Nghiên cứu 'bò nằm xuống rồi sẽ đứng lên' đạt giải Ig Nobel
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nghiên cứu 'bò nằm xuống rồi sẽ đứng lên' đạt giải Ig Nobel
Bò càng nằm lâu càng sớm đứng lên, chuột được ghép tim sống lâu hơn khi nghe nhạc opera, liệu con người có thể bước đi trên mặt nước ở các hành tinh khác là ba trong số 10 phát hiện khoa học hài hước giành giải Ig Nobel năm nay.
"Thứ nhất, con bò càng nằm lâu thì càng nhiều khả năng nó sẽ đứng lên. Thứ hai, một khi con bò đứng lên, bạn không thể dễ dàng đoán được bao giờ nó sẽ lại nằm xuống" là phát hiện đoạt giải xác suất Ig Nobel 2013 của các nhà nghiên cứu động vật tại Scotland. Ảnh: Wikipedia
Lễ trao giải Ig Nobel, "tôn vinh" các nghiên cứu khiến mọi người phá lên cười nhưng sau đó phải suy nghĩ, hôm qua diễn ra tại Đại học Harvard, Mỹ, trong lần tổ chức thứ 23. Giải thưởng được tạp chí Annals of Improbable Research trao tặng, và là một kiểu nhại lại giải thưởng danh tiếng Nobel, được dự kiến công bố vào tháng tới.
Giải sinh học và thiên văn học năm nay được trao cho nhóm của Eric Warrant tại Đại học Lund, Thụy Điển, vì phát hiện ra rằng loài bọ sống trong phân xác định phương hướng bằng mặt trăng. Các nhà khoa học nghiên cứu khả năng lăn phân của loài bọ theo đường thẳng và lấy trăng làm chỉ dẫn.
Masanori Niimi, thuộc Đại học Teikyo, Tokyo, giành giải y dược vì phát hiện ra rằng những con chuột được ghép tim sống lâu hơn khi chúng nghe một loại nhạc nhất định. Trong khi những con chuột thường sống được trung bình 7 ngày, những con nghe nhạc opera La Traviata của nhà soạn nhạc Verdi sống được tới 27 ngày. Những con nghe ca sĩ Enya người Ireland hát thì sống được 11 ngày.
Brad Bushman, thuộc Đại học Quốc gia bang Ohio, Mỹ, giành giải tâm lý học vì xác nhận rằng người say rượu nghĩ họ hấp dẫn hơn. Trong nghiên cứu của ông, những người tham gia phải nói họ thấy mình hấp dẫn, độc đáo và hài hước ra sao.
Giải xác suất được trao cho các nhà khoa học nghiên cứu về động vật tại Đại học Nông thôn của Scotland vì hai phát hiện liên quan đến nhau. "Đầu tiên, đó là con bò càng nằm lâu thì có càng nhiều khả năng nó sẽ đứng lên. Và thứ hai là, một khi con bò đứng lên, bạn không thể dễ dàng đoán được bao giờ nó sẽ lại nằm xuống", các nhà nghiên cứu cho hay.
Giải vật lý thuộc về một nghiên cứu trong đó xem xét trọng lực trên một hành tinh sẽ phải nhỏ đến mức nào để con người có thể bước đi trên mặt hồ mà không bị chìm.
Alberto Minetti, thuộc Đại học Milan, và Yuri Ivanenko, thuộc Bệnh viện Nghiên cứu Italy treo các tình nguyện viên trên một bể nước để mô phỏng trọng lượng của họ trên những hành tinh theo những trọng lực khác nhau và đề nghị họ đi trên nước. Kết quả cho thấy con người có thể đi trên bề mặt hồ nước trên Mặt trăng nhưng có thể không đi được trên Sao Hỏa.
Giải Ig Nobel được chính những người từng thắng giải Nobel trao tặng, như nhà vật lý Roy Glauber, Frank Wilczek và Sheldon Glashow, Guardian cho hay.
Marc Abrahams, biên tập của tạp chí Annals of Improbable Research, cũng là người sáng lập giải Ig Nobel, dự kiến sẽ phát biểu bế mạc lễ trao giải bằng một lời tạm biệt truyền thống: "Nếu bạn không thắng giải Ig Nobel tối nay, và kể cả nếu bạn thắng, cũng chúc bạn may mắn vào năm sau".
Các giải Ig Nobel 2013 khác
Trọng Giáp
"Thứ nhất, con bò càng nằm lâu thì càng nhiều khả năng nó sẽ đứng lên. Thứ hai, một khi con bò đứng lên, bạn không thể dễ dàng đoán được bao giờ nó sẽ lại nằm xuống" là phát hiện đoạt giải xác suất Ig Nobel 2013 của các nhà nghiên cứu động vật tại Scotland. Ảnh: Wikipedia
Lễ trao giải Ig Nobel, "tôn vinh" các nghiên cứu khiến mọi người phá lên cười nhưng sau đó phải suy nghĩ, hôm qua diễn ra tại Đại học Harvard, Mỹ, trong lần tổ chức thứ 23. Giải thưởng được tạp chí Annals of Improbable Research trao tặng, và là một kiểu nhại lại giải thưởng danh tiếng Nobel, được dự kiến công bố vào tháng tới.
Giải sinh học và thiên văn học năm nay được trao cho nhóm của Eric Warrant tại Đại học Lund, Thụy Điển, vì phát hiện ra rằng loài bọ sống trong phân xác định phương hướng bằng mặt trăng. Các nhà khoa học nghiên cứu khả năng lăn phân của loài bọ theo đường thẳng và lấy trăng làm chỉ dẫn.
Masanori Niimi, thuộc Đại học Teikyo, Tokyo, giành giải y dược vì phát hiện ra rằng những con chuột được ghép tim sống lâu hơn khi chúng nghe một loại nhạc nhất định. Trong khi những con chuột thường sống được trung bình 7 ngày, những con nghe nhạc opera La Traviata của nhà soạn nhạc Verdi sống được tới 27 ngày. Những con nghe ca sĩ Enya người Ireland hát thì sống được 11 ngày.
Brad Bushman, thuộc Đại học Quốc gia bang Ohio, Mỹ, giành giải tâm lý học vì xác nhận rằng người say rượu nghĩ họ hấp dẫn hơn. Trong nghiên cứu của ông, những người tham gia phải nói họ thấy mình hấp dẫn, độc đáo và hài hước ra sao.
Giải xác suất được trao cho các nhà khoa học nghiên cứu về động vật tại Đại học Nông thôn của Scotland vì hai phát hiện liên quan đến nhau. "Đầu tiên, đó là con bò càng nằm lâu thì có càng nhiều khả năng nó sẽ đứng lên. Và thứ hai là, một khi con bò đứng lên, bạn không thể dễ dàng đoán được bao giờ nó sẽ lại nằm xuống", các nhà nghiên cứu cho hay.
Giải vật lý thuộc về một nghiên cứu trong đó xem xét trọng lực trên một hành tinh sẽ phải nhỏ đến mức nào để con người có thể bước đi trên mặt hồ mà không bị chìm.
Alberto Minetti, thuộc Đại học Milan, và Yuri Ivanenko, thuộc Bệnh viện Nghiên cứu Italy treo các tình nguyện viên trên một bể nước để mô phỏng trọng lượng của họ trên những hành tinh theo những trọng lực khác nhau và đề nghị họ đi trên nước. Kết quả cho thấy con người có thể đi trên bề mặt hồ nước trên Mặt trăng nhưng có thể không đi được trên Sao Hỏa.
Giải Ig Nobel được chính những người từng thắng giải Nobel trao tặng, như nhà vật lý Roy Glauber, Frank Wilczek và Sheldon Glashow, Guardian cho hay.
Marc Abrahams, biên tập của tạp chí Annals of Improbable Research, cũng là người sáng lập giải Ig Nobel, dự kiến sẽ phát biểu bế mạc lễ trao giải bằng một lời tạm biệt truyền thống: "Nếu bạn không thắng giải Ig Nobel tối nay, và kể cả nếu bạn thắng, cũng chúc bạn may mắn vào năm sau".
Các giải Ig Nobel 2013 khác
Trọng Giáp
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» 7 nhà khoa học đạt giải Nobel sắp tới Việt Nam
» 5 nhà Vật lý đạt giải Nobel hội ngộ tại Bình Định
» Nhà vật lý giải Nobel từng kêu gọi bỏ cấm vận Việt Nam
» Nhà vật lý đạt giải Nobel đến Bình Định
» Nhà khoa học tìm ra 'Hạt của Chúa' giành giải Nobel Vật lý 2013
» 5 nhà Vật lý đạt giải Nobel hội ngộ tại Bình Định
» Nhà vật lý giải Nobel từng kêu gọi bỏ cấm vận Việt Nam
» Nhà vật lý đạt giải Nobel đến Bình Định
» Nhà khoa học tìm ra 'Hạt của Chúa' giành giải Nobel Vật lý 2013
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết