Người mẹ nghèo nuôi hai con tâm thần
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người mẹ nghèo nuôi hai con tâm thần
Bác Ba tần tảo sớm hôm làm những gì có tiền, có gạo để nuôi hai đứa con bị tâm thần mãn tính.
Khu chợ Đại Minh sầm uất bởi đời sống vật chất của thôn quê thay da đổi thịt hơn. Những tưởng trong vô vàn nhộn nhịp ấy, đôi lúc mình lạc mất tâm hồn. Nhưng không, tâm hồn tôi luôn lắng lại với gia cảnh của người mẹ này. Bác tên là Ba. Cái tên như gắn cả trách nhiệm vừa làm mẹ vừa làm ba nuôi các con vậy. Bác tần tảo sớm hôm, lo cơm áo gạo tiền cho từng đứa con. Lần lượt những đứa lớn ra ở riêng, rồi cũng mưu sinh nên không ai giúp bác được nhiều.
Ngày Thoại, cô gái út của bác cũng là bạn của tôi nhận giấy báo trúng tuyển Đại Học KHXH Huế, bác vỡ òa trong niềm vui cùng xóm làng, nhưng trong mắt người mẹ ấy ánh lên nỗi lo lắng khi tuổi đã xế chiều, con chỉ mới đến ngưỡng của cuộc đời. Dù cuộc sống vất vả, nhưng bác vẫn động viên bạn tôi gắng học. Ở miền quê nghèo này, chỉ có học mới mong thoát khỏi cái nghèo. Lời mẹ nói như động lực, tiếp thêm sức mạnh cho cô con gái út bước chân vào giảng đường. Cuộc sống cứ thế trôi qua, thoắt đã ba năm học. Ba năm hy vọng tràn trề của mẹ chắt chiu bằng những bó rau, con ốc, mớ dưa mùng, dưa cải cho con ăn học. Sự hy sinh lớn lao của bác là tấm gương cho nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo nơi miền quê ấy.
Hè năm thứ ba, Thoại về nhà chơi dịp Tết Đoan Ngọ. Trong khi đang dọn cơm cúng ông bà, đột nhiên Thoại ngã xuống nền nhà, miệng la hét, đầu đập hoài dưới nền nhà làm cả nhà hoảng loạn. Những ngày sau, các cơn đau đầu lần lượt kéo đến quật ngã cả tương lai phía trước của Thoại. Bác lại tất tả ngược xuôi đưa Thoại ra bệnh viện. Thoại ở đấy. Thế là bao hy vọng, bao ước mơ phút chốc vỡ tan như thủy tinh. Người mẹ ấy đã có lần tưởng như không thiết sống. Rồi chính vì tình mẫu tử, nên cuộc sống cũng không quật ngã được người mẹ ấy. Mẹ luôn hy vọng, luôn cầu nguyện có phép màu giúp đỡ cho cô con gái út của mình. Nhưng những năm ở bệnh viện, Thoại không giảm và chuyển sang mãn tính. Bệnh viện trả về gia đình. Ngày đưa con về nhà, bác như không còn nước mắt.
Cuộc đời thật quá đắng cay. Mới đây, người anh trai kế của Thoại có gia đình riêng và đột nhiên phát bệnh giống như Thoại. Vậy là đôi vai gầy của người mẹ ấy oằn thêm ra. Những lúc về quê, tôi nghe những câu chuyện kể về 2 người con bị tâm thần của người mẹ ấy mà cũng rợn mình. Rồi thấy cay cay khi nhìn đôi mắt người mẹ ấy khô như không còn giọt nước mắt. Giờ đây, mẹ Thoại hàng ngày vẫn làm những gì người ta gọi để có tiền, có gạo nuôi hai đứa con bị tâm thần mãn tính. Hôm ghé qua thăm, tôi thấy người mẹ ấy đang làm dưa mùng. Bác bảo "cuộc đời cũng đã cho bác nhiều như tình yêu thương giúp đỡ của xóm làng, của mấy con, bác sẽ cố gắng. Chỉ sợ ông trời bắt bác đi trước thì không biết ai nấu cơm cho Thoại và anh ăn".
Tôi như thấy cả bầu trời u ám trước mắt người mẹ này. Nhìn ra xa, cánh đồng lúa quê hương xanh mướt mắt, thấy cay cay nơi khóe mi bởi cuộc đời là những chuyến đi, những lần gặp gỡ. Trong những lần gặp gỡ và nói chuyện, bác như tiếp cho tôi một sức mạnh vững vàng hơn trong cuộc sống. Cuộc sống sẽ có những nốt thăng nốt trầm và cả những điều kỳ diệu... Tất cả đều mang lại cho mình một sự trải nghiệm. Sự trải nghiệm nào cũng có giá trị. Với tôi, sự trải nghiệm từ câu chuyện, cùng tháng ngày vất vả của bác là hành trang cho tâm hồn thôi than vãn và rộng mở yêu thương.
Khu chợ Đại Minh sầm uất bởi đời sống vật chất của thôn quê thay da đổi thịt hơn. Những tưởng trong vô vàn nhộn nhịp ấy, đôi lúc mình lạc mất tâm hồn. Nhưng không, tâm hồn tôi luôn lắng lại với gia cảnh của người mẹ này. Bác tên là Ba. Cái tên như gắn cả trách nhiệm vừa làm mẹ vừa làm ba nuôi các con vậy. Bác tần tảo sớm hôm, lo cơm áo gạo tiền cho từng đứa con. Lần lượt những đứa lớn ra ở riêng, rồi cũng mưu sinh nên không ai giúp bác được nhiều.
Ngày Thoại, cô gái út của bác cũng là bạn của tôi nhận giấy báo trúng tuyển Đại Học KHXH Huế, bác vỡ òa trong niềm vui cùng xóm làng, nhưng trong mắt người mẹ ấy ánh lên nỗi lo lắng khi tuổi đã xế chiều, con chỉ mới đến ngưỡng của cuộc đời. Dù cuộc sống vất vả, nhưng bác vẫn động viên bạn tôi gắng học. Ở miền quê nghèo này, chỉ có học mới mong thoát khỏi cái nghèo. Lời mẹ nói như động lực, tiếp thêm sức mạnh cho cô con gái út bước chân vào giảng đường. Cuộc sống cứ thế trôi qua, thoắt đã ba năm học. Ba năm hy vọng tràn trề của mẹ chắt chiu bằng những bó rau, con ốc, mớ dưa mùng, dưa cải cho con ăn học. Sự hy sinh lớn lao của bác là tấm gương cho nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo nơi miền quê ấy.
Hè năm thứ ba, Thoại về nhà chơi dịp Tết Đoan Ngọ. Trong khi đang dọn cơm cúng ông bà, đột nhiên Thoại ngã xuống nền nhà, miệng la hét, đầu đập hoài dưới nền nhà làm cả nhà hoảng loạn. Những ngày sau, các cơn đau đầu lần lượt kéo đến quật ngã cả tương lai phía trước của Thoại. Bác lại tất tả ngược xuôi đưa Thoại ra bệnh viện. Thoại ở đấy. Thế là bao hy vọng, bao ước mơ phút chốc vỡ tan như thủy tinh. Người mẹ ấy đã có lần tưởng như không thiết sống. Rồi chính vì tình mẫu tử, nên cuộc sống cũng không quật ngã được người mẹ ấy. Mẹ luôn hy vọng, luôn cầu nguyện có phép màu giúp đỡ cho cô con gái út của mình. Nhưng những năm ở bệnh viện, Thoại không giảm và chuyển sang mãn tính. Bệnh viện trả về gia đình. Ngày đưa con về nhà, bác như không còn nước mắt.
Cuộc đời thật quá đắng cay. Mới đây, người anh trai kế của Thoại có gia đình riêng và đột nhiên phát bệnh giống như Thoại. Vậy là đôi vai gầy của người mẹ ấy oằn thêm ra. Những lúc về quê, tôi nghe những câu chuyện kể về 2 người con bị tâm thần của người mẹ ấy mà cũng rợn mình. Rồi thấy cay cay khi nhìn đôi mắt người mẹ ấy khô như không còn giọt nước mắt. Giờ đây, mẹ Thoại hàng ngày vẫn làm những gì người ta gọi để có tiền, có gạo nuôi hai đứa con bị tâm thần mãn tính. Hôm ghé qua thăm, tôi thấy người mẹ ấy đang làm dưa mùng. Bác bảo "cuộc đời cũng đã cho bác nhiều như tình yêu thương giúp đỡ của xóm làng, của mấy con, bác sẽ cố gắng. Chỉ sợ ông trời bắt bác đi trước thì không biết ai nấu cơm cho Thoại và anh ăn".
Tôi như thấy cả bầu trời u ám trước mắt người mẹ này. Nhìn ra xa, cánh đồng lúa quê hương xanh mướt mắt, thấy cay cay nơi khóe mi bởi cuộc đời là những chuyến đi, những lần gặp gỡ. Trong những lần gặp gỡ và nói chuyện, bác như tiếp cho tôi một sức mạnh vững vàng hơn trong cuộc sống. Cuộc sống sẽ có những nốt thăng nốt trầm và cả những điều kỳ diệu... Tất cả đều mang lại cho mình một sự trải nghiệm. Sự trải nghiệm nào cũng có giá trị. Với tôi, sự trải nghiệm từ câu chuyện, cùng tháng ngày vất vả của bác là hành trang cho tâm hồn thôi than vãn và rộng mở yêu thương.
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Người đàn bà 60 năm dành đất nuôi cò
» Người đàn ông bại liệt nuôi vợ tâm thần
» Cậu học trò nuôi giấc mơ làm người lính
» Hươu cao cổ hôn tạm biệt người nuôi
» Người vợ bị bệnh tim nuôi chồng tàn phế
» Người đàn ông bại liệt nuôi vợ tâm thần
» Cậu học trò nuôi giấc mơ làm người lính
» Hươu cao cổ hôn tạm biệt người nuôi
» Người vợ bị bệnh tim nuôi chồng tàn phế
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết