Hà Nội xả nước sông Nhuệ vào sông Tô Lịch trong nội đô
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hà Nội xả nước sông Nhuệ vào sông Tô Lịch trong nội đô
Lúc 2h chiều 9/8, Công ty Thoát nước Hà Nội đã tháo nước sông Nhuệ tại cống Thanh Liệt vào sông Tô Lịch trong khu vực nội thành nhằm hạ mực nước.
Mưa lớn kéo dài 2 ngày qua khiến các sông như Tích, Bùi lên báo động 2. Nghiêm trọng hơn là mực nước sông Nhuệ nằm giữa vành đai 3 và 4 của Hà Nội lên cao hơn một mét so với mực nước sông Tô Lịch trong nội đô. Rạng sáng 9/8, sông Nhuệ bị tràn bờ tại khu vực cầu Ngà, huyện Từ Liêm.
Nước ngập trên đường 70 cạnh sông Nhuệ sáng 9/8. Ảnh: Hoàng Thành
Công ty thoát nước đã đề xuất lãnh đạo thành phố mở cống Thanh Liệt, xả nước sông Nhuệ vào Tô Lịch để tiêu thoát ra sông Hồng qua trạm bơm Yên Sở. Lúc 2h chiều 9/8, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Hà Nội đã cho phép đơn vị này mở cửa đập Thanh Liệt để giảm mực nước sông Nhuệ.
"Chúng tôi sẽ bơm nước từ từ vào sông Tô Lịch rồi bơm ra sông Hồng qua trạm Yên Sở, đảm bảo không tràn vào khu dân cư tại nội đô, không tái ngập cho thành phố. Thời gian xả nước phụ thuộc lượng nước trên sông Nhuệ và từ thượng nguồn đổ về", đại diện đơn vị thoát nước cho biết.
Đến trưa 9/8, nội thành Hà Nội vẫn còn một số điểm úng ngập 20-30 cm. Ngoại thành có hơn 9.000 ha lúa và nhiều ha hoa màu bị ngập trắng, hiện chưa có thiệt hại về người. Các huyện đang huy động 400 trạm bơm hoạt động hết công suất để tiêu thoát nước.
Từ sáng 9/8, các thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Hà Nội đã đến các điểm nóng úng ngập để đôn đốc xử lý. Hiện nay các điểm sông Nhuệ tràn bờ đã được ngăn chặn, không để nước vào khu dân cư.
Trong cơn mưa lịch sử năm 2008, Hà Nội từng phải tiêu thoát nước cho khu vực ngoại thành bằng cách xả nước từ sông Nhuệ vào hệ thống thoát nước Hà Nội thông qua cửa cống Thanh Liệt. Ngoài ra, thủ đô cũng phải cầu cứu Hà Nam để hút bớt nước sông Nhuệ qua trạm bơm Yên Lệnh.
Đoàn Loan
Mưa lớn kéo dài 2 ngày qua khiến các sông như Tích, Bùi lên báo động 2. Nghiêm trọng hơn là mực nước sông Nhuệ nằm giữa vành đai 3 và 4 của Hà Nội lên cao hơn một mét so với mực nước sông Tô Lịch trong nội đô. Rạng sáng 9/8, sông Nhuệ bị tràn bờ tại khu vực cầu Ngà, huyện Từ Liêm.
Nước ngập trên đường 70 cạnh sông Nhuệ sáng 9/8. Ảnh: Hoàng Thành
Công ty thoát nước đã đề xuất lãnh đạo thành phố mở cống Thanh Liệt, xả nước sông Nhuệ vào Tô Lịch để tiêu thoát ra sông Hồng qua trạm bơm Yên Sở. Lúc 2h chiều 9/8, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Hà Nội đã cho phép đơn vị này mở cửa đập Thanh Liệt để giảm mực nước sông Nhuệ.
"Chúng tôi sẽ bơm nước từ từ vào sông Tô Lịch rồi bơm ra sông Hồng qua trạm Yên Sở, đảm bảo không tràn vào khu dân cư tại nội đô, không tái ngập cho thành phố. Thời gian xả nước phụ thuộc lượng nước trên sông Nhuệ và từ thượng nguồn đổ về", đại diện đơn vị thoát nước cho biết.
Đến trưa 9/8, nội thành Hà Nội vẫn còn một số điểm úng ngập 20-30 cm. Ngoại thành có hơn 9.000 ha lúa và nhiều ha hoa màu bị ngập trắng, hiện chưa có thiệt hại về người. Các huyện đang huy động 400 trạm bơm hoạt động hết công suất để tiêu thoát nước.
Từ sáng 9/8, các thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Hà Nội đã đến các điểm nóng úng ngập để đôn đốc xử lý. Hiện nay các điểm sông Nhuệ tràn bờ đã được ngăn chặn, không để nước vào khu dân cư.
Trong cơn mưa lịch sử năm 2008, Hà Nội từng phải tiêu thoát nước cho khu vực ngoại thành bằng cách xả nước từ sông Nhuệ vào hệ thống thoát nước Hà Nội thông qua cửa cống Thanh Liệt. Ngoài ra, thủ đô cũng phải cầu cứu Hà Nam để hút bớt nước sông Nhuệ qua trạm bơm Yên Lệnh.
Đoàn Loan
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Người dân đổ xô ra sông Tô Lịch đánh cá
» Nước sông chuyển màu vàng
» Dơi sống trong lá
» Tại sao dừa có nước bên trong?
» Bọt khí sủi trong nước sôi là gì?
» Nước sông chuyển màu vàng
» Dơi sống trong lá
» Tại sao dừa có nước bên trong?
» Bọt khí sủi trong nước sôi là gì?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết