Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kiểm soát rủi ro quyết định hiệu quả thương mại hóa nghiên cứu

Go down

Kiểm soát rủi ro quyết định hiệu quả thương mại hóa nghiên cứu Empty Kiểm soát rủi ro quyết định hiệu quả thương mại hóa nghiên cứu

Bài gửi  chilaemthoi Wed Jul 31, 2013 10:11 am

Nếu không làm tốt và triệt để vấn đề kiểm soát rủi ro thì cho dù ý tưởng có hay, đầu tư kinh phí lớn thì các kết quả nghiên cứu cũng không thể áp dụng được. 
Trong diễn đàn "Làm thế nào để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu", anh Lê Vũ Hồng Nhật, làm việc tại công ty về công nghệ ở Hà Nội đưa ra một vài yếu tố quyết định đến sự thành bại của việc thương mại hóa nghiên cứu khoa học, trong đó anh nhấn mạnh đến kiểm soát rủi ro, một yếu tố mang tính chất quyết định.

"Bản chất của công việc nghiên cứu cũng chỉ là một quy trình xây dựng một sản phẩm nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Để thương mại hoá một công trình nghiên cứu khoa học, tôi nghĩ trước hết phải có đủ một số yếu tố sau.


Điều đầu tiên và không thể thiếu của một công trình khoa học là kinh phí. Một công trình sẽ không bao giờ hoàn thiện nếu không có kinh phí dù ít hay nhiều. Nó giúp người nghiên cứu có động lực hơn, và các quy trình của một công trình nghiên cứu sẽ hoàn thành đúng thời hạn hơn.

Điều quan trọng thứ hai là ý tưởng. Ý tưởng có thể đơn giản hoặc phức tạp nhưng tính thực tiễn của nó phải được xác định và đương nhiên nó phải là nhu cầu của con người. Yếu tố ý tưởng sẽ làm ảnh hưởng đến ngân sách cũng như cách truyền thông của công trình nghiên cứu đến người sử dụng, và có thể nó cũng phải có những đối tượng khách hàng riêng trong một số các trường hợp đặc biệt.

Một điều mà các nhà khoa học luôn đau đầu đó là kiểm soát rủi ro. Nếu không làm tốt và triệt để vấn đề này thì cho dù ý tưởng có hay, đầu tư kinh phí lớn thì các kết quả nghiên cứu cũng không thể áp dụng được. Đây sẽ vấn đề có thể giết chết toàn bộ công trình. Vì thế một quốc gia nên chú tâm và một số các quỹ đầu tư nên ý tới điều này.

Để thương mại hoá công trình khoa học, thì nhà khoa học phải lắng nghe những ý kiến của người am hiểu tâm lý khách hàng, từ đó hoàn thiện ý tưởng của mình.

Tuy nhiên, khi hoàn thành các bước trên, việc hướng dẫn sử dụng cũng là một vấn đề thật sự đáng quan tâm, ví dụ như thuốc nổ tốt nhất khi dùng phá đá, đánh sập các tảng đá để làm đường, nhưng nó cũng có thể cướp đi sinh mạng nhiều con người. 

Tôi nghĩ, một công trình nghiên cứu khoa học tối thiểu phải đạt đủ một số bước cơ bản trên, rối mới tính đền chuyện thương mại hoá được, vì khi kết quả đó là sản phẩm cần thiết thì lúc nào nó cũng có một khối lượng khách hàng riêng. Ví dụ một chiếc USB, tôi chưa thấy một nhà sản xuất USB nào làm quảng cáo cả. 

Chúng ta đang sống và cuộc sống luôn thay đổi từng ngày, từng giờ cũng chính vì việc thương mại hoá các công trình khoa học, nhờ điều này, thật đơn giản để nhận thấy khi bên cạnh tôi đang có một chiếc điện thoại Nokia 1100 và một chiếc iPhone. 

Lê Vũ Hồng Nhật

Mời độc gia tham gia diễn đàn "Làm thế nào để thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học" bằng cách gửi về hòm thư Khoahoc@vnexpress.net hoặc box "Ý kiến của bạn" bên dưới.

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết