụ nữ cụt 2 chân tự nuôi con khôn lớn
» Người mẹ nghèo nuôi hai con tâm thần
» Người đàn bà 60 năm dành đất nuôi cò
» Người vợ bị bệnh tim nuôi chồng tàn phế
» Người phụ nữ cụt 2 chân tự nuôi con khôn lớn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết