'Không có giáo sư Hoàng Như Mai thì không có Nguyễn Ngọc Ký'
Trang 1 trong tổng số 1 trang
'Không có giáo sư Hoàng Như Mai thì không có Nguyễn Ngọc Ký'
Tưởng nhớ người thầy đã ra đi, nhà giáo ưu tú viết bằng chân Nguyễn Ngọc Ký nói rằng giáo sư Hoàng Như Mai luôn theo sát từng bước trong cuộc đời cậu bé tật nguyền và "không có thầy thì không có Ký ngày nay".
Dưới đây là bài viết của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký về những kỷ niệm với giáo sư Hoàng Như Mai.
Chiều 27/9, gia đình tôi bàng hoàng nhận được tin nhắn từ chị Hương con gái lớn của thầy Hoàng Như Mai: “Cha tôi đã mất lúc 15h45”. Nước mắt tôi tự dưng ứa trào. Tôi nghẹn ngào không sao nói nên lời. Giáo sư Hoàng Như Mai không chỉ quan tâm, lo lắng, theo sát nâng đỡ từng bước đi của tôi trong những năm học đại học mà còn trong suốt những năm sau khi tôi đã ra trường.
Tiết dạy đầu tiên thầy đến với lớp tôi vào năm học thứ 3 khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, nơi sơ tán giữa một sáng đầu đông gió lạnh năm 1968. Chiếc bàn của tôi mặc nhiên thấp hơn hẳn so với các bàn khác của lớp, được ưu tiên kê gần cửa ra vào để đón ánh sáng không bị các bàn khác che khuất, nên giờ cũng được “ưu tiên” đón luôn những cơn gió đông bắc lạnh kinh người ấy.
Dường như nhận ra điều bất thường đó, vừa giảng được chừng 5 phút, thầy lặng lẽ rời bục giảng, bước nhanh về phía chỗ tôi. Vừa lúc cây bút của tôi rơi xuống đất, có lẽ chân bị cóng, tôi lại bất ngờ xúc động mạnh nên sinh luống cuống. Thầy vội cúi nhặt, đặt lại vào bàn chân tôi rồi quay ra nói với cả lớp: "Có lẽ lớp nên bố trí chuyển bàn cho Ký (cứ như thầy đã biết tôi từ lâu) sang phía bên kia đi. Bên này đối diện với hướng gió. Lạnh quá thế này, Ký viết không được đâu".
Khi giảng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, thầy đã dạy chúng tôi bài học sống động về sức mạnh của lý tưởng và tình cảm. Thầy hào hùng tiếp mạch cảm xúc: “Dường như chính trong gian khó con người trở nên dễ thông cảm, thương yêu gắn bó với nhau hơn, lãng mạn hơn, lung linh những giá trị thẩm mỹ kỳ diệu bất ngờ hơn. Cho nên chúng ta không lạ gì khi anh lính trẻ Chính Hữu cùng đồng đội trong đêm đứng gác trên đồi, giữa mênh mông rừng hoang sương muối đã rung động nhận ra một hình ảnh tuyệt đẹp, thật quen mà thật lạ. Đó là hình ảnh “đầu súng trăng treo”.
Lặng giây lát, thầy hạ giọng trầm ấm xúc động, đôi mắt chớp liên hồi: “Tôi rất mong và rất tin nơi đầu ngọn bút của các anh chị cũng luôn treo những vầng trăng như vậy. Ví như đầu ngọn bút của anh Nguyễn Ngọc Ký. Mong cả lớp ta với truyền thống luôn biết 'thương nhau tay nắm lấy bàn tay', đặc biệt nắm lấy bàn tay không bình thường của Ký, giúp Ký vượt qua những khó khăn trước mắt để hòa nhập cùng cả lớp".
GS Hoàng Như Mai và nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký. Ảnh do thầy Ký cung cấp.
Giọng thầy lúc nào cũng sang sảng vang ngân, nồng ấm. Mỗi tiết lên lớp của thầy là mỗi niềm mong đợi, khát khao. Mỗi bài giảng là mỗi kho kiến thức rộng lớn đầy mới mẻ, cuốn hút. Cuối năm thứ ba, tôi làm khóa luận với đề tài “Một số suy nghĩ về thơ viết cho thiếu nhi”. Đề tài này tôi tự đề xuất, không có trong kế hoạch chỉ đạo của khoa nên tôi rất lo không được chấp nhận. Khi nghe tôi trình bày, thầy Mai vui vẻ ưng thuận ngay.
Bước vào năm thứ tư, tôi quyết định đề xuất viết luận văn với đề tài “Bác Hồ với thiếu nhi qua thơ của Bác, của các tác giả và các em”. Lần này, thầy Mai lại là người nhiệt thành ủng hộ và trực tiếp hết lòng hướng dẫn thực hiện. Hôm tôi bảo vệ luận văn, cũng chính thầy tự tay mở giúp từng trang bản tóm tắt. Chính thầy đã bàn với giáo sư Ngụy Như Kon Tum ý định giữ tôi lại trường. Thầy đã nối nhịp cầu để tôi làm quen với ông Việt Phương, bạn của thầy, thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày ấy. Nhờ đó tôi được Thủ tướng mời về gặp tại khu Quảng Bá. Cũng chính thầy đã về dự lễ cưới của tôi tại vùng quê nghèo Hải Hậu và trực tiếp chuyển tới vợ chồng tôi bức thư tay vô giá và món quà chất nặng ân tình của Thủ tướng gửi mừng.
Khi thầy đã chuyển vào Sài Gòn công tác, biết tôi bị bệnh viêm cầu thận, năm 1991 thầy viết thư động viên tôi vào TP HCM để chữa bệnh và cũng là cơ hội để được gặp gỡ, giao lưu theo nguyện vọng của học sinh, sinh viên thành phố. Hai năm sau, đến tháng 3/1993, tôi thực hiện được lời thầy khuyên.
Từ đó đến nay, mỗi khi có niềm vui lớn, mỗi khi gặp trắc trở, tôi lại đến thăm thầy để tâm sự, giãi bày. Ở tuổi ngoài 90, mái tóc đã trắng xóa màu mây phấn, bước đi đã chậm chạp, song nhiệt huyết của thầy với văn chương, với giáo dục, với cuộc đời, với mỗi học trò chúng tôi dường như vẫn sung sức, trẻ trung, nồng thắm như ngày nào.
Đầu tháng 7 vừa qua tôi tới thăm và nhờ thầy viết cho lời giới thiệu cuốn sách mới "Tôi học đại học". Dù sức đã yếu thầy vẫn vui vẻ nhận lời. Bất ngờ đầu tháng 9 tôi hay tin thầy bị ngã gãy chân nằm điều trị tại khoa Cán bộ cao cấp bệnh viện 175. Ngay trưa đó vợ chồng tôi cùng con gái lớn vào thăm và tặng thầy cuốn sách trang đầu có lời giới thiệu của thầy vừa in xong tối hôm trước. Thầy vui lắm.
Cứ vậy mỗi tuần 3 lần đến bệnh viện 175 chạy thận nhân tạo, vợ chồng tôi lại đến thăm thầy. Thầy ân cần khuyên tôi nên giữ sức khỏe để lọc máu được lâu dài. Tôi nhận ra sắc diện thầy đã thay đổi từng ngày sau mỗi trận ho dài. Nhận ra vẻ lo lắng của tôi thầy cười "Yên chí đi. Ông trời chưa gọi thầy đâu”. Vừa lúc cơn ho đến, biết thầy mệt vợ chồng tôi đành cáo lui để thầy nghỉ. Ngay hôm sau 20/9 nghe tin thầy phải chuyển vào nằm ở khoa hồi sức cấp cứu A12, tôi biết sự không lành đang đón đợi thầy.
Vậy là người thầy mẫu mực, nhân từ của tôi không còn nữa. Song những gì thầy đã giành cho tôi, cho cuộc đời, cho sự nghiệp trồng người suốt hơn 70 năm qua vẫn mãi còn dậy ngời sáng lung linh trong góc thẳm tâm hồn tôi và muôn vạn người đất Việt. Con thành tâm kính thầy an giấc ngàn thu trong sự thanh thản bất tận.
Cuộc đời tôi may mắn được nhiều người yêu thương, giúp đỡ. Và nếu không có GS Hoàng Như Mai thì sẽ không có Nguyễn Ngọc Ký của ngày hôm nay.
Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai sinh ngày 3/8/1919 tại Phủ Lạng Thương, Bắc Giang. Lớn lên, ông lần lượt học ở trường Bưởi, Đại học Y khoa và Đại học Luật Hà Nội. Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ như Hiệu trưởng Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, Cán bộ Giảng dạy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Cán bộ Giảng dạy Trường Đại học Tổng hợp TP HCM, Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM...
Ngoài nghề dạy học, ông còn viết nhiều cuốn sách, nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm phê bình văn học nghệ thuật có giá trị.
Ông qua đời vào ngày 27/9/2013 tại bệnh viện 175, TP HCM, hưởng thọ 95 tuổi. Trong quá trình công tác, ông được Nhà nước phong chức danh Giáo sư năm 1982, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1990 và được tặng Huân chương Lao động hạng nhất.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký
Dưới đây là bài viết của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký về những kỷ niệm với giáo sư Hoàng Như Mai.
Chiều 27/9, gia đình tôi bàng hoàng nhận được tin nhắn từ chị Hương con gái lớn của thầy Hoàng Như Mai: “Cha tôi đã mất lúc 15h45”. Nước mắt tôi tự dưng ứa trào. Tôi nghẹn ngào không sao nói nên lời. Giáo sư Hoàng Như Mai không chỉ quan tâm, lo lắng, theo sát nâng đỡ từng bước đi của tôi trong những năm học đại học mà còn trong suốt những năm sau khi tôi đã ra trường.
Tiết dạy đầu tiên thầy đến với lớp tôi vào năm học thứ 3 khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, nơi sơ tán giữa một sáng đầu đông gió lạnh năm 1968. Chiếc bàn của tôi mặc nhiên thấp hơn hẳn so với các bàn khác của lớp, được ưu tiên kê gần cửa ra vào để đón ánh sáng không bị các bàn khác che khuất, nên giờ cũng được “ưu tiên” đón luôn những cơn gió đông bắc lạnh kinh người ấy.
Dường như nhận ra điều bất thường đó, vừa giảng được chừng 5 phút, thầy lặng lẽ rời bục giảng, bước nhanh về phía chỗ tôi. Vừa lúc cây bút của tôi rơi xuống đất, có lẽ chân bị cóng, tôi lại bất ngờ xúc động mạnh nên sinh luống cuống. Thầy vội cúi nhặt, đặt lại vào bàn chân tôi rồi quay ra nói với cả lớp: "Có lẽ lớp nên bố trí chuyển bàn cho Ký (cứ như thầy đã biết tôi từ lâu) sang phía bên kia đi. Bên này đối diện với hướng gió. Lạnh quá thế này, Ký viết không được đâu".
Khi giảng bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, thầy đã dạy chúng tôi bài học sống động về sức mạnh của lý tưởng và tình cảm. Thầy hào hùng tiếp mạch cảm xúc: “Dường như chính trong gian khó con người trở nên dễ thông cảm, thương yêu gắn bó với nhau hơn, lãng mạn hơn, lung linh những giá trị thẩm mỹ kỳ diệu bất ngờ hơn. Cho nên chúng ta không lạ gì khi anh lính trẻ Chính Hữu cùng đồng đội trong đêm đứng gác trên đồi, giữa mênh mông rừng hoang sương muối đã rung động nhận ra một hình ảnh tuyệt đẹp, thật quen mà thật lạ. Đó là hình ảnh “đầu súng trăng treo”.
Lặng giây lát, thầy hạ giọng trầm ấm xúc động, đôi mắt chớp liên hồi: “Tôi rất mong và rất tin nơi đầu ngọn bút của các anh chị cũng luôn treo những vầng trăng như vậy. Ví như đầu ngọn bút của anh Nguyễn Ngọc Ký. Mong cả lớp ta với truyền thống luôn biết 'thương nhau tay nắm lấy bàn tay', đặc biệt nắm lấy bàn tay không bình thường của Ký, giúp Ký vượt qua những khó khăn trước mắt để hòa nhập cùng cả lớp".
GS Hoàng Như Mai và nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký. Ảnh do thầy Ký cung cấp.
Giọng thầy lúc nào cũng sang sảng vang ngân, nồng ấm. Mỗi tiết lên lớp của thầy là mỗi niềm mong đợi, khát khao. Mỗi bài giảng là mỗi kho kiến thức rộng lớn đầy mới mẻ, cuốn hút. Cuối năm thứ ba, tôi làm khóa luận với đề tài “Một số suy nghĩ về thơ viết cho thiếu nhi”. Đề tài này tôi tự đề xuất, không có trong kế hoạch chỉ đạo của khoa nên tôi rất lo không được chấp nhận. Khi nghe tôi trình bày, thầy Mai vui vẻ ưng thuận ngay.
Bước vào năm thứ tư, tôi quyết định đề xuất viết luận văn với đề tài “Bác Hồ với thiếu nhi qua thơ của Bác, của các tác giả và các em”. Lần này, thầy Mai lại là người nhiệt thành ủng hộ và trực tiếp hết lòng hướng dẫn thực hiện. Hôm tôi bảo vệ luận văn, cũng chính thầy tự tay mở giúp từng trang bản tóm tắt. Chính thầy đã bàn với giáo sư Ngụy Như Kon Tum ý định giữ tôi lại trường. Thầy đã nối nhịp cầu để tôi làm quen với ông Việt Phương, bạn của thầy, thư ký riêng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày ấy. Nhờ đó tôi được Thủ tướng mời về gặp tại khu Quảng Bá. Cũng chính thầy đã về dự lễ cưới của tôi tại vùng quê nghèo Hải Hậu và trực tiếp chuyển tới vợ chồng tôi bức thư tay vô giá và món quà chất nặng ân tình của Thủ tướng gửi mừng.
Khi thầy đã chuyển vào Sài Gòn công tác, biết tôi bị bệnh viêm cầu thận, năm 1991 thầy viết thư động viên tôi vào TP HCM để chữa bệnh và cũng là cơ hội để được gặp gỡ, giao lưu theo nguyện vọng của học sinh, sinh viên thành phố. Hai năm sau, đến tháng 3/1993, tôi thực hiện được lời thầy khuyên.
Từ đó đến nay, mỗi khi có niềm vui lớn, mỗi khi gặp trắc trở, tôi lại đến thăm thầy để tâm sự, giãi bày. Ở tuổi ngoài 90, mái tóc đã trắng xóa màu mây phấn, bước đi đã chậm chạp, song nhiệt huyết của thầy với văn chương, với giáo dục, với cuộc đời, với mỗi học trò chúng tôi dường như vẫn sung sức, trẻ trung, nồng thắm như ngày nào.
Đầu tháng 7 vừa qua tôi tới thăm và nhờ thầy viết cho lời giới thiệu cuốn sách mới "Tôi học đại học". Dù sức đã yếu thầy vẫn vui vẻ nhận lời. Bất ngờ đầu tháng 9 tôi hay tin thầy bị ngã gãy chân nằm điều trị tại khoa Cán bộ cao cấp bệnh viện 175. Ngay trưa đó vợ chồng tôi cùng con gái lớn vào thăm và tặng thầy cuốn sách trang đầu có lời giới thiệu của thầy vừa in xong tối hôm trước. Thầy vui lắm.
Cứ vậy mỗi tuần 3 lần đến bệnh viện 175 chạy thận nhân tạo, vợ chồng tôi lại đến thăm thầy. Thầy ân cần khuyên tôi nên giữ sức khỏe để lọc máu được lâu dài. Tôi nhận ra sắc diện thầy đã thay đổi từng ngày sau mỗi trận ho dài. Nhận ra vẻ lo lắng của tôi thầy cười "Yên chí đi. Ông trời chưa gọi thầy đâu”. Vừa lúc cơn ho đến, biết thầy mệt vợ chồng tôi đành cáo lui để thầy nghỉ. Ngay hôm sau 20/9 nghe tin thầy phải chuyển vào nằm ở khoa hồi sức cấp cứu A12, tôi biết sự không lành đang đón đợi thầy.
Vậy là người thầy mẫu mực, nhân từ của tôi không còn nữa. Song những gì thầy đã giành cho tôi, cho cuộc đời, cho sự nghiệp trồng người suốt hơn 70 năm qua vẫn mãi còn dậy ngời sáng lung linh trong góc thẳm tâm hồn tôi và muôn vạn người đất Việt. Con thành tâm kính thầy an giấc ngàn thu trong sự thanh thản bất tận.
Cuộc đời tôi may mắn được nhiều người yêu thương, giúp đỡ. Và nếu không có GS Hoàng Như Mai thì sẽ không có Nguyễn Ngọc Ký của ngày hôm nay.
Giáo sư - Nhà giáo Nhân dân Hoàng Như Mai sinh ngày 3/8/1919 tại Phủ Lạng Thương, Bắc Giang. Lớn lên, ông lần lượt học ở trường Bưởi, Đại học Y khoa và Đại học Luật Hà Nội. Sau đó, ông lần lượt đảm nhiệm nhiều chức vụ như Hiệu trưởng Trường Sư phạm Trung cấp Trung ương, Cán bộ Giảng dạy Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Cán bộ Giảng dạy Trường Đại học Tổng hợp TP HCM, Chủ tịch Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM...
Ngoài nghề dạy học, ông còn viết nhiều cuốn sách, nhiều công trình nghiên cứu, tác phẩm phê bình văn học nghệ thuật có giá trị.
Ông qua đời vào ngày 27/9/2013 tại bệnh viện 175, TP HCM, hưởng thọ 95 tuổi. Trong quá trình công tác, ông được Nhà nước phong chức danh Giáo sư năm 1982, danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1990 và được tặng Huân chương Lao động hạng nhất.
Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Sáng nay phỏng vấn trực tuyến nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký
» Máy bay không người lái chụp ảnh động vật hoang dã
» Tổng bí thư: ‘Nhiều việc không có tiền không trôi'
» Máy bay không người lái bay 5 năm không nghỉ
» Cá không có bong bóng thì bơi được không?
» Máy bay không người lái chụp ảnh động vật hoang dã
» Tổng bí thư: ‘Nhiều việc không có tiền không trôi'
» Máy bay không người lái bay 5 năm không nghỉ
» Cá không có bong bóng thì bơi được không?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết