Sóng thần siêu tốc trên mặt trời
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Sóng thần siêu tốc trên mặt trời
Hai vệ tinh nhân tạo phát hiện cảnh tượng hàng loạt "sóng thần" bùng phát trên mặt trời và lan truyền với tốc độ khủng khiếp.
Cảnh tượng các sóng thần di chuyển trên mặt trời do vệ tinh Solar Dynamics Observatory ghi lại. Ảnh: NASA.
Vệ tinh Hinode của Nhật Bản và vệ tinh Solar Dynamics Observatory của Mỹ phát hiện cảnh tượng các sóng thần di chuyển trên tầng thượng quyển của mặt trời với tốc độ lên tới 400 km/giây, BBC đưa tin.
Hinode theo dõi mặt trời từ năm 2006, còn Solar Dynamics Observatory bay quanh mặt trời từ năm 2010. Cả hai vệ tinh có khả năng tiếp nhận tia cực tím - loại ánh sáng mà mắt người không thể thấy.
Về bản chất, những trận sóng thần trên mặt trời là những luồng hạt mang điện tích thoát ra từ tầng thượng quyển của mặt trời. Giống như sóng thần trên trái đất (phát sinh sau động đất), sóng thần trên mặt trời là những xung chấn mang theo các luồng plasma siêu nóng.
Các nhà thiên văn nhất trí rằng sóng thần trên mặt trời xuất hiện một cách ngẫu nhiên và chúng tương đối hiếm. Để phát hiện chúng, con người cần tới sự may mắn.
Mặt trời đang ở trong giai đoạn tích cực của chu kỳ kéo dài 11 năm của nó. Hoạt động của mặt trời trong giai đoạn tích cực sẽ đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong năm 2013.
Với cường độ đủ mạnh, những đợt bùng phát trên mặt trời có thể chặn các tín hiệu viễn thông, chẳng hạn như sóng radio. Chúng cũng có thể gây tê liệt các hệ thống điện.
Một đợt bùng phát mạnh trên mặt trời vào tháng 9/1859 từng làm gián đoạn tín hiệu điện tín, gây cháy ở Bắc Mỹ và châu Âu, tạo ra cực quang sáng rực ở Cuba và quần đảo Hawaii của Mỹ.
Minh Long
Cảnh tượng các sóng thần di chuyển trên mặt trời do vệ tinh Solar Dynamics Observatory ghi lại. Ảnh: NASA.
Vệ tinh Hinode của Nhật Bản và vệ tinh Solar Dynamics Observatory của Mỹ phát hiện cảnh tượng các sóng thần di chuyển trên tầng thượng quyển của mặt trời với tốc độ lên tới 400 km/giây, BBC đưa tin.
Hinode theo dõi mặt trời từ năm 2006, còn Solar Dynamics Observatory bay quanh mặt trời từ năm 2010. Cả hai vệ tinh có khả năng tiếp nhận tia cực tím - loại ánh sáng mà mắt người không thể thấy.
Về bản chất, những trận sóng thần trên mặt trời là những luồng hạt mang điện tích thoát ra từ tầng thượng quyển của mặt trời. Giống như sóng thần trên trái đất (phát sinh sau động đất), sóng thần trên mặt trời là những xung chấn mang theo các luồng plasma siêu nóng.
Các nhà thiên văn nhất trí rằng sóng thần trên mặt trời xuất hiện một cách ngẫu nhiên và chúng tương đối hiếm. Để phát hiện chúng, con người cần tới sự may mắn.
Mặt trời đang ở trong giai đoạn tích cực của chu kỳ kéo dài 11 năm của nó. Hoạt động của mặt trời trong giai đoạn tích cực sẽ đạt đỉnh vào một thời điểm nào đó trong năm 2013.
Với cường độ đủ mạnh, những đợt bùng phát trên mặt trời có thể chặn các tín hiệu viễn thông, chẳng hạn như sóng radio. Chúng cũng có thể gây tê liệt các hệ thống điện.
Một đợt bùng phát mạnh trên mặt trời vào tháng 9/1859 từng làm gián đoạn tín hiệu điện tín, gây cháy ở Bắc Mỹ và châu Âu, tạo ra cực quang sáng rực ở Cuba và quần đảo Hawaii của Mỹ.
Minh Long
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Người Quảng Ninh có thể sống trên 'dòng sông cổ'
» 'Thảm họa siêu bão mặt trời' chỉ là bịa đặt
» 'Chị em song sinh' của mặt trời
» Ra Đồ Sơn xem bão, bị sóng cuốn trôi
» 'Cá heo' bay trên trời
» 'Thảm họa siêu bão mặt trời' chỉ là bịa đặt
» 'Chị em song sinh' của mặt trời
» Ra Đồ Sơn xem bão, bị sóng cuốn trôi
» 'Cá heo' bay trên trời
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết