Ngày học đầu tiên của học sinh trường khiếm thị
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Ngày học đầu tiên của học sinh trường khiếm thị
Sáng 6/9, học sinh khiếm thị ở Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận 10, TP HCM) chính thức bước vào năm học mới. Ngoài việc học, các em còn được dạy kỹ năng sống để có thể tự vệ sinh thân thể, giặt đồ, đi chợ, nấu ăn...
Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu dành riêng cho học sinh bị khiếm thị. Để giúp con quen với môi trường mới, nhều phụ huynh đưa con vào tận phòng học và không quên ôm hôn động viên con trước khi đi làm.
Mặc dù vậy, nhiều bé vẫn khóc nức nở đòi về với mẹ. Một cô giáo mầm non chia sẻ, thường những ngày đầu tới lớp em nào cũng khóc rất nhiều, phải mất khoảng 2 tuần đến 1 tháng sau, các em mới quen được với môi trường mới.
Tuy nhiên cũng có em tỏ ra thích thú với lớp mới, say sưa chơi đùa cùng những con thú nhựa.
Có em lại say mê tìm hiểu những phím đàn. Ngoài việc học văn hóa, học sinh ở trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu còn được học thêm các môn năng khiếu như, đàn, hát, múa, vẽ... để có thể phát triển khả năng của mình.
Hai chị em sinh đôi Thư Kỳ và Gia Tuệ chơi đùa ở lớp học mầm non. Cha mẹ của Kỳ và Tuệ bị mù bẩm sinh, từ lúc chào đời hai cô bé cũng bị yếu thị giác.
Cô hiệu trưởng Hà Thanh Vân đang chỉ dạy một học sinh lớp 1. "Hơn 19 năm gắn bó, với tôi, mỗi một sự tiến bộ, một nụ cười của các em chính là niềm hạnh phúc mà cuộc sống ban tặng", cô Vân chia sẻ.
Vào lớp 1, học sinh bắt đầu được làm quen với việc học chữ nổi. Toàn bộ các em đều lóng ngóng khi lần đầu xếp giấy vào bảng chữ nổi để học viết dù được cô giáo tận tụy bảo ban từng động tác.
"Con thỏ thì có 4 chân và có hai cái tai thật dài, con cá thì có vây và thở bằng mang...", cô giáo bắt đầu giảng về những bài học đầu tiên để học sinh tập làm quen với các con vật.
Ngoài việc học, các em còn được dạy những kỹ năng sống cần thiết. Từ việc tự lấy đồ dùng học tập đến vệ sinh thân thể, giặt đồ, đi chợ, nấu ăn... để khi ra trường các em có thể tự lo được cho cuộc sống của mình.
Trong các tiết học thể dục, các em được dạy cách để định hướng di chuyển. Bài học đầu tiên là cách xác định phương hướng, sau đó mới chuyển qua học di chuyển bằng gậy, di chuyển trong lối hẹp hay cách tránh những vật cản.
Khó khăn hơn so với những lớp học bình thường nhưng cả thầy và trò vẫn luôn hăng hái dạy, học những bài học mới với hy vọng tương lai các em sẽ được tươi sáng. Năm nay, trường có thêm 38 học sinh mới, chủ yếu là những học sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu học của các em, trường luôn tiếp nhận học sinh quanh năm.
Nguyễn Loan
Trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu dành riêng cho học sinh bị khiếm thị. Để giúp con quen với môi trường mới, nhều phụ huynh đưa con vào tận phòng học và không quên ôm hôn động viên con trước khi đi làm.
Mặc dù vậy, nhiều bé vẫn khóc nức nở đòi về với mẹ. Một cô giáo mầm non chia sẻ, thường những ngày đầu tới lớp em nào cũng khóc rất nhiều, phải mất khoảng 2 tuần đến 1 tháng sau, các em mới quen được với môi trường mới.
Tuy nhiên cũng có em tỏ ra thích thú với lớp mới, say sưa chơi đùa cùng những con thú nhựa.
Có em lại say mê tìm hiểu những phím đàn. Ngoài việc học văn hóa, học sinh ở trường phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu còn được học thêm các môn năng khiếu như, đàn, hát, múa, vẽ... để có thể phát triển khả năng của mình.
Hai chị em sinh đôi Thư Kỳ và Gia Tuệ chơi đùa ở lớp học mầm non. Cha mẹ của Kỳ và Tuệ bị mù bẩm sinh, từ lúc chào đời hai cô bé cũng bị yếu thị giác.
Cô hiệu trưởng Hà Thanh Vân đang chỉ dạy một học sinh lớp 1. "Hơn 19 năm gắn bó, với tôi, mỗi một sự tiến bộ, một nụ cười của các em chính là niềm hạnh phúc mà cuộc sống ban tặng", cô Vân chia sẻ.
Vào lớp 1, học sinh bắt đầu được làm quen với việc học chữ nổi. Toàn bộ các em đều lóng ngóng khi lần đầu xếp giấy vào bảng chữ nổi để học viết dù được cô giáo tận tụy bảo ban từng động tác.
"Con thỏ thì có 4 chân và có hai cái tai thật dài, con cá thì có vây và thở bằng mang...", cô giáo bắt đầu giảng về những bài học đầu tiên để học sinh tập làm quen với các con vật.
Ngoài việc học, các em còn được dạy những kỹ năng sống cần thiết. Từ việc tự lấy đồ dùng học tập đến vệ sinh thân thể, giặt đồ, đi chợ, nấu ăn... để khi ra trường các em có thể tự lo được cho cuộc sống của mình.
Trong các tiết học thể dục, các em được dạy cách để định hướng di chuyển. Bài học đầu tiên là cách xác định phương hướng, sau đó mới chuyển qua học di chuyển bằng gậy, di chuyển trong lối hẹp hay cách tránh những vật cản.
Khó khăn hơn so với những lớp học bình thường nhưng cả thầy và trò vẫn luôn hăng hái dạy, học những bài học mới với hy vọng tương lai các em sẽ được tươi sáng. Năm nay, trường có thêm 38 học sinh mới, chủ yếu là những học sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu học của các em, trường luôn tiếp nhận học sinh quanh năm.
Nguyễn Loan
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Tư vấn phương pháp giáo dục tiên tiến tại trường quốc tế
» Nam sinh mất tích 12 ngày khi leo Fansipan
» Vợ sinh con, chồng được nghỉ 5-7 ngày
» Trường mầm non Vinschool khai giảng năm học đầu tiên
» Tôm hùm có thể 'trường sinh bất lão'
» Nam sinh mất tích 12 ngày khi leo Fansipan
» Vợ sinh con, chồng được nghỉ 5-7 ngày
» Trường mầm non Vinschool khai giảng năm học đầu tiên
» Tôm hùm có thể 'trường sinh bất lão'
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết