Người Quảng Ninh có thể sống trên 'dòng sông cổ'
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người Quảng Ninh có thể sống trên 'dòng sông cổ'
Phía dưới những ngôi nhà ở thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh có thể là những dòng nước ngầm hình thành bởi con lạch và dòng sông cổ, vì thế mà khu vực này thường xuất hiện "hố tử thần", theo một nhà nghiên cứu về địa chất.
Một "hố tử thần" ở Quảng Ninh. Ảnh: Hải Ninh.
Hôm qua, tại phường Cẩm Đông xảy ra sụt lún khiến một người ngã xuống hố sâu gần 5 mét và phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Nhiều vật dụng trong nhà cũng rơi xuống hố. Đây không phải lần đầu tiên khu vực này có hiện tượng "hố tử thần", khiến nhiều người hoang mang, lo sợ.
Về hiện tượng trên, tiến sĩ Vũ Văn Bằng, làm việc tại Công ty Cổ phần nghiên cứu môi trường tia đất bảo vệ sức khỏe nhận định, bên dưới khu dân cư sinh sống có thể là dòng sông cổ được bồi đắp dần dần. Nhiều người sau đó dùng đất để lấp và xây dựng nhà cửa trên đó. Nhưng bên trong dòng sông vẫn chứa bùn rác và các vật dụng khác. Tác động của thủy lực nước ngầm sẽ tạo thành dòng lôi cuốn các hạt cát, rác hay bất kỳ vật gì bên trong. Quá trình này khiến đất dần sụt lún xuống.
"Đây gọi là hiện tượng tiềm thực, tức là các hạt cát, hạt đất trong dòng sông cổ bị hòa tan và sau đó chảy đi chỗ khác, tạo thành dòng hoặc một vệt", ông Bằng lý giải.
Để biết chính xác đó có phải là dòng sông cổ hay không, theo ông Bằng, người sống ở khu vực cần xem vách "hố tử thần" là đá hay đất. Nếu là đất cát hoặc hố tử thần xếp trên một tuyến thì đích thực đó là dòng sông cổ. "Nếu các hố tử thần xuất hiện lung tung thì nó lại thuộc cấu trúc địa chất dạng khác, có thể là hang động nằm dưới hoặc ảnh hưởng của khai thác than hầm lò làm địa chất biến dạng và lôi đất ở khu vực đó đi nơi khác tạo ra các lỗ hổng".
Bên cạnh đó, ông Bằng cho rằng, mọi người cần quan sát khu vực dân ở xem chỗ nào thấp nhất, có nước ngầm chảy ra hoặc có thấy con lạch không thì chắc chắn đó là đầu ra của dòng sông cổ.
Cũng theo vị chuyên gia địa chất, người dân có thể biết được họ đang sống ở khu vực dễ sụt lún hay không bằng cách quan sát vườn tược, nhà cửa xem có vết nứt không. Nếu có thì chắc chắn khu vực này dần dần sẽ sụt lún. "Mọi người nên tự thực hiện việc quan trắc như theo dõi vết nứt và sự biến dạng của mặt đất", ông Bằng nói.
"Người dân tạm thời vẫn có thể sinh sống ở đó, nhưng cơ quan chức năng cần sử dụng các thiết bị hiện đại để xem dòng sông cổ nằm ở đâu, đi theo hướng nào, phạm vi rộng hẹp bao nhiêu. Từ đó để biết hố tử thần đó phát triển như thế nào và đưa ra các biện pháp tính toán giúp dân an toàn", ông Bằng đề nghị.
"Các chuyên gia cần xác định xem hố bị sụt có liên thông với hố khác nữa không. Đồng thời, mọi người phải tìm hiểu dòng sông cổ này dài tới đâu, đầu nguồn của nó như thế nào", ông Bằng nói thêm.
Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản năm 2011, ở những nơi có dấu tích của các dòng chảy, ao hồ cổ đã bị bồi lấp bởi lũ lụt hay các hoạt động san lấp nhân sinh khác, đất yếu hơn so với các khu vực xung quanh, đặc biệt rất nhiều bùn hữu cơ, dễ hình thành các túi khí metan có khả năng gây cháy nổ. Vì thế, công trình, tuyến cống thi công qua đó dễ xảy ra hiện tượng lún lệch, gây hư hại, sập đổ công trình, gây rò rỉ nước ngầm.
Theo một nhà địa chất làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tại các vùng karter, sụt lún thường hay xảy ra nhất, nó có liên quan đến hoạt động của nước ngầm. Khi con người khai thác quá mức nước ngầm, dẫn đến mất áp lực ở dưới, tạo ra sự chênh áp suất và kéo tầng mặt ở trên xuống, từ đó xảy ra lún mặt đất cục bộ .
Nhưng ở vùng Quảng Ninh có thể là do bề mặt bị rạn quá nhiều và nước ngầm ở bên dưới kéo theo trầm tích gây ra mất thăng bằng. Khi phía dưới lòng đất mất cân bằng áp lực thì sẽ kéo tầng trên xuống để sụt xuống.
Theo Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả Nguyễn Trọng Minh, từ năm 2012, thành phố Cẩm Phả liên tiếp xuất hiện sụt lún đất bất thường. Đầu tháng 8 vừa qua, UBND thành phố đã mời Công ty Cổ phần Công nghệ Địa Vật lý (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đến kiểm tra, khảo sát hiện tượng này.
Kết quả cho thấy, vị trí sụt lún nằm trên vùng có đất chứa nước ngầm. "Chúng tôi sẽ đề nghị Công ty Cổ phần Công nghệ Địa Vật lý tiếp tục khảo sát, khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sụt lún để chủ động phòng ngừa giảm thiểu các tác hại của hiện tượng sụt lún trên địa bàn các phường Cẩm Tây, Cẩm Đông, Cẩm Sơn và thông báo rộng rãi kết quả khảo sát để nhân dân yên tâm", ông Minh nói thêm.
Hương Thu
Một "hố tử thần" ở Quảng Ninh. Ảnh: Hải Ninh.
Hôm qua, tại phường Cẩm Đông xảy ra sụt lún khiến một người ngã xuống hố sâu gần 5 mét và phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Nhiều vật dụng trong nhà cũng rơi xuống hố. Đây không phải lần đầu tiên khu vực này có hiện tượng "hố tử thần", khiến nhiều người hoang mang, lo sợ.
Về hiện tượng trên, tiến sĩ Vũ Văn Bằng, làm việc tại Công ty Cổ phần nghiên cứu môi trường tia đất bảo vệ sức khỏe nhận định, bên dưới khu dân cư sinh sống có thể là dòng sông cổ được bồi đắp dần dần. Nhiều người sau đó dùng đất để lấp và xây dựng nhà cửa trên đó. Nhưng bên trong dòng sông vẫn chứa bùn rác và các vật dụng khác. Tác động của thủy lực nước ngầm sẽ tạo thành dòng lôi cuốn các hạt cát, rác hay bất kỳ vật gì bên trong. Quá trình này khiến đất dần sụt lún xuống.
"Đây gọi là hiện tượng tiềm thực, tức là các hạt cát, hạt đất trong dòng sông cổ bị hòa tan và sau đó chảy đi chỗ khác, tạo thành dòng hoặc một vệt", ông Bằng lý giải.
Để biết chính xác đó có phải là dòng sông cổ hay không, theo ông Bằng, người sống ở khu vực cần xem vách "hố tử thần" là đá hay đất. Nếu là đất cát hoặc hố tử thần xếp trên một tuyến thì đích thực đó là dòng sông cổ. "Nếu các hố tử thần xuất hiện lung tung thì nó lại thuộc cấu trúc địa chất dạng khác, có thể là hang động nằm dưới hoặc ảnh hưởng của khai thác than hầm lò làm địa chất biến dạng và lôi đất ở khu vực đó đi nơi khác tạo ra các lỗ hổng".
Bên cạnh đó, ông Bằng cho rằng, mọi người cần quan sát khu vực dân ở xem chỗ nào thấp nhất, có nước ngầm chảy ra hoặc có thấy con lạch không thì chắc chắn đó là đầu ra của dòng sông cổ.
Cũng theo vị chuyên gia địa chất, người dân có thể biết được họ đang sống ở khu vực dễ sụt lún hay không bằng cách quan sát vườn tược, nhà cửa xem có vết nứt không. Nếu có thì chắc chắn khu vực này dần dần sẽ sụt lún. "Mọi người nên tự thực hiện việc quan trắc như theo dõi vết nứt và sự biến dạng của mặt đất", ông Bằng nói.
"Người dân tạm thời vẫn có thể sinh sống ở đó, nhưng cơ quan chức năng cần sử dụng các thiết bị hiện đại để xem dòng sông cổ nằm ở đâu, đi theo hướng nào, phạm vi rộng hẹp bao nhiêu. Từ đó để biết hố tử thần đó phát triển như thế nào và đưa ra các biện pháp tính toán giúp dân an toàn", ông Bằng đề nghị.
"Các chuyên gia cần xác định xem hố bị sụt có liên thông với hố khác nữa không. Đồng thời, mọi người phải tìm hiểu dòng sông cổ này dài tới đâu, đầu nguồn của nó như thế nào", ông Bằng nói thêm.
Theo một nghiên cứu của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản năm 2011, ở những nơi có dấu tích của các dòng chảy, ao hồ cổ đã bị bồi lấp bởi lũ lụt hay các hoạt động san lấp nhân sinh khác, đất yếu hơn so với các khu vực xung quanh, đặc biệt rất nhiều bùn hữu cơ, dễ hình thành các túi khí metan có khả năng gây cháy nổ. Vì thế, công trình, tuyến cống thi công qua đó dễ xảy ra hiện tượng lún lệch, gây hư hại, sập đổ công trình, gây rò rỉ nước ngầm.
Theo một nhà địa chất làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tại các vùng karter, sụt lún thường hay xảy ra nhất, nó có liên quan đến hoạt động của nước ngầm. Khi con người khai thác quá mức nước ngầm, dẫn đến mất áp lực ở dưới, tạo ra sự chênh áp suất và kéo tầng mặt ở trên xuống, từ đó xảy ra lún mặt đất cục bộ .
Nhưng ở vùng Quảng Ninh có thể là do bề mặt bị rạn quá nhiều và nước ngầm ở bên dưới kéo theo trầm tích gây ra mất thăng bằng. Khi phía dưới lòng đất mất cân bằng áp lực thì sẽ kéo tầng trên xuống để sụt xuống.
Theo Chủ tịch UBND TP Cẩm Phả Nguyễn Trọng Minh, từ năm 2012, thành phố Cẩm Phả liên tiếp xuất hiện sụt lún đất bất thường. Đầu tháng 8 vừa qua, UBND thành phố đã mời Công ty Cổ phần Công nghệ Địa Vật lý (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đến kiểm tra, khảo sát hiện tượng này.
Kết quả cho thấy, vị trí sụt lún nằm trên vùng có đất chứa nước ngầm. "Chúng tôi sẽ đề nghị Công ty Cổ phần Công nghệ Địa Vật lý tiếp tục khảo sát, khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sụt lún để chủ động phòng ngừa giảm thiểu các tác hại của hiện tượng sụt lún trên địa bàn các phường Cẩm Tây, Cẩm Đông, Cẩm Sơn và thông báo rộng rãi kết quả khảo sát để nhân dân yên tâm", ông Minh nói thêm.
Hương Thu
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» 400 người diễn tập cứu hộ 'đâm tàu trên sông Sài Gòn'
» Cha con 'người rừng' sống 40 năm trên cây
» Đâm tàu trên sông Sài Gòn, 4 người kịp nhảy thoát
» Nơi sự sống bắt đầu trên trái đất
» Trục vớt xà lan bị tàu đâm chìm trên sông Sài Gòn
» Cha con 'người rừng' sống 40 năm trên cây
» Đâm tàu trên sông Sài Gòn, 4 người kịp nhảy thoát
» Nơi sự sống bắt đầu trên trái đất
» Trục vớt xà lan bị tàu đâm chìm trên sông Sài Gòn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết