Chim khổng lồ ăn cỏ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Chim khổng lồ ăn cỏ
Hình thù dữ tợn của loài chim khổng lồ khiến chúng giống những kẻ săn mồi nguy hiểm, nhưng thực chất đây có thể chỉ là loài động vật ăn cỏ.
Hóa thạch loài chim khổng lồ. Ảnh: Wikipedia
Theo Discovery, loài chim thời tiền sử đáng sợ này có tên gọi là Gastornis. Nó có một chiếc mỏ nhọn, to, sắc cùng với chiều cao lên tới trên 2m. Loài chim này sống cách đây 40 đến 55 triệu năm ở châu Âu.
"Loài chim này sống ở thời kỳ sau khi khủng long tuyệt chủng và thời điểm loài động vật có vú vẫn ở giai đoạn đầu phát triển, còn tương đối nhỏ. Bởi vậy, những con chim khổng lồ này được cho là kẻ săn mồi nguy hiểm nhất vào thời đó", Thomas Tutken, một nhà nghiên cứu từ trường Đại học Bonn, Đức, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay.
Bằng chứng bảo vệ luận điểm của Tutken là dấu chân của loài chim cùng họ với Gastornis được tìm thấy tại Mỹ. Những dấu chân không có móng vuốt sắc nhọn để con vật giữ và giết con mồi. Bên cạnh đó, kích thước khổng lồ và chiếc mỏ to cũng là trở ngại lớn để loài chim này săn mồi thành công.
Để kiểm chứng nhận định, Tutken và đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp địa hóa. Họ phân tích xương hóa thạch loài chim khổng lồ còn được lưu giữ tại Đại học Martin-Luther ở Halle, và tập trung vào thành phần đồng vị của canxi trong xương.
Kết quả phân tích cho thấy thành phần đồng vị của canxi trong xương loài chim dữ tợn tương tự như đồng vị trong xương khủng long và các loài động vật có vú ăn cỏ khác, và không có trong các mẫu hóa thạch của loài ăn thịt.
Thu Nga
Hóa thạch loài chim khổng lồ. Ảnh: Wikipedia
Theo Discovery, loài chim thời tiền sử đáng sợ này có tên gọi là Gastornis. Nó có một chiếc mỏ nhọn, to, sắc cùng với chiều cao lên tới trên 2m. Loài chim này sống cách đây 40 đến 55 triệu năm ở châu Âu.
"Loài chim này sống ở thời kỳ sau khi khủng long tuyệt chủng và thời điểm loài động vật có vú vẫn ở giai đoạn đầu phát triển, còn tương đối nhỏ. Bởi vậy, những con chim khổng lồ này được cho là kẻ săn mồi nguy hiểm nhất vào thời đó", Thomas Tutken, một nhà nghiên cứu từ trường Đại học Bonn, Đức, trưởng nhóm nghiên cứu, cho hay.
Bằng chứng bảo vệ luận điểm của Tutken là dấu chân của loài chim cùng họ với Gastornis được tìm thấy tại Mỹ. Những dấu chân không có móng vuốt sắc nhọn để con vật giữ và giết con mồi. Bên cạnh đó, kích thước khổng lồ và chiếc mỏ to cũng là trở ngại lớn để loài chim này săn mồi thành công.
Để kiểm chứng nhận định, Tutken và đồng nghiệp đã sử dụng phương pháp địa hóa. Họ phân tích xương hóa thạch loài chim khổng lồ còn được lưu giữ tại Đại học Martin-Luther ở Halle, và tập trung vào thành phần đồng vị của canxi trong xương.
Kết quả phân tích cho thấy thành phần đồng vị của canxi trong xương loài chim dữ tợn tương tự như đồng vị trong xương khủng long và các loài động vật có vú ăn cỏ khác, và không có trong các mẫu hóa thạch của loài ăn thịt.
Thu Nga
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Loài chim bay 200 ngày không nghỉ
» Tổng bí thư: ‘Nhiều việc không có tiền không trôi'
» 'Không có giáo sư Hoàng Như Mai thì không có Nguyễn Ngọc Ký'
» Máy bay không người lái bay 5 năm không nghỉ
» 'Lực lượng cứu hộ tàu chìm đã làm rất tốt'
» Tổng bí thư: ‘Nhiều việc không có tiền không trôi'
» 'Không có giáo sư Hoàng Như Mai thì không có Nguyễn Ngọc Ký'
» Máy bay không người lái bay 5 năm không nghỉ
» 'Lực lượng cứu hộ tàu chìm đã làm rất tốt'
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết