'Chị em song sinh' của mặt trời
Trang 1 trong tổng số 1 trang
'Chị em song sinh' của mặt trời
Ngôi sao mang kí hiệu HIP 102152 được coi là một trong những “anh em song sinh” giống mặt trời nhất.
Ngôi sao HIP 102152 có tuổi thọ 8,2 tỷ năm. Ảnh: European Southern Observatory
Nằm trong chòm sao Capricornus, HIP 102152 đã tồn tại 8,2 tỷ năm, trong khi mặt trời chỉ khoảng 4,6 tỷ năm tuổi.
Theo Telegraph, HIP 102152 nằm cách Trái Đất 250 năm ánh sáng. Ngôi sao này có những yếu tố như nhiệt độ, kích thước và các thành phần hóa học tương tự với mặt trời. Bằng cách sử dụng kính viễn vọng cực lớn ở Đài quan sát Nam Âu, các nhà khoa học hy vọng có thể nghiên cứu sự phát triển của hệ mặt trời trong tương lai qua ngôi sao này.
Jorge Melendez, người đứng đầu nhóm các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Sao Paolo, Brazil, cho biết: "Từ nhiều thập kỷ nay, các nhà khoa học đã tìm kiếm các hành tinh tương tự với mặt trời, nhưng chỉ có rất ít trong số đó được ghi nhận, kể từ trường hợp đầu tiên được phát hiện năm 1997".
"Với việc sử dụng những chiếc kính viễn vọng cực lớn, chúng ta có thể xác định được vạch quang phổ và xem xét hành tinh này với độ chính xác lớn nhất", Melendez nói thêm.
Quang phổ của một hành tinh được coi như một mã vạch, để các nhà khoa học từ đó có thể nghiên cứu chi tiết các thành phần hóa học và lịch sử hình thành.
Những vụ nổ lớn trong vũ trụ sản sinh ra lượng lớn hydro, heli cùng với các nguyên tố nhẹ như lithium. Khi những ngôi sao hình thành và phát triển, lượng lithium bị đốt cháy hoặc tiêu hủy, các nhà khoa học qua đó có thể xác định được độ tuổi của một ngôi sao.
Tala Wanda Monroe, một nhà nghiên cứu cũng đến từ trường Đại học Sao Paolo, cho biết: "HIP 102152 chứa lượng lithium rất thấp, và ít hơn so với mặt trời. Trong khi đó, mặt trời hiện tại chỉ còn khoảng 1% lithium từ khi nó hình thành và phát triển".
Những sự tương đồng này có thể giúp giới chuyên môn nghiên cứu được vận mệnh của hệ mặt trời trong 4 tỷ năm tới.
Thu Nga
Ngôi sao HIP 102152 có tuổi thọ 8,2 tỷ năm. Ảnh: European Southern Observatory
Nằm trong chòm sao Capricornus, HIP 102152 đã tồn tại 8,2 tỷ năm, trong khi mặt trời chỉ khoảng 4,6 tỷ năm tuổi.
Theo Telegraph, HIP 102152 nằm cách Trái Đất 250 năm ánh sáng. Ngôi sao này có những yếu tố như nhiệt độ, kích thước và các thành phần hóa học tương tự với mặt trời. Bằng cách sử dụng kính viễn vọng cực lớn ở Đài quan sát Nam Âu, các nhà khoa học hy vọng có thể nghiên cứu sự phát triển của hệ mặt trời trong tương lai qua ngôi sao này.
Jorge Melendez, người đứng đầu nhóm các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Sao Paolo, Brazil, cho biết: "Từ nhiều thập kỷ nay, các nhà khoa học đã tìm kiếm các hành tinh tương tự với mặt trời, nhưng chỉ có rất ít trong số đó được ghi nhận, kể từ trường hợp đầu tiên được phát hiện năm 1997".
"Với việc sử dụng những chiếc kính viễn vọng cực lớn, chúng ta có thể xác định được vạch quang phổ và xem xét hành tinh này với độ chính xác lớn nhất", Melendez nói thêm.
Quang phổ của một hành tinh được coi như một mã vạch, để các nhà khoa học từ đó có thể nghiên cứu chi tiết các thành phần hóa học và lịch sử hình thành.
Những vụ nổ lớn trong vũ trụ sản sinh ra lượng lớn hydro, heli cùng với các nguyên tố nhẹ như lithium. Khi những ngôi sao hình thành và phát triển, lượng lithium bị đốt cháy hoặc tiêu hủy, các nhà khoa học qua đó có thể xác định được độ tuổi của một ngôi sao.
Tala Wanda Monroe, một nhà nghiên cứu cũng đến từ trường Đại học Sao Paolo, cho biết: "HIP 102152 chứa lượng lithium rất thấp, và ít hơn so với mặt trời. Trong khi đó, mặt trời hiện tại chỉ còn khoảng 1% lithium từ khi nó hình thành và phát triển".
Những sự tương đồng này có thể giúp giới chuyên môn nghiên cứu được vận mệnh của hệ mặt trời trong 4 tỷ năm tới.
Thu Nga
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Ra Đồ Sơn xem bão, bị sóng cuốn trôi
» Sóng thần siêu tốc trên mặt trời
» Nhà vệ sinh năng lượng mặt trời
» Hai học sinh mất mạng vì bị lũ cuốn trôi
» Sinh viên chế tạo xe năng lượng mặt trời
» Sóng thần siêu tốc trên mặt trời
» Nhà vệ sinh năng lượng mặt trời
» Hai học sinh mất mạng vì bị lũ cuốn trôi
» Sinh viên chế tạo xe năng lượng mặt trời
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết