Loài ếch nghe bằng miệng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Loài ếch nghe bằng miệng
Một loài ếch nhỏ ở châu Phi có thể sử dụng khoang miệng để tiếp nhận âm thanh, trong khi các con ếch thường được cho là không có khả năng nghe vì không có tai giữa và màng nhĩ.
Loài ếch Gardiner trên đảo Seychelles. Ảnh: CNRS
Những loài động vật lưỡng cư như ếch thường được coi là không có khả năng nghe, chúng không có tai giữa hoặc màng nhĩ để tiếp nhận sóng âm thanh. Nhưng điều kỳ lạ là chúng vẫn có thể tạo ra tiếng ộp oạp và nghe thấy tiếng kêu vọng lại từ đồng loại.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng tia X để quan sát bên trong đầu những con ếch Gardiner ở Cộng hòa Seychelles, và phát hiện ra chúng dùng khoang miệng để khuếch đại âm thanh được truyền vào tai trong thông qua các mô liên kết.
Hầu hết các loài động vật bốn chân có tai giữa nhỏ, xương nhỏ. Chúng thu nhận những rung động từ màng nhĩ và truyền âm thanh từ không khí vào ốc tai chứa dịch lỏng. "Tuy nhiên, có những con ếch biết kêu ộp oạp như những con ếch khác lại không có tai giữa. Điều này có vẻ mâu thuẫn", Renaud Boistel, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp tại Paris, nói.
Theo Livescience, để chứng minh loài ếch Gardiner sử dụng âm thanh để liên lạc, các nhà khoa học đã đặt những chiếc loa trong những khu rừng tự nhiên ở Seychelles và bật một số đoạn ghi âm tiếng ếch kêu. Kết quả là những con ếch đực đã ngay lập tức đáp lại những tiếng kêu được ghi sẵn. Điều đó chứng tỏ rằng chúng có nghe thấy âm thanh trong đoạn ghi âm.
Bằng cách nghiên cứu hình ảnh trên tia X và các mô phỏng số, những nhà nghiên cứu phát hiện ra những con ếch Gardiner tiếp nhận âm thanh qua đầu. Miệng của chúng khuếch đại tần số và âm thanh được truyền qua xương và các mô trong hộp sọ vào tai trong.
"Sự kết hợp giữa khoang miệng và sự truyền dẫn qua xương cho phép loài ếch Gardiner nghe hiệu quả mà không cần sử dụng đến tai giữa. Điều này cho thấy cơ chế thích ứng thính giác là kết quả của quá trình tiến hóa", Boistel cho hay.
Thu Nga
Loài ếch Gardiner trên đảo Seychelles. Ảnh: CNRS
Những loài động vật lưỡng cư như ếch thường được coi là không có khả năng nghe, chúng không có tai giữa hoặc màng nhĩ để tiếp nhận sóng âm thanh. Nhưng điều kỳ lạ là chúng vẫn có thể tạo ra tiếng ộp oạp và nghe thấy tiếng kêu vọng lại từ đồng loại.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã sử dụng tia X để quan sát bên trong đầu những con ếch Gardiner ở Cộng hòa Seychelles, và phát hiện ra chúng dùng khoang miệng để khuếch đại âm thanh được truyền vào tai trong thông qua các mô liên kết.
Hầu hết các loài động vật bốn chân có tai giữa nhỏ, xương nhỏ. Chúng thu nhận những rung động từ màng nhĩ và truyền âm thanh từ không khí vào ốc tai chứa dịch lỏng. "Tuy nhiên, có những con ếch biết kêu ộp oạp như những con ếch khác lại không có tai giữa. Điều này có vẻ mâu thuẫn", Renaud Boistel, trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp tại Paris, nói.
Theo Livescience, để chứng minh loài ếch Gardiner sử dụng âm thanh để liên lạc, các nhà khoa học đã đặt những chiếc loa trong những khu rừng tự nhiên ở Seychelles và bật một số đoạn ghi âm tiếng ếch kêu. Kết quả là những con ếch đực đã ngay lập tức đáp lại những tiếng kêu được ghi sẵn. Điều đó chứng tỏ rằng chúng có nghe thấy âm thanh trong đoạn ghi âm.
Bằng cách nghiên cứu hình ảnh trên tia X và các mô phỏng số, những nhà nghiên cứu phát hiện ra những con ếch Gardiner tiếp nhận âm thanh qua đầu. Miệng của chúng khuếch đại tần số và âm thanh được truyền qua xương và các mô trong hộp sọ vào tai trong.
"Sự kết hợp giữa khoang miệng và sự truyền dẫn qua xương cho phép loài ếch Gardiner nghe hiệu quả mà không cần sử dụng đến tai giữa. Điều này cho thấy cơ chế thích ứng thính giác là kết quả của quá trình tiến hóa", Boistel cho hay.
Thu Nga
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Cậu bé làm thơ, vẽ tranh bằng miệng
» Khu công nghệ Hòa Lạc gặp khó vì mặt bằng
» Bảo tồn mộ vua Anh bằng công nghệ 3D
» Cấy ghép bộ phận cơ thể bằng công nghệ in 3D
» Nghệ sĩ Hàn Quốc hát 'Diễm Xưa' bằng tiếng Nhật
» Khu công nghệ Hòa Lạc gặp khó vì mặt bằng
» Bảo tồn mộ vua Anh bằng công nghệ 3D
» Cấy ghép bộ phận cơ thể bằng công nghệ in 3D
» Nghệ sĩ Hàn Quốc hát 'Diễm Xưa' bằng tiếng Nhật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết