Cụ già 80 chăm cháu bị bại não
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cụ già 80 chăm cháu bị bại não
Ở thôn Trác Bút thị trấn Chờ, Yên Phong, Bắc Ninh, ai cũng biết bà Doan, năm nay 80 tuổi. Người ta thương cảm cho cuộc đời đắng cay, vất vả của bà bao nhiêu thì lại khâm phục nghị lực sống của bà bấy nhiêu.
Chồng bà nhập ngũ lúc 32 tuổi. Khi đó ông bà đã có 3 đứa con, chưa kể đứa con bà đang mang trong bụng. Lúc đó, làng xã khuyên ông ở lại vì đã nhiều tuổi lại đông con nhưng ông vẫn xung phong lên đường. Trước khi vào chiến trường, ông dặn vợ: "Dù trai hay gái cũng đặt tên con là Nam để kỷ niệm ngày ông vào miền Nam". Cô bé Nam ra đời không biết mặt cha, nhưng đã biết chập chững ra bụi tre đầu ngõ để đợi bố về mỗi khi các chú bộ đội hành quân qua.
Bà Doan và anh Thành, cháu nội của bà Doan.
Những năm 60-70, một mình bà thắt lưng buộc bụng phụng dưỡng bố chồng, nuôi 4 đứa con và 2 người em chồng ăn học. Kể sao xiết những khó khăn thiếu thốn mà bà đã trải qua, nhưng niềm hy vọng được đợi ông lúc trở về làm cho bà như được tiếp thêm sức mạnh.
Ông đã ra đi không bao giờ trở về nữa, nắm xương tàn của ông nằm lại trên chiến trường Tây Ninh xa xôi. Bà tưởng như không thể sống nổi những ngày tiếp đó, nhưng còn 4 đứa con, bà phải gạt nước mắt để sống mà nuôi dạy chúng nên người cho xứng với sự hy sinh của ông. 4 đứa con của bà đều được ăn học, trong đó 2 người tốt nghiệp đại học và 2 người tốt nghiệp cao đẳng. Người con trai cả là anh Mẫn Đức Trung, cũng là người con trai duy nhất của ông bà đã lập gia đình, vợ anh là một cô giáo đẹp người đẹp nết lại giỏi giang. Anh chị sinh đứa con trai đầu lòng, đặt tên là Mẫn Đức Thành.
Vậy mà ngày vui ngắn chẳng tày gang, nhiều chuyện không may liên tiếp xảy ra với gia đình bà Doan. Cháu nội của bà - anh Mẫn Đức Thành bị não bẩm sinh nên hiện đã 31 tuổi mà vẫn phải ngồi một chỗ, không tự ăn uống và không tự làm vệ sinh cá nhân được. Bà đau đớn như cắt từng khúc ruột. Những tưởng cuộc đời bà đau thương mất mát thế là đã quá đủ, nhưng không ngờ đó mới chỉ là sự bắt đầu.
Sau đó một năm, năm 1983, chị Mẫn Thị Minh, là con gái thứ 3 của bà đang học Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn thì bị tai nạn qua đời. Anh Mẫn Đức Trung, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, đi công tác được 10 năm, đến năm 1991 lai bị hỏng mắt. Đến nay, anh đã bị mù cả hai mắt. Hiện anh làm chủ tịch Hội người mù huyện Yên Phong.
Chưa hết, năm 2006, người con dâu thảo hiền của bà là mẹ của cậu bé bại não bẩm sinh - Mẫn Đức Thành sau khi sửa sang lại ngôi nhà cũng bị tai nạn qua đời.
Bà không còn nước mắt để khóc con nữa, cuộc đời nghiệt ngã này còn có gì để níu kéo bà nữa. Ngôi nhà với hình bóng của những người đã khuất, đứa con trai bị mù, cháu trai bị liệt đã kéo bà ở lại để chăm lo, quán xuyến. Anh Trung còn một người con trai nữa đang công tác ở Hà Nội, hai người con gái của bà là chị Mẫn thị Tâm 53 tuổi và Mẫn thị Nam 47 tuổi ngày nào cũng sang giúp mẹ, anh và cháu. Nhưng các chị cũng còn cuộc sống riêng của mình. Vì thế, bà vẫn gắng gượng để chợ búa, cơm nước, dọn dẹp cho con cháu. Bà đã bị ngã nhiều lần, lần thì gẫy xương đùi, lần thì cẳng chân, gần đây nhất bà bị gẫy tay. Khi tôi đến thăm, bà vẫn chưa tự cài được cúc áo.
Bà tiếp tôi trong một căn nhà nhỏ, ngăn nắp sạch sẽ dù nhà toàn người tật nguyền. Đã 80 tuổi, trải qua bao đắng cay mất mát của cuộc đời, giọng bà trùng xuống mỗi khi kể về những nỗi đau. Bà không khóc, có lẽ nước mắt bà đã cạn. Nhưng mỗi khi kể về người chồng đã khuất của mình, bà phấn chấn hẳn lên, đầy tự hào: "Ông ấy thương vợ thương con lắm, ông ấy khéo tay lắm, ông ấy trước làm y tá ở xã...".
Trên ban thờ, ảnh ông đang nhìn bà, cái nhìn chan chứa yêu thương và tự hào về người vợ của mình. Tôi chợt hiểu bao năm tháng qua, ông vẫn sống âm thầm lặng lẽ trong bà, đã giúp bà có thêm nghị lực để sống cho trọn một cuộc đời làm vợ, làm mẹ, làm bà cho dù cuộc đời có nghiệt ngã đến đâu chăng nữa. Sướng vui, hạnh phúc hay khổ đau cũng thế mà thôi. Điều quan trọng là bà đã sống, cuộc sống của một con người theo đúng nghĩa của nó.
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây.
Cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với nhãn hàng Hura Deli - Công ty cổ phần Bibica tổ chức dành cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhân vật trong bài viết dự thi có cơ hội trở thành người Thụ hưởng Gameshow Vì bạn xứng đáng phát sóng vào 17-18h chủ nhật hàng tuần trên VTV3.
Nguyễn Thị Thuận
Chồng bà nhập ngũ lúc 32 tuổi. Khi đó ông bà đã có 3 đứa con, chưa kể đứa con bà đang mang trong bụng. Lúc đó, làng xã khuyên ông ở lại vì đã nhiều tuổi lại đông con nhưng ông vẫn xung phong lên đường. Trước khi vào chiến trường, ông dặn vợ: "Dù trai hay gái cũng đặt tên con là Nam để kỷ niệm ngày ông vào miền Nam". Cô bé Nam ra đời không biết mặt cha, nhưng đã biết chập chững ra bụi tre đầu ngõ để đợi bố về mỗi khi các chú bộ đội hành quân qua.
Bà Doan và anh Thành, cháu nội của bà Doan.
Những năm 60-70, một mình bà thắt lưng buộc bụng phụng dưỡng bố chồng, nuôi 4 đứa con và 2 người em chồng ăn học. Kể sao xiết những khó khăn thiếu thốn mà bà đã trải qua, nhưng niềm hy vọng được đợi ông lúc trở về làm cho bà như được tiếp thêm sức mạnh.
Ông đã ra đi không bao giờ trở về nữa, nắm xương tàn của ông nằm lại trên chiến trường Tây Ninh xa xôi. Bà tưởng như không thể sống nổi những ngày tiếp đó, nhưng còn 4 đứa con, bà phải gạt nước mắt để sống mà nuôi dạy chúng nên người cho xứng với sự hy sinh của ông. 4 đứa con của bà đều được ăn học, trong đó 2 người tốt nghiệp đại học và 2 người tốt nghiệp cao đẳng. Người con trai cả là anh Mẫn Đức Trung, cũng là người con trai duy nhất của ông bà đã lập gia đình, vợ anh là một cô giáo đẹp người đẹp nết lại giỏi giang. Anh chị sinh đứa con trai đầu lòng, đặt tên là Mẫn Đức Thành.
Vậy mà ngày vui ngắn chẳng tày gang, nhiều chuyện không may liên tiếp xảy ra với gia đình bà Doan. Cháu nội của bà - anh Mẫn Đức Thành bị não bẩm sinh nên hiện đã 31 tuổi mà vẫn phải ngồi một chỗ, không tự ăn uống và không tự làm vệ sinh cá nhân được. Bà đau đớn như cắt từng khúc ruột. Những tưởng cuộc đời bà đau thương mất mát thế là đã quá đủ, nhưng không ngờ đó mới chỉ là sự bắt đầu.
Sau đó một năm, năm 1983, chị Mẫn Thị Minh, là con gái thứ 3 của bà đang học Đại học Thể dục Thể thao Từ Sơn thì bị tai nạn qua đời. Anh Mẫn Đức Trung, sau khi tốt nghiệp Đại học Bách Khoa, đi công tác được 10 năm, đến năm 1991 lai bị hỏng mắt. Đến nay, anh đã bị mù cả hai mắt. Hiện anh làm chủ tịch Hội người mù huyện Yên Phong.
Chưa hết, năm 2006, người con dâu thảo hiền của bà là mẹ của cậu bé bại não bẩm sinh - Mẫn Đức Thành sau khi sửa sang lại ngôi nhà cũng bị tai nạn qua đời.
Bà không còn nước mắt để khóc con nữa, cuộc đời nghiệt ngã này còn có gì để níu kéo bà nữa. Ngôi nhà với hình bóng của những người đã khuất, đứa con trai bị mù, cháu trai bị liệt đã kéo bà ở lại để chăm lo, quán xuyến. Anh Trung còn một người con trai nữa đang công tác ở Hà Nội, hai người con gái của bà là chị Mẫn thị Tâm 53 tuổi và Mẫn thị Nam 47 tuổi ngày nào cũng sang giúp mẹ, anh và cháu. Nhưng các chị cũng còn cuộc sống riêng của mình. Vì thế, bà vẫn gắng gượng để chợ búa, cơm nước, dọn dẹp cho con cháu. Bà đã bị ngã nhiều lần, lần thì gẫy xương đùi, lần thì cẳng chân, gần đây nhất bà bị gẫy tay. Khi tôi đến thăm, bà vẫn chưa tự cài được cúc áo.
Bà tiếp tôi trong một căn nhà nhỏ, ngăn nắp sạch sẽ dù nhà toàn người tật nguyền. Đã 80 tuổi, trải qua bao đắng cay mất mát của cuộc đời, giọng bà trùng xuống mỗi khi kể về những nỗi đau. Bà không khóc, có lẽ nước mắt bà đã cạn. Nhưng mỗi khi kể về người chồng đã khuất của mình, bà phấn chấn hẳn lên, đầy tự hào: "Ông ấy thương vợ thương con lắm, ông ấy khéo tay lắm, ông ấy trước làm y tá ở xã...".
Trên ban thờ, ảnh ông đang nhìn bà, cái nhìn chan chứa yêu thương và tự hào về người vợ của mình. Tôi chợt hiểu bao năm tháng qua, ông vẫn sống âm thầm lặng lẽ trong bà, đã giúp bà có thêm nghị lực để sống cho trọn một cuộc đời làm vợ, làm mẹ, làm bà cho dù cuộc đời có nghiệt ngã đến đâu chăng nữa. Sướng vui, hạnh phúc hay khổ đau cũng thế mà thôi. Điều quan trọng là bà đã sống, cuộc sống của một con người theo đúng nghĩa của nó.
* Độc giả gửi bài dự thi tại đây.
Cuộc thi "Viết nên điều kỳ diệu" do Báo điện tử VnExpress phối hợp với nhãn hàng Hura Deli - Công ty cổ phần Bibica tổ chức dành cho các công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Nhân vật trong bài viết dự thi có cơ hội trở thành người Thụ hưởng Gameshow Vì bạn xứng đáng phát sóng vào 17-18h chủ nhật hàng tuần trên VTV3.
Nguyễn Thị Thuận
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Tại sao nam châm chỉ hút sắt?
» Kỹ thuật chăm sóc xoài
» Thiên thạch Nga 'va chạm với mặt trời'
» Có cách nào để tách cực nam châm không?
» Học y khoa, chăm sóc sức khỏe tại Australia
» Kỹ thuật chăm sóc xoài
» Thiên thạch Nga 'va chạm với mặt trời'
» Có cách nào để tách cực nam châm không?
» Học y khoa, chăm sóc sức khỏe tại Australia
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết