Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Nhiều vụ giang hồ thanh toán nhau trong bệnh viện

Go down

Nhiều vụ giang hồ thanh toán nhau trong bệnh viện Empty Nhiều vụ giang hồ thanh toán nhau trong bệnh viện

Bài gửi  chilaemthoi Sun Sep 29, 2013 1:51 pm

Sau vụ côn đồ hăm dọa nhân viên y tế Bệnh viện Nhân dân Gia Định, nhiều bác sĩ và điều dưỡng làm việc tại phòng cấp cứu tại các bệnh viện ở TP HCM thừa nhận nỗi lo bị giang hồ tấn công luôn canh cánh trong lòng thầy thuốc.
Nằm tại quận 1, Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn là một trong những cơ sở y tế công lập thường xuyên chịu áp lực với nạn côn đồ quậy phá. Theo một lãnh đạo bệnh viện, mỗi năm, nơi đây có đến hàng chục vụ băng nhóm đến tìm nhau thanh toán vì "kẻ thù" được đưa vào cấp cứu. Không ầm ĩ như vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định hôm 22/9, song các tay giang hồ cũng khiến đội ngũ y bác sĩ nhiều phen hú vía.



Tập trung cứu người, các bác sĩ khoa cấp cứu còn phải đối diện với nỗi lo từ những bệnh nhân "siêu quậy" hoặc những băng nhóm tìm đến để thanh toán nhau. Ảnh minh họa: Thiên Chương.

Nguyên nhân chủ yếu được cho là Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn có vị trí trung tâm thành phố, là địa chỉ cấp cứu tiện lợi nhất của những bệnh nhân từ các cuộc đả thương của các "anh chị" hoạt động ở khu vực xung quanh. Trung bình mỗi tháng, khoa Cấp cứu của bệnh viện này tiếp nhận khoảng trăm ca đâm chém nhau. Và cứ vài tháng, êkíp trực cấp cứu lại phải nép mình lánh nạn một lần bởi các "anh chị" xông vào tận giường bệnh để thanh toán nhau.

Một bác sĩ tại đây cho biết, vẫn còn ám ảnh về vụ "đại náo" của giang hồ hồi năm 2012. Lần đó nhân viên bệnh viện ai cũng hú vía khi nhóm đông thanh niên bất ngờ xuất hiện lúc nửa đêm trên những chiếc xe phân khối lớn. Nghĩ là người nhà của bệnh nhân nên bảo vệ không kịp ngăn lại. Họ hùng hổ xông vào, lăm lăm hung khí, quát: "Có thằng nào tên Hùng ở đây không" trong khi bệnh nhân này vừa nhập viện nửa giờ trước với tình trạng đầu cổ đầy máu do nhiều vết chém. May mắn là lúc đó anh này vừa được chuyển đi chụp CT nên nhóm thanh niên không nhìn thấy. Sau một hồi quanh quẩn, cả bọn chửi bới ầm ĩ rồi bỏ đi.

Một lần khác, cũng nửa đêm, trong khi các bác sĩ và điều dưỡng đang băng bó cho một bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng người có nhiều vết chém thì hai thanh niên khác xông vào, xô ngã bác sĩ và bắt bệnh viện phải giao người. Trước tình huống trên, các nhân viên y tế phải lánh mặt để gọi điện cầu cứu cảnh sát. Sự việc may mắn được giải quyết khi đội bảo vệ của bệnh viện và công an kịp thời có mặt.

Một điều dưỡng làm việc gần 10 năm tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn cho biết thêm, có những lần các tay côn đồ quá hung hăng cầm gậy dọa đánh mọi người nên cả êkíp trực phải bỏ chạy. "Nói năng mềm mỏng và can ngăn không thành công, chúng tôi chỉ còn cách trốn đi để chờ công an đến giải quyết. Có khi họ không chỉ dừng lại ở phòng cấp cứu mà còn lùng sục khắp các khoa phòng", chị này nói.

Không bị xông vào tận nơi do hệ thống cửa chặn ở lối vào khá nghiêm ngặt và đội ngũ bảo vệ dày đặc, song phòng cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cũng không ít lần bị côn đồ đến quậy phá. Bọn họ đứng bên ngoài chỉ trỏ, nhá hung khí đòi vào để "thăm hỏi sức khỏe" bệnh nhân.

"Có lần chúng tôi chở cấp cứu cho một thanh niên thì trên đường bị một toán thanh niên khác chạy theo với vẻ mặt rất giận dữ. Biết có chuyện chẳng lành, tôi bấm còi ưu tiên chạy nhanh hơn, đồng thời gọi điện cho bảo vệ chặn những người này khi xe cấp cứu về đến bệnh viện", một tài xế thuộc tổ Công xa, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết.

Tương tự, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cũng không ít lần hú vía khi đang đang cấp cứu cho bệnh nhân thì bỗng dưng nhiều người ập vào quát tháo "coi coi nó có ở đây không", "có là xử luôn".



Dương Minh Công dẫn đầu băng nhóm truy sát đối thủ đến tận Bệnh viện Thủ Đức năm 2011. Ảnh: Quốc Thắng.

Trao đổi với VnExpress, bác sĩ Phan Văn Nghiệm, nguyên phó giám đốc Bệnh viện đa khoa Sài Gòn cho biết, có 3 nhóm đối tượng chính thường tấn công bệnh viện. Một là băng nhóm thanh toán nhau, hai là những bệnh nhân hoặc những người đã uống rượu say và cuối cùng là những người bức xúc do người thân bị tử vong sau điều trị. Trong số này, nguy hiểm cho bệnh nhân đang điều trị và nhân viên y tế hơn cả vẫn là những băng nhóm giang hồ tìm đến để thanh toán nhau.

"Để đối phó, ngoài lực lượng bảo vệ có nghề, chúng tôi cũng thường xuyên nhắc nhở nhân viên phải mềm mỏng khi bị phản ứng. Phải tìm cách trì hoãn hành động của họ, đồng thời báo công an. Trong trường hợp xấu nhất, nhân viên y tế sẽ thoát thân bằng một cửa thoát hiểm đã được thiết kế sẵn", bác sĩ Nghiệm nói.

Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, để tránh tình trạng côn đồ quấy rối, đội bảo vệ lên đến vài chục người luôn luân phiên túc trực cả ngày lẫn đêm. Một số bệnh viện khác phải thường xuyên tiếp nhận cấp cứu như Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, nhân viên y tế làm việc tại khoa Cấp cứu và lực lượng bảo vệ cũng thường xuyên được nhắc nhở cách đối phó khi xảy ra nạn côn đồ tấn công.

"Dù chuẩn bị kỹ nhưng những người này thường rất hung hãn, ra tay rất nhanh nên chúng tôi vẫn không khỏi lo. Chúng tôi rất mong họ phải hiểu rõ công việc, trách nhiệm của bác sĩ là phải cứu người chứ hoàn toàn không bênh vực hay che giấu ai", một bác sĩ từng bị côn đồ hù dọa vì cho rằng dám che giấu bệnh nhân, phân trần.

Còn với vụ "đại náo" bệnh viện do sự cố của nhân viên y tế, bác sĩ Phan Văn Nghiệm cho rằng, giữa người bệnh và thầy thuốc cần phải hiểu nhau hơn. Thỉnh thoảng vẫn còn tình trạng một "con sâu làm rầu nồi canh", việc các bác sĩ tách trách làm bệnh nhân tử vong cần phải chấn chỉnh, xử lý. Song, người bệnh hay người nhà bệnh nhân cũng cần phải hiểu và thông cảm hơn cho sự vất vả của người thầy thuốc. "Xã hội không nên vì một vài chuyện tiêu cực của ngành mà từ đó có cái nhìn xấu cho toàn bộ các bác sĩ. Điều này tạo một áp lực lên người khoác blouse trắng", ông Nghiệm nói.

Cũng theo ông Nghiệm, một điều khác khiến nhiều người trong ngành y lo lắng là hành lang bảo vệ cho người thầy thuốc vẫn còn chưa được quan tâm. "Người bệnh có chuyện gì thì đòi được bồi thường trong khi nhân viên y tế lại chưa có bảo hiểm tai nạn lao động. Bất trắc trong công việc thì nghề nào cũng có. Nghề y lại đối diện với nhiều bất trắc hơn cả. Chính vì thế, người thầy thuốc luôn mong chờ sự quan tâm hơn nữa từ xã hội, từ những chính sách dành cho ngành", ông Nghiệm cho biết.

Thiên Chương

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết