Người chinh phục sông Mã
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người chinh phục sông Mã
“Sông Mã giống như con ngựa bất kham. Ai muốn cưỡi được nó thì phải có chút máu liều, ai không sợ chết mới dám xuôi bè trên sông”, anh hùng lao động Hà Văn Dân (Quan Hóa, Thanh Hóa) kể về những lần chinh phục sông Mã.
Bước sang tuổi 66, ông Hà Văn Dân (tiểu khu 6, thị trấn Hồi Xuân, Quan Hóa) vẫn giữ được vẻ rắn rỏi của người từng trải sóng gió. Với ông, ký ức kháng chiến không gắn liền với cây súng mà đến từ những lần xuôi bè, vận chuyển gỗ, luồng...
Mồ côi cha mẹ từ khi lên 5, cậu bé người Thái Hà Văn Dân được ông ngoại đưa về nuôi, rồi cho đi ở khắp các nhà trong bản. Do nhà gần Trạm lâm sản Quan Hóa, đứa trẻ mồ côi hay lân la sang chơi với anh em thợ thuyền. Một buổi chiều năm 1964, thấy Dân mang dây song đến bán, cán bộ trạm bảo vào bếp lấy cơm ăn, rồi đề nghị ở lại đi làm cùng anh em, đóng bè vận chuyển gỗ, luồng xuôi sông Mã về Hàm Rồng phục vụ quốc phòng.
Sau tai nạn cứu bè năm 1966, ông Hà Văn Dân bị gẫy quai hàm, mất 8 cái răng. Ảnh: Hoàng Phương.
Thời kỳ chống Mỹ, mỗi cây luồng, cây nứa miền Tây Thanh Hóa giống như viên đạn, xuôi dòng sông Mã ra mặt trận để làm hầm, lán, công sự cho bộ đội. Nghe lời anh em, Dân ở lại, lúc đầu học cách kết bè, chống mảng, rồi làm phụ bè xuôi sông cùng mọi người. Được một năm, chàng trai 18 tuổi tách bè đi riêng, trở thành một trong những người đi bè sớm và trẻ nhất của vùng Quan Hóa thời bấy giờ.
Đơn vị vận tải của Hà Văn Dân chịu trách nhiệm chuyển gỗ, luồng của bà con sơn tràng từ sông Lò, sông Luồng, tập kết ở Hồi Xuân (Quan Hóa) rồi xuôi sông Mã xuống tận Cửa Hà (Cẩm Thủy). Tổ vận tải 10-12 người, thường tranh thủ ăn cơm rất sớm, đùm theo cơm nắm rồi xuôi bè. Mái chèo là cây luồng dài khoảng 10 m. Mỗi bè thường mang theo 12 khối gỗ, luồng (từ 500 đến 600 cây luồng). Nước cạn thì họ đi mất 10 ngày, nửa tháng, nước to mà không gặp nạn chỉ 3-4 ngày.
Dòng Mã Giang hiền hòa trên đất bạn Lào, khi vượt qua những dãy núi đá phía Tây Thanh Hóa bỗng trở nên hung dữ lạ thường. Mùa mưa nước dâng cao, gầm réo suốt ngày đêm, qua những vụng quẩn nước kêu ùng ục như chực nuốt chửng lấy người. Mùa khô, những mỏm đá ngầm sắc nhọn lởm chởm lộ ra, khiến thuyền bè mắc kẹt không đi nổi. Hàng trăm ghềnh thác, đá ngầm nằm dưới lòng sông đã trở thành những “tử huyệt”, là nỗi khiếp sợ của dân bè mảng.
Chiến công đầu tiên của chàng trai Hà Văn Dân đến từ một chiều cuối năm 1965. Vừa ăn cơm chiều, đang ngồi co ro trong lán thì nghe tiếng ầm ầm, một bè gỗ 12 khối đứt dây song trôi ra giữa dòng. Dân chỉ kịp hô to “Bè trôi rồi, anh em mau cứu bè” rồi cùng người bạn tên Dụng nhảy xuống sông, mải miết bơi theo bè. Chiếc bè mất trụ chèo không có điểm tựa, chực theo dòng nước xuôi xuống ghềnh Chiếng. Hà Văn Dân bám chặt đầu bè gỗ, rồi bảo Dụng lấy mái chèo, tỳ lên vai và cổ để chèo bè gỗ vào bờ. Khi neo được vào gần bờ, Dân thúc giục bạn chạy về đơn vị gọi anh em ra tiếp sức, còn mình ở lại giữ lấy bè gỗ.
Sông Mã ngày mưa, nước cuộn lên đục ngầu, thuyền không sang sông được. Dụng đành nán lại bên bờ sông mà lòng như lửa đốt. Dân ở lại coi bè suốt đêm đến sáng hôm sau. Mùa đông lạnh buốt, ngâm mình tới lúc gần kiệt sức thì anh em đến, đưa cả người lẫn bè gỗ vào bờ an toàn. Đối mặt với sinh tử, người cựu chiến binh chỉ cười: “Bè trôi xuống ghềnh Chiếng thì sẽ bị nước xoáy tan tành ngay. 12 khối gỗ là công sức bà con sơn tràng khai thác đưa xuống đơn vị để vận chuyển về xuôi, không thể để trôi được”.
Sau chiến công ấy, một ngày khi Hà Văn Dân đang xuôi dòng thì nhận được chiếc huy hiệu do Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng. Chàng trai 18 tuổi ngỡ ngàng rồi xúc động đến bật khóc. Thì ra, có nhà báo đã viết về “chiếc trụ chèo” Hà Văn Dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc được và quyết định tặng cho chàng trai người dân tộc Thái ở tận vùng Quan Hóa xa xôi chiếc huy hiệu.
Đóng bè trên sông Mã. Ảnh: Hoàng Phương.
Muốn được trực tiếp cầm súng chiến đấu, Hà Văn Dân quyết định xin cán bộ cho đi bộ đội. Nhưng anh em bảo xuôi bè cũng là chiến đấu, nhất là những người như Dân, trẻ tuổi mà vững tay chèo, lại gan dạ như con cá lăng sông Mã. Thế là Dân ở lại, tiếp tục xuôi bè. Ngày đó, máy bay địch kiểm soát tuyến sông Mã nghiêm ngặt. Đơn vị có người hy sinh, nhưng không ai chịu buông tay chèo. Bị bắn phá ban ngày, đoàn lại đi ban đêm.
Ngày 12/10/1966, tổ vận tải hơn 10 người đang xuôi dòng. Vừa qua Ái Thượng (Bá Thước) thì bị máy bay địch phát hiện, bắn xối xả. Dân vội vàng bỏ bè lao xuống dòng cứu được 4-5 anh em. Đưa được người vào bờ lại ngụp lặn như con rái cá để cứu bè. Những mảnh bè bị đạn rốc két bắn tan. Đang neo chúng lại với nhau để kéo vào thì nghe “Ầm” một tiếng. Quả bom rơi xuống giữa dòng nước, đánh tan bè và hất tung Hà Văn Dân lên bờ. Đất đá bay rào rào lấp hết người. Đưa tay sờ lên mặt thì thấy máu tuôn xối xả, Dân cố sức lấy tay cào đất đá ra khỏi người, rồi bò xuống mép sông kiểm tra bè.
Kiệt sức, chàng trai nằm ngửa, ngất luôn trên bè luồng cho đến khi anh em tìm thấy và mang đi cấp cứu. “Chuyến ấy, tôi gẫy 8 cái răng, gẫy quai hàm, phải ăn cháo mất một năm nhưng không chết”, ông cười ha hả, đưa tay chỉ vào một bên mặt co rúm, vết tích của lần cứu bè năm xưa. Anh em thu xếp cho ông về làm thủ quỹ của đơn vị nhưng Dân từ chối, bảo không xuôi bè thì buồn chân buồn tay không chịu được.
Cả chục năm chèo bè, Hà Văn Dân thuộc rõ từng ghềnh thác sông Mã. Ông bảo ghềnh Chiếng (thuộc xã Thiết Ống, Bá Thước) có ba dòng chảy. Xuôi bè cách núi Chiếng chừng 30 m thì nhanh tay lái bè quặt đầu về bên phải, men theo dòng mà đi. Đi ở dòng giữa và bên trái thì lập tức bị nước xoáy cuốn vào vách núi, bè tan, người cũng chết. Bao đời nay không ai qua Chiếng vào lúc nước to, chỉ có thể cắm bè chờ nước nhỏ mới dám đi. Lái bè giỏi như ông Hà Văn Dân, người được mệnh danh là “cá lăng sông Mã”, bao lần qua Chiếng vẫn phải nín thở.
Thế nhưng ghềnh Chiếng chưa ái ngại bằng thác Ngốc Cùng (Cửa Hà, Cẩm Thủy), điểm cuối cùng mà đoàn bè mảng phải vượt qua để đưa luồng, gỗ đến nơi tập kết. Dưới lòng thác Ngốc Cùng là trận địa đá ngầm khiến thuyền bè vô tình bị cuốn vào thì chỉ có bè tan, người nát. Thậm chí xác bị cuốn vào lòng sông, cả tuần trời mới nổi lên, không trôi đi nơi khác.
Ông Dân cho hay, bè xuôi đến đây thì phải nép sát về bờ bắc để tránh đá, dù nước chảy xiết thì cũng phải cố bám, qua được bờ bắc phải ngay lập tức bẻ lái qua bờ nam. Chậm tay, người lái có thể bị dòng nước nuốt chửng rồi đẩy vào bãi đá ngầm, đánh cho đến tan xác.
“Sông Mã giống như con ngựa bất kham. Ai muốn cưỡi được nó thì phải có chút máu liều. Sông Hồng, sông Đà có tiếng nhưng nước chảy chưa nhanh và xiết như nước sông Mã”, ông Dân nhận xét và kể năm 1965, khi kháng chiến bước vào giai đoạn ác liệt, nhu cầu gỗ, luồng cho chiến trường tăng cao. Trạm kiểm lâm Quan Hóa vận chuyển không xuể, phải đưa một số công nhân vận tải bên sông Đà qua hỗ trợ chuyển gỗ luồng về xuôi. Đi được vài chuyến, họ phải sợ và phục những lái bè ở đây có thể chế ngự được dòng nước chảy nhanh như ngựa phi.
Xuôi bè mùa nước cạn trên sông Mã. Ảnh: FB.
Năm 1973, ông hay tin mình được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động khi đang mải mê tay chèo trên sông Mã. Vài năm sau được tỉnh ủy cho đi học, rồi trở thành đại biểu Quốc hội từ khóa IV đến khóa VII, làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thời gian dài.
Chàng trai người Thái được anh em mệnh danh là đẹp trai nhất trạm lâm sản, nhưng vì bản tính nhút nhát nên 32 tuổi vẫn chịu cảnh một mình. Ông Hà Văn Ban (cố Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) thương ông như em trai, bàn với một số người đi hỏi vợ cho ông. Ngày cả đoàn mang trầu cau đến nhà gái, cô giáo Hà Thị Nhân (vợ ông bây giờ) đang dạy học trên Tam Lư cách nhà hơn 40 km.
Lấy chồng chưa hề biết mặt, cô giáo trẻ có chút lo lắng nhưng cũng biết tiếng ông gan dạ, liều lĩnh khắp vùng Quan Hóa nên chấp thuận. “Hơn 30 năm chung sống, quý nhất là tính thật thà như đếm của ông ấy, trước sau không hề thay đổi”, bà Nhân chia sẻ.
Ba đứa con gái đều đã trưởng thành, ông bà sống giản dị trong căn nhà cấp 4. Buông chèo gần 1/3 thế kỷ, nhưng người thương binh hạng 3/4 bảo vẫn tự tin chèo bè, vượt thác ghềnh sông Mã như thuở còn là chàng trai 18 tuổi.
Hoàng Phương
Bước sang tuổi 66, ông Hà Văn Dân (tiểu khu 6, thị trấn Hồi Xuân, Quan Hóa) vẫn giữ được vẻ rắn rỏi của người từng trải sóng gió. Với ông, ký ức kháng chiến không gắn liền với cây súng mà đến từ những lần xuôi bè, vận chuyển gỗ, luồng...
Mồ côi cha mẹ từ khi lên 5, cậu bé người Thái Hà Văn Dân được ông ngoại đưa về nuôi, rồi cho đi ở khắp các nhà trong bản. Do nhà gần Trạm lâm sản Quan Hóa, đứa trẻ mồ côi hay lân la sang chơi với anh em thợ thuyền. Một buổi chiều năm 1964, thấy Dân mang dây song đến bán, cán bộ trạm bảo vào bếp lấy cơm ăn, rồi đề nghị ở lại đi làm cùng anh em, đóng bè vận chuyển gỗ, luồng xuôi sông Mã về Hàm Rồng phục vụ quốc phòng.
Sau tai nạn cứu bè năm 1966, ông Hà Văn Dân bị gẫy quai hàm, mất 8 cái răng. Ảnh: Hoàng Phương.
Thời kỳ chống Mỹ, mỗi cây luồng, cây nứa miền Tây Thanh Hóa giống như viên đạn, xuôi dòng sông Mã ra mặt trận để làm hầm, lán, công sự cho bộ đội. Nghe lời anh em, Dân ở lại, lúc đầu học cách kết bè, chống mảng, rồi làm phụ bè xuôi sông cùng mọi người. Được một năm, chàng trai 18 tuổi tách bè đi riêng, trở thành một trong những người đi bè sớm và trẻ nhất của vùng Quan Hóa thời bấy giờ.
Đơn vị vận tải của Hà Văn Dân chịu trách nhiệm chuyển gỗ, luồng của bà con sơn tràng từ sông Lò, sông Luồng, tập kết ở Hồi Xuân (Quan Hóa) rồi xuôi sông Mã xuống tận Cửa Hà (Cẩm Thủy). Tổ vận tải 10-12 người, thường tranh thủ ăn cơm rất sớm, đùm theo cơm nắm rồi xuôi bè. Mái chèo là cây luồng dài khoảng 10 m. Mỗi bè thường mang theo 12 khối gỗ, luồng (từ 500 đến 600 cây luồng). Nước cạn thì họ đi mất 10 ngày, nửa tháng, nước to mà không gặp nạn chỉ 3-4 ngày.
Dòng Mã Giang hiền hòa trên đất bạn Lào, khi vượt qua những dãy núi đá phía Tây Thanh Hóa bỗng trở nên hung dữ lạ thường. Mùa mưa nước dâng cao, gầm réo suốt ngày đêm, qua những vụng quẩn nước kêu ùng ục như chực nuốt chửng lấy người. Mùa khô, những mỏm đá ngầm sắc nhọn lởm chởm lộ ra, khiến thuyền bè mắc kẹt không đi nổi. Hàng trăm ghềnh thác, đá ngầm nằm dưới lòng sông đã trở thành những “tử huyệt”, là nỗi khiếp sợ của dân bè mảng.
Chiến công đầu tiên của chàng trai Hà Văn Dân đến từ một chiều cuối năm 1965. Vừa ăn cơm chiều, đang ngồi co ro trong lán thì nghe tiếng ầm ầm, một bè gỗ 12 khối đứt dây song trôi ra giữa dòng. Dân chỉ kịp hô to “Bè trôi rồi, anh em mau cứu bè” rồi cùng người bạn tên Dụng nhảy xuống sông, mải miết bơi theo bè. Chiếc bè mất trụ chèo không có điểm tựa, chực theo dòng nước xuôi xuống ghềnh Chiếng. Hà Văn Dân bám chặt đầu bè gỗ, rồi bảo Dụng lấy mái chèo, tỳ lên vai và cổ để chèo bè gỗ vào bờ. Khi neo được vào gần bờ, Dân thúc giục bạn chạy về đơn vị gọi anh em ra tiếp sức, còn mình ở lại giữ lấy bè gỗ.
Sông Mã ngày mưa, nước cuộn lên đục ngầu, thuyền không sang sông được. Dụng đành nán lại bên bờ sông mà lòng như lửa đốt. Dân ở lại coi bè suốt đêm đến sáng hôm sau. Mùa đông lạnh buốt, ngâm mình tới lúc gần kiệt sức thì anh em đến, đưa cả người lẫn bè gỗ vào bờ an toàn. Đối mặt với sinh tử, người cựu chiến binh chỉ cười: “Bè trôi xuống ghềnh Chiếng thì sẽ bị nước xoáy tan tành ngay. 12 khối gỗ là công sức bà con sơn tràng khai thác đưa xuống đơn vị để vận chuyển về xuôi, không thể để trôi được”.
Sau chiến công ấy, một ngày khi Hà Văn Dân đang xuôi dòng thì nhận được chiếc huy hiệu do Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi tặng. Chàng trai 18 tuổi ngỡ ngàng rồi xúc động đến bật khóc. Thì ra, có nhà báo đã viết về “chiếc trụ chèo” Hà Văn Dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc được và quyết định tặng cho chàng trai người dân tộc Thái ở tận vùng Quan Hóa xa xôi chiếc huy hiệu.
Đóng bè trên sông Mã. Ảnh: Hoàng Phương.
Muốn được trực tiếp cầm súng chiến đấu, Hà Văn Dân quyết định xin cán bộ cho đi bộ đội. Nhưng anh em bảo xuôi bè cũng là chiến đấu, nhất là những người như Dân, trẻ tuổi mà vững tay chèo, lại gan dạ như con cá lăng sông Mã. Thế là Dân ở lại, tiếp tục xuôi bè. Ngày đó, máy bay địch kiểm soát tuyến sông Mã nghiêm ngặt. Đơn vị có người hy sinh, nhưng không ai chịu buông tay chèo. Bị bắn phá ban ngày, đoàn lại đi ban đêm.
Ngày 12/10/1966, tổ vận tải hơn 10 người đang xuôi dòng. Vừa qua Ái Thượng (Bá Thước) thì bị máy bay địch phát hiện, bắn xối xả. Dân vội vàng bỏ bè lao xuống dòng cứu được 4-5 anh em. Đưa được người vào bờ lại ngụp lặn như con rái cá để cứu bè. Những mảnh bè bị đạn rốc két bắn tan. Đang neo chúng lại với nhau để kéo vào thì nghe “Ầm” một tiếng. Quả bom rơi xuống giữa dòng nước, đánh tan bè và hất tung Hà Văn Dân lên bờ. Đất đá bay rào rào lấp hết người. Đưa tay sờ lên mặt thì thấy máu tuôn xối xả, Dân cố sức lấy tay cào đất đá ra khỏi người, rồi bò xuống mép sông kiểm tra bè.
Kiệt sức, chàng trai nằm ngửa, ngất luôn trên bè luồng cho đến khi anh em tìm thấy và mang đi cấp cứu. “Chuyến ấy, tôi gẫy 8 cái răng, gẫy quai hàm, phải ăn cháo mất một năm nhưng không chết”, ông cười ha hả, đưa tay chỉ vào một bên mặt co rúm, vết tích của lần cứu bè năm xưa. Anh em thu xếp cho ông về làm thủ quỹ của đơn vị nhưng Dân từ chối, bảo không xuôi bè thì buồn chân buồn tay không chịu được.
Cả chục năm chèo bè, Hà Văn Dân thuộc rõ từng ghềnh thác sông Mã. Ông bảo ghềnh Chiếng (thuộc xã Thiết Ống, Bá Thước) có ba dòng chảy. Xuôi bè cách núi Chiếng chừng 30 m thì nhanh tay lái bè quặt đầu về bên phải, men theo dòng mà đi. Đi ở dòng giữa và bên trái thì lập tức bị nước xoáy cuốn vào vách núi, bè tan, người cũng chết. Bao đời nay không ai qua Chiếng vào lúc nước to, chỉ có thể cắm bè chờ nước nhỏ mới dám đi. Lái bè giỏi như ông Hà Văn Dân, người được mệnh danh là “cá lăng sông Mã”, bao lần qua Chiếng vẫn phải nín thở.
Thế nhưng ghềnh Chiếng chưa ái ngại bằng thác Ngốc Cùng (Cửa Hà, Cẩm Thủy), điểm cuối cùng mà đoàn bè mảng phải vượt qua để đưa luồng, gỗ đến nơi tập kết. Dưới lòng thác Ngốc Cùng là trận địa đá ngầm khiến thuyền bè vô tình bị cuốn vào thì chỉ có bè tan, người nát. Thậm chí xác bị cuốn vào lòng sông, cả tuần trời mới nổi lên, không trôi đi nơi khác.
Ông Dân cho hay, bè xuôi đến đây thì phải nép sát về bờ bắc để tránh đá, dù nước chảy xiết thì cũng phải cố bám, qua được bờ bắc phải ngay lập tức bẻ lái qua bờ nam. Chậm tay, người lái có thể bị dòng nước nuốt chửng rồi đẩy vào bãi đá ngầm, đánh cho đến tan xác.
“Sông Mã giống như con ngựa bất kham. Ai muốn cưỡi được nó thì phải có chút máu liều. Sông Hồng, sông Đà có tiếng nhưng nước chảy chưa nhanh và xiết như nước sông Mã”, ông Dân nhận xét và kể năm 1965, khi kháng chiến bước vào giai đoạn ác liệt, nhu cầu gỗ, luồng cho chiến trường tăng cao. Trạm kiểm lâm Quan Hóa vận chuyển không xuể, phải đưa một số công nhân vận tải bên sông Đà qua hỗ trợ chuyển gỗ luồng về xuôi. Đi được vài chuyến, họ phải sợ và phục những lái bè ở đây có thể chế ngự được dòng nước chảy nhanh như ngựa phi.
Xuôi bè mùa nước cạn trên sông Mã. Ảnh: FB.
Năm 1973, ông hay tin mình được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động khi đang mải mê tay chèo trên sông Mã. Vài năm sau được tỉnh ủy cho đi học, rồi trở thành đại biểu Quốc hội từ khóa IV đến khóa VII, làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong thời gian dài.
Chàng trai người Thái được anh em mệnh danh là đẹp trai nhất trạm lâm sản, nhưng vì bản tính nhút nhát nên 32 tuổi vẫn chịu cảnh một mình. Ông Hà Văn Ban (cố Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa) thương ông như em trai, bàn với một số người đi hỏi vợ cho ông. Ngày cả đoàn mang trầu cau đến nhà gái, cô giáo Hà Thị Nhân (vợ ông bây giờ) đang dạy học trên Tam Lư cách nhà hơn 40 km.
Lấy chồng chưa hề biết mặt, cô giáo trẻ có chút lo lắng nhưng cũng biết tiếng ông gan dạ, liều lĩnh khắp vùng Quan Hóa nên chấp thuận. “Hơn 30 năm chung sống, quý nhất là tính thật thà như đếm của ông ấy, trước sau không hề thay đổi”, bà Nhân chia sẻ.
Ba đứa con gái đều đã trưởng thành, ông bà sống giản dị trong căn nhà cấp 4. Buông chèo gần 1/3 thế kỷ, nhưng người thương binh hạng 3/4 bảo vẫn tự tin chèo bè, vượt thác ghềnh sông Mã như thuở còn là chàng trai 18 tuổi.
Hoàng Phương
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Chinh phục cá mập trắng nặng 1.000 kg
» Những điểm đen trên đường chinh phục Fansipan
» Người Quảng Ninh có thể sống trên 'dòng sông cổ'
» Con người hạnh phúc hơn khi về già
» Niềm tin giúp con người hạnh phúc
» Những điểm đen trên đường chinh phục Fansipan
» Người Quảng Ninh có thể sống trên 'dòng sông cổ'
» Con người hạnh phúc hơn khi về già
» Niềm tin giúp con người hạnh phúc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết