Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Bài học thương mại hóa nghiên cứu của Đại học Stanford

Go down

Bài học thương mại hóa nghiên cứu của Đại học Stanford Empty Bài học thương mại hóa nghiên cứu của Đại học Stanford

Bài gửi  chilaemthoi Fri Jul 26, 2013 8:11 am

Giáo sư ở cùng bộ môn, một vị có thu nhập 2 triệu USD/năm, còn vị kia chỉ 200 nghìn USD/năm. Lý do là vị giáo sư hai triệu đô kia thành công trong thương mại hóa các công trình nghiên cứu.
Tiến sĩ Phan Toàn Thắng, thuộc Bộ Môn Ngoại, Đại học Y Khoa Yong Loo Lin, thuộc Đại học Quốc gia Singapore trong diễn đàn "Làm thế nào để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học" đưa ra một mô hình thực hiện thương mại hóa thành công ở một trường Đại học ở Mỹ:


"Năm nay Đại học Oxford và Đại học Stanford vui mừng ghi thêm vào lịch sử của khi đạt giải Nobel. Nếu tính về hiệu quả kinh tế nghiên cứu khoa học (tỷ số đô la trên các công trình đẳng cấp quốc tế) thì các nhà khoa học Anh làm khá tốt. Cũng một phần là họ ít tiền hơn nhiều so với người anh em bên kia Đại Tây Dương.

Oxford và Stanford đều nằm trong thung lũng, tuy nhiên thung lũng Silicon của Stanford nổi tiếng và giàu có hơn nhiều. Đổi lại Oxford có một khu vực trường tuyệt đẹp với các ngọn tháp cổ đầy thơ mộng, các tòa nhà với hàng trăm năm lịch sử. Oxford tiền ít hơn, nhưng mọi người thân thiện, vui vẻ, hòa nhã.

Trong khi đó, bên trường Stanford lại cạnh tranh nhau khốc liệt nên tạo ra một không khí khá căng thẳng, thậm chí hằm hè nhau. Trong đó, một lý do là chương trình đào tạo nâng cao 5 năm cho bác sĩ sau khi có bằng MD của Mỹ là phải có hai năm làm nghiên cứu trong lab (phòng thí nghiệm) bắt buộc. Thời gian hai năm này rất quan trọng, vì nếu có các công trình tốt, được giáo sư hướng dẫn yêu quý, bác sĩ này có cơ hội tốt được nhận vào các bệnh viện hàng đầu của Mỹ, với mức lương cao và có cả danh tiếng. Thêm vào đó, còn một lượng PhD (tiến sĩ) làm post-doctoral, nhóm này cũng cần điều kiện tương tự. Vì là Đại học hàng đầu, Stanford luôn có một lượng nghiên cứu viên rất đông. Người nhiều và dự án nghiên cứu tốt có hạn nên tạo ra một sự cạnh tranh khốc liệt. Đôi lúc thiếu lành mạnh.

Một điểm đặc biệt ở Đại học Stanford là chênh lệnh mức thu nhập. Cùng là giáo sư ở cùng bộ môn, một vị có thu nhập tới  2 triệu USD/năm, còn vị kia chỉ có 200 nghìn USD/năm. Lý do là vị giáo sư hai triệu đô kia thành công trong thương mại hóa các công trình nghiên cứu của ông ấy, và vị ấy có vài ba công ty ngoài thung lũng Silicon.

Do vậy ngoài khoản lương 200 nghìn USD từ công việc tại trường Đại học, vị giáo sư còn thu thêm 1,8 triệu đô từ thành công thương mại hóa công nghệ. Văn hóa này trở thành yếu tố tự nhiên và công khai tại Stanford. Không hề sợ bị kèn cựa, chọc phá. Thậm chí Stanford có chính sách rất tốt ủng hộ và phát huy văn hóa này.

Nếu so sánh ba Đại học hàng đầu của Mỹ nằm trong thung lũng Silicon là Đại học California San Francisco, Đại học California Berkeley và Đại học Stanford, thì các giáo sư và giảng viên của Stanford hưởng chính sách thông thoáng nhất về thời gian, họ được sử dụng cơ sở vật chất, và sở hữu trí tuệ trong các hoạt động tư bản hóa và thương mại hóa khoa học công nghệ.

Mô hình này cực kỳ thành công. Chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các hoạt động hàn lâm không hề bị suy giảm mà còn tốt hơn, và một lượng của cải vật chất được tạo ra từ mô hình này. Các giảng viên của Stanford có thêm danh hiệu ‘triệu phú’, ‘tỷ phú’ gắn kèm danh hiệu hàn lâm như giáo sư, tiến sĩ.

Sau đó những vị giáo sư thành công lại đem tặng lại một phần tài sản của bản thân cho Đại học Stanford để tạo ra cái mới điều tốt đẹp. Ví dụ như giáo sư James H Clark, sáng lập viên của Netscape tặng 60 triệu USD xây Trung tâm nghiên cứu sinh y hiện đại Bio-X. Nếu tới thăm khu vực trường của Stanford, mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy các tòa nhà lớn, bộ môn giảng dạy, phòng thí nghiệm hiện đại đều mang tên các đại gia công nghệ đương đại của Mỹ như Bill Gates, David Packard (HP), Bill Hewlett (HP), Gordon Moore (Intel).

Phong trào nghiên cứu khoa học và thương mại hóa công nghệ trong sinh viên, nghiên cứu sinh của Stanford cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Đây cũng là văn hóa lâu đời và đặc trưng của Stanford. Nó được hình thành có lẽ từ câu chuyện thành công của Sun Microsystems, Yahoo, Google tại Đại học này. Bên cạnh đó, chính sách tốt trong quản lý; hay các thị trấn xung quanh Stanford như Menlo Park, Palo Alto đều có cư xá, biệt thự tuyệt đẹp của các siêu đại gia công nghệ là những yếu tốt hàng ngày tác động vào các sinh viên, nghiên cứu viên của trường.

Nhiều sự kiện hay hội thảo khoa học được tổ chức với sự tham gia của đông đảo mọi thành phần từ các vị giải Nobel như Paul Berg, Steven Chu tới các sinh viên năm đầu, và ngay cả các chuyên ngành khác nhau như hóa học, vật lý, điện tử, y khoa cùng tham gia. Mọi người tụ tập với nhau để cùng đưa ra ý tưởng mới, giải quyết các vấn đề khó khăn, rồi tìm kiếm chuyên môn thích hợp của nhau. Sau đó họ chia thành các nhóm nhỏ, bàn luận sâu hơn, rồi bàn đến việc thành lập công ty, tìm kiếm tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và phát triển tiếp, nếu điều này thành công, các công ty lớn có thể mua lại ý tưởng đó để phát triển.

Các hoạt động này diễn ra tự nguyện, đều đặn, trật tự, hiệu quả và khá vui. Bởi vì các thành phần tham gia đặc biệt các sinh viên trẻ, nghiên cứu sinh đều có một động lực duy nhất là muốn mình thành công, dù không được như Yahoo hay Google mà họ chỉ một phần nhỏ thì cũng là quá tốt rồi.

Rất đáng học Oxford về hiệu quả nghiên cứu khoa học và theo Stanford về phong trào tư bản hóa/thương mại hóa khoa học công nghệ.

Phan Toàn Thắng

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết