Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ông già Mường và cỗ quan tài nghìn năm treo vách đá

Go down

Ông già Mường và cỗ quan tài nghìn năm treo vách đá Empty Ông già Mường và cỗ quan tài nghìn năm treo vách đá

Bài gửi  chilaemthoi Thu Sep 05, 2013 1:51 am

Trên vách núi làng Cùng (Cẩm Tú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) có một cỗ quan tài dài 2,3 m, tương truyền đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn với những câu chuyện linh thiêng, không ai dám mạo phạm.
Thôn Cùng (trước kia có tên làng Liên Sơn) nghĩa là đường cùng, chỉ có một lối duy nhất đi vào làng, hai mặt núi non cách trở, một mặt chắn bởi dòng sông Mã dựa núi uy nghi. Từ xa người ta đã nhìn thấy trên vách đá giáp bờ sông một chiếc cờ lớn. Men theo sườn núi với độ dốc 60-70 độ, chỉ chừng một cây số sẽ tới vách núi đặt cỗ quan tài. Người không quen đi rừng dễ trượt rớt lại phía sau.

Ông Trương Quản Trọng năm nay 65 tuổi, người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này nên nằm lòng những sự tích huyền bí quanh chiếc quan tài. Đầu thế kỷ thứ 16, dòng họ nhà ông Trọng từ trên các vùng núi cao hạ sơn về đây khai cư lập ấp, được giao cho chăm nom linh hồn của làng. Từ thời đó, đời cha ông truyền lại đã thấy cỗ quan tài, bao năm không xê dịch. 

Từng có thời điểm một số người dân trong làng thấy chất gỗ của quan tài đẹp, nảy ý định mang về nhà nhưng sau đó đều gặp họa. 



Ông Trọng bên chiếc quan tài cổ trên vách đá. Ảnh: P.D.

Chiếc quan tài nằm trên một mỏm đá nhô ra, khá rộng rãi, có những hòn đá to nhỏ bao quanh. Quan tài là một khúc gỗ chẻ đôi, hai mặt úp vào nhau, rộng quá vòng tay người ôm. Hai đầu quan tài đặt trên 2 tảng đá, cách mặt đất chừng gang tay, có thể ngăn mối mọt.

Qua thời gian, bên ngoài quan tài bị bào mòn, có một lỗ thủng nhìn được vào bên trong rỗng, nhưng chất gỗ vẫn chắc chắn. Theo những cụ già trong làng, chiếc quan tài còn nguyên vẹn vì nó được làm từ loại gỗ đinh thối quý hiếm - loại cây có thớ dọc bền cứng nhưng nặng mùi khó chịu. "Rất có thể loại gỗ này xua được thú dữ, ngăn được mối mọt", ông cụ Vượng 78 tuổi phán đoán tiếp lời ông Trọng.

Nơi chiếc quan tài ngự trị có địa thế hiểm trở, trên là núi cao dựng đứng. Dưới là hang sâu có thể chứa vài trăm người không bị ngạt, vì thế nó còn có tên là hang Gió hoặc hang Mắng Khăng tức hang cỗ quan tài. Từ nơi đặt quan tài, tầm mắt có thể bao quát được toàn làng Liên Sơn một màu xanh mướt, yên ả.



Một bên vách đá, bên kia là vực thẳm. Rất ít người dân lên trên đỉnh núi này vì tính linh thiêng. Ảnh: P.D.

Nằm ở "hang cùng ngõ hẻm", ngoài chiếc quan tài xưa, người làng Cùng tự hào là làng cổ có lịch sử lâu đời. Hơn chục năm trước, dân làng Cùng đã nộp lên chính quyền 3 chiếc trống đồng văn hóa Đông Sơn. Trống đồng đang được huyện Cẩm Thủy bảo quản. Đến nay, một số nhà dân trong làng vẫn lưu giữ những đồ vật của người xưa. Gần đây nhất ông Hà Văn Minh 57 tuổi trong lúc đào giếng phát hiện được hũ tiền xu nặng 0,5 kg. Nhà ông Trọng còn xây riêng "bảo tàng" trưng bày đồ xưa.

Bảo tàng của ông Trọng là một căn nhà cấp 4 rộng chừng 20 m2, chứa khoảng 1.000 hiện vật cổ từ đồ đá, đồ gốm, đồ đồng... cho đến các loại trang sức, công cụ thần chú. Ngoài ra, ông Trọng vẫn giữ lại được hơn chục cuốn sách cổ chữ Hán đen nhèm. Hằng đêm, ông ngủ ở đây trông coi.

Lý do làm bảo tàng của ông già xứ Mường cũng thật tình cờ. Nơi đây cách thị trấn chừng 2km nhưng đời sống thiếu thốn. Từ giữa những năm 90, người dân có thêm nghề làm gạch. Khắp nơi trong làng từ ruộng đồng, sân vườn, đường đi lối lại đều bị đào bới lấy đất nung gạch. Trong quá trình này, hàng nghìn những mảnh gốm, đồ đồng, tiền xu... đã được khai quật, nằm ngang ngửa, người dân mặc sức giẫm lên.

Xót xa, ông Trọng ngày ngày đi khắp làng nhặt nhạnh những mảnh gốm, rìu đá, rìu đồng mang về. Cái nào đẹp ông rửa sạch, cất giữ. Những mảnh vỡ nhỏ, ít hoa văn, ông sắp xếp quây xung quanh vườn hoa lan trước nhà.

"Làng tôi bắt đầu nung gạch từ những năm 1994. Đó cũng là lúc tôi thấy đâu đâu ở làng cũng có những đồ xưa. Một lần xem truyền hình 'Những mảnh ghép thời gian' về các giá trị văn hóa vật chất của dân tộc ngày càng mai một, tôi nảy ý định lưu giữ những mảnh vỡ lại, để sau này con cháu biết từ xa xưa nơi đây đã có con người sinh sống", ông Trọng giải thích lý do sưu tầm đồ xưa của mình.



Ông Trọng và những mảnh gốm vỡ sưu tầm của mình. Ảnh: P.D.

Ban đầu, người dân nào trong làng bảo ông khùng, gàn dở, rảnh việc rỗi hơi. Trong khi ai cũng bận bịu lo miếng cơm thì ông lại đi nhặt mấy cái đồ bỏ đi, không giá trị. Được một thời gian, cái cảnh ngược đời này cũng quen với bà con, đôi khi đào bớt được cái gì đẹp họ cũng mang đến cho ông.

"Nhặt nhiều cũng thấy đam mê, nhặt được cái nào có hoa văn đẹp thì cảm giác rất thích thú, sướng rơn cả ngày. Đôi khi, để tăng thêm giá trị những đồ sưu tầm, tôi cũng bỏ tiền ra mua vài chiếc rìu đồng, bình gốm. Người dân thấy cái hay cũng mang đến cho. Dù không nhiều nhặn, tôi cũng biếu lại họ vài chục nghìn", ông cười.

Hiện giờ ông Trọng được chính quyền giao nhiệm vụ trông giữ ngôi đền cổ bên bờ sông. Còn cỗ quan tài, người dân tự bảo nhau giữ gìn. Nơi đó được cắm một chiếc cờ ngầm ý linh thiêng, cấm xâm phạm.

Phan Dương

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết