Cái chết không đến tức thì
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cái chết không đến tức thì
Cái chết của sinh vật, kể cả con người, diễn ra chậm chứ không phải tức thì. Nó lây lan như một làn sóng từ tế bào này sang tế bào khác cho đến khi toàn bộ cơ thể chết đi.
Cái chết xảy ra chậm hơn suy nghĩ của con người. Ảnh minh họa: Flickr.
Một trong những câu hỏi luôn là bí ẩn lớn của cuộc sống là: "Những gì xảy ra sau khi chúng ta chết?" nhiều khả năng sẽ không bao giờ có câu trả lời, nhưng khoa học phát triển đang tiến gần hơn vấn đề này.
Theo nghiên cứu công bố mới nhất của tạp chí Plos Biology, cơ chế gây ra khi sinh vật bắt đầu chết là một quá trình xảy ra chậm hơn so với suy nghĩ, các tế bào của chúng không chết cùng một lúc mà chúng chết đi như một làn sóng từ tế bào này qua tế bào khác bởi sự lây lan axit, Discovery cho biết.
Để đưa ra kết luận trên, giới khoa học kiểm tra chặt chẽ những thay đổi sinh học của giun đất sau cái chết. Kết quả, cơ thể chúng có một màu xanh tạo bởi axit anthranillic. Chính axit này chịu trách nhiệm kết thúc sự sống của sinh vật ở cấp độ tế bào.
Người đứng đầu nghiên cứu David Gems cho biết: “Chúng tôi đã xác định được con đường hóa học của sự tự hủy diệt lan truyền trong tế bào khi sinh vật chết đi, đó chính là ánh sáng màu xanh huỳnh quang của axit anthranillic tỏa đi khắp cơ thể, nó giống như một màu xanh “thần chết” khiến sự sống bị dập tắt hoàn toàn”.
Trong một số trường hợp, các nhà khoa học có thể ngăn chặn quá trình sinh hóa dẫn đến làn sóng chết chóc này bằng cách chống lại, hoặc hạn chế sự lây lan của axit anthranillic, từ đó phát triển cách thức mới kéo dài tuổi thọ con người.
Ông Gems nói: "Chúng tôi có thể trì hoãn cái chết, chẳng hạn do nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn đường đi của cái chết, nhưng chúng tôi không thể làm chậm quá trình tử vong do tuổi già. Điều này cho thấy, cái chết do lão hóa là kết quả của nhiều quá trình sinh hóa hoạt động cùng lúc với nhau".
Lê Hùng
Cái chết xảy ra chậm hơn suy nghĩ của con người. Ảnh minh họa: Flickr.
Một trong những câu hỏi luôn là bí ẩn lớn của cuộc sống là: "Những gì xảy ra sau khi chúng ta chết?" nhiều khả năng sẽ không bao giờ có câu trả lời, nhưng khoa học phát triển đang tiến gần hơn vấn đề này.
Theo nghiên cứu công bố mới nhất của tạp chí Plos Biology, cơ chế gây ra khi sinh vật bắt đầu chết là một quá trình xảy ra chậm hơn so với suy nghĩ, các tế bào của chúng không chết cùng một lúc mà chúng chết đi như một làn sóng từ tế bào này qua tế bào khác bởi sự lây lan axit, Discovery cho biết.
Để đưa ra kết luận trên, giới khoa học kiểm tra chặt chẽ những thay đổi sinh học của giun đất sau cái chết. Kết quả, cơ thể chúng có một màu xanh tạo bởi axit anthranillic. Chính axit này chịu trách nhiệm kết thúc sự sống của sinh vật ở cấp độ tế bào.
Người đứng đầu nghiên cứu David Gems cho biết: “Chúng tôi đã xác định được con đường hóa học của sự tự hủy diệt lan truyền trong tế bào khi sinh vật chết đi, đó chính là ánh sáng màu xanh huỳnh quang của axit anthranillic tỏa đi khắp cơ thể, nó giống như một màu xanh “thần chết” khiến sự sống bị dập tắt hoàn toàn”.
Trong một số trường hợp, các nhà khoa học có thể ngăn chặn quá trình sinh hóa dẫn đến làn sóng chết chóc này bằng cách chống lại, hoặc hạn chế sự lây lan của axit anthranillic, từ đó phát triển cách thức mới kéo dài tuổi thọ con người.
Ông Gems nói: "Chúng tôi có thể trì hoãn cái chết, chẳng hạn do nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn đường đi của cái chết, nhưng chúng tôi không thể làm chậm quá trình tử vong do tuổi già. Điều này cho thấy, cái chết do lão hóa là kết quả của nhiều quá trình sinh hóa hoạt động cùng lúc với nhau".
Lê Hùng
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Máy bay không người lái bay 5 năm không nghỉ
» Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ chết sớm
» Hơn 2 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí
» Tổng bí thư: ‘Nhiều việc không có tiền không trôi'
» 'Không có giáo sư Hoàng Như Mai thì không có Nguyễn Ngọc Ký'
» Không khí ô nhiễm làm tăng nguy cơ chết sớm
» Hơn 2 triệu người chết mỗi năm vì ô nhiễm không khí
» Tổng bí thư: ‘Nhiều việc không có tiền không trôi'
» 'Không có giáo sư Hoàng Như Mai thì không có Nguyễn Ngọc Ký'
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết