Hà Nội cấp tốc xây dựng các bến xe tạm
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hà Nội cấp tốc xây dựng các bến xe tạm
Để giảm tải cho bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo quyết định cho xây dựng ngay một số bến xe tạm tại ở khu vực Pháp Vân, đường Bắc Thăng Long, hoàn thành trong năm nay.
Vài năm gần đây, nhu cầu đi lại của người dân phía tây thủ đô tăng cao cùng với tốc độ đô thị hóa ở khu vực này, bến xe Mỹ Đình rộng 1,9 ha (theo quy hoạch là 3,2 ha) mỗi ngày có bình quân 950 xe khách xuất bến, ngày cao điểm tới 1.200 xe. Thiếu diện tích nên bến xe này lâm cảnh quá tải, đơn vị quản lý buông lỏng để phương tiện hoạt động lộn xộn, phát sinh bến dù, xe cóc ngoài bến gây mất trật tự đô thị.
Tương tự, các bến Giáp Bát, Gia Lâm đều đã quá tải do diện tích hạn chế, không thể tiếp nhận thêm phương tiện mặc dù nhu cầu đi lại của hành khách ngày một tăng cao.
Lãnh đạo Sở Giao thông xuống kiểm tra bến xe Mỹ Đình. Ảnh: Đ.L.
Để giảm tải cho bến xe Mỹ Đình và sắp xếp luồng tuyến tại các bến xe Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải quyết định điều chuyển hơn 100 xe từ Mỹ Đình sang các bến khác như Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Giáp Bát. Tuy nhiên, chủ trương này vấp phải sự phản đối của nhiều chủ xe cũng như xáo trộn đi lại của một bộ phận hành khách.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở kiến nghị thành phố cho sử dụng một số bãi xe Đền Lừ, Hải Bối để tập kết xe và trung chuyển hành khách từ phía nam hoặc phía bắc vào thành phố; yêu cầu huyện Từ Liêm thu hồi đất, tiếp tục mở rộng bến xe Mỹ Đình theo quy hoạch.
Sau chuyến đi khảo sát các bến xe mới đây, ngày 11/7, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã quyết định giao Sở Giao thông Vận tải xây dựng các bến xe tạm tại bãi đỗ xe nút giao Pháp Vân có diện tích 6 ha để trung chuyển hành khách từ phía nam và bến xe tạm bên đường cao tốc Bắc Thăng Long phục vụ hành khách khu vực phía bắc. Các bến này phải hoàn tất trong năm 2013. Ngoài ra, bến xe buýt Nam Thăng Long sẽ có thêm chức năng là nơi trung chuyển hành khách trên quốc lộ 2, 3 để giảm tải cho bến xe Mỹ Đình.
Chủ tịch thành phố cũng giao Tổng công ty Vận tải Hà Nội tổ chức lập dự án đầu tư mở rộng bến xe Mỹ Đình với diện tích đất 1,3 ha ở phía sau bến xe hiện tại.
Lãnh đạo thành phố kiên quyết điều chuyển 52 phương tiện được bố trí vào bến Mỹ Đình từ năm 2009 đến bến Yên Nghĩa, Nước Ngầm và điều chuyển có lộ trình các phương tiện còn lại theo đúng hướng tuyến ra vào thủ đô.
Đoàn Loan
Vài năm gần đây, nhu cầu đi lại của người dân phía tây thủ đô tăng cao cùng với tốc độ đô thị hóa ở khu vực này, bến xe Mỹ Đình rộng 1,9 ha (theo quy hoạch là 3,2 ha) mỗi ngày có bình quân 950 xe khách xuất bến, ngày cao điểm tới 1.200 xe. Thiếu diện tích nên bến xe này lâm cảnh quá tải, đơn vị quản lý buông lỏng để phương tiện hoạt động lộn xộn, phát sinh bến dù, xe cóc ngoài bến gây mất trật tự đô thị.
Tương tự, các bến Giáp Bát, Gia Lâm đều đã quá tải do diện tích hạn chế, không thể tiếp nhận thêm phương tiện mặc dù nhu cầu đi lại của hành khách ngày một tăng cao.
Lãnh đạo Sở Giao thông xuống kiểm tra bến xe Mỹ Đình. Ảnh: Đ.L.
Để giảm tải cho bến xe Mỹ Đình và sắp xếp luồng tuyến tại các bến xe Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải quyết định điều chuyển hơn 100 xe từ Mỹ Đình sang các bến khác như Yên Nghĩa, Nước Ngầm, Giáp Bát. Tuy nhiên, chủ trương này vấp phải sự phản đối của nhiều chủ xe cũng như xáo trộn đi lại của một bộ phận hành khách.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở kiến nghị thành phố cho sử dụng một số bãi xe Đền Lừ, Hải Bối để tập kết xe và trung chuyển hành khách từ phía nam hoặc phía bắc vào thành phố; yêu cầu huyện Từ Liêm thu hồi đất, tiếp tục mở rộng bến xe Mỹ Đình theo quy hoạch.
Sau chuyến đi khảo sát các bến xe mới đây, ngày 11/7, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã quyết định giao Sở Giao thông Vận tải xây dựng các bến xe tạm tại bãi đỗ xe nút giao Pháp Vân có diện tích 6 ha để trung chuyển hành khách từ phía nam và bến xe tạm bên đường cao tốc Bắc Thăng Long phục vụ hành khách khu vực phía bắc. Các bến này phải hoàn tất trong năm 2013. Ngoài ra, bến xe buýt Nam Thăng Long sẽ có thêm chức năng là nơi trung chuyển hành khách trên quốc lộ 2, 3 để giảm tải cho bến xe Mỹ Đình.
Chủ tịch thành phố cũng giao Tổng công ty Vận tải Hà Nội tổ chức lập dự án đầu tư mở rộng bến xe Mỹ Đình với diện tích đất 1,3 ha ở phía sau bến xe hiện tại.
Lãnh đạo thành phố kiên quyết điều chuyển 52 phương tiện được bố trí vào bến Mỹ Đình từ năm 2009 đến bến Yên Nghĩa, Nước Ngầm và điều chuyển có lộ trình các phương tiện còn lại theo đúng hướng tuyến ra vào thủ đô.
Đoàn Loan
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Syria dùng khí độc hóa học từ cách đây 1.700 năm
» Sử dụng GPS để dự đoán bão
» Vì sao máy bay dân dụng phải giữ độ cao 10 km khi bay?
» ĐH Xây dựng có 13 điểm 10
» Chuẩn bị xây dựng 146 km cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn
» Sử dụng GPS để dự đoán bão
» Vì sao máy bay dân dụng phải giữ độ cao 10 km khi bay?
» ĐH Xây dựng có 13 điểm 10
» Chuẩn bị xây dựng 146 km cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết