Loài cóc mới trên đỉnh Fanxipan
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Loài cóc mới trên đỉnh Fanxipan
Các nhà khoa học vừa ghi nhận loài cóc mới trên đỉnh núi Fanxipan, Lào Cai. Kết quả được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành nổi tiếng của Mỹ là Copeia hôm qua.
Loài cóc núi mới có tên khoa học Oreolalax sterlingae Nguyen, Phung, Le, Ziegler & Boehme, 2013. Chúng có kích thước trung bình, con đực có chiều dài cơ thể khoảng 37 mm, con cái khoảng 45 mm; màng nhĩ của chúng ẩn. Điểm chú ý là các gai sinh dục ở ngực và ngón tay của loài cóc mới thường chỉ rõ rệt vào mùa sinh sản.
Loài cóc núi mới đặt tên theo tên của một nhà khoa học người Mỹ, tiến sĩ Eleanor Sterling, người có nhiều đóng góp trong nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam, đặc biệt là chương trình khám phá đa dạng sinh học ở các đỉnh núi cao của Việt Nam như Fanxipan, Tây Côn Lĩnh, Pù Mát, Hương Sơn, Ngọc Linh.
Cóc núi Oreolalax sterlingae. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
"Ngay khi thu mẫu tôi đã nghi ngờ đây có thể là loài mới của Việt Nam, vì trong trí nhớ, tôi chưa bao giờ nhìn thấy một loài cóc núi lạ như thế ở các tài liệu mà tôi đã biết", nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung, Quản trị trang web Sinh vật rừng Việt Nam, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Trong một chuyến đi phượt cùng nhóm bạn Fan’sFans TP HCM chinh phục đỉnh Fanxipan vào 30/4/2010, sau một ngày mệt mỏi đi bộ từ Trạm Tôn (1.900 m) đến địa điểm nghỉ ngơi ở độ cao 2.800 m, cả nhóm lả đi vì những con dốc dài, cao ngất của đỉnh Fanxipan. Những cơn mưa trên quãng đường trơn trượt góp phần tiêu hao sức lực của cả đoàn.
Khi đến nơi, trời đã tối nhưng cơn mưa càng nặng hạt thêm. Cái lạnh thấm sâu vào cơ thể của các thành viên ở vùng miền “không có mùa đông” khiến họ co ro, run rẩy, vì chưa bao giờ họ phải đối chọi với thời tiết lạnh giá như thế. Dù vậy, mọi người vẫn cố ăn một chút để lấy sức cho ngày mai leo tiếp và chui vào chiếc túi ngủ ấm áp.
Là người nghiên cứu độc lập, nhận thấy đây là cơ hội hiếm hoi để Phùng Mỹ Trung có thể tiếp cận, thu được các mẫu vật và chụp những tấm hình đẹp, nên anh quyết định cùng một anh chàng dẫn đường người H’Mông tiến lên đỉnh cao nhất (3.143 m) ngay trong đêm mặc cho hiểm nguy rình rập.
Con đường lầy lội trơn trượt thỉnh thoảng lại khiến ông Trung trượt ngã. Những cơn gió lạnh ào ào thổi ở độ cao gần 3.000 m, cùng những hạt mưa lất phất và sương mù dày đặc khiến hai hàm răng của ông "đánh vào nhau" liên hồi, không dứt, ông Trung kể lại. Ở độ cao 2.900 m, nơi con suối cạn được lấp đầy bởi các tảng đá mẹ rêu phong và rất nhiều những bụi cây thuộc họ Tre nứa (Poaceae). Khi ánh đèn quét gần qua lớp sương mù đặc quánh, ông Trung phát hiện ra hai con cóc núi đang tình tự và ông đã thu thập mẫu mang về.
Ông Trung nói: "Biết là đã quấy rầy giây phút hạnh phúc của cặp cóc, nhưng nhận thấy, chúng có đặc điểm của loài mới và là cơ hội hiếm để nhìn thấy chúng lần nữa, nên tôi lấy mẫu phục vụ cho nghiên cứu khoa học".
"Khi đó cái lạnh đã thấm sâu vào cơ thể khiến bước chân tê cứng của tôi mách bảo đến giới hạn của điểm dừng". Ông và người bạn H'Mông dừng bước, cuộn mình trong chiếc túi ngủ, bên ngoài được phủ kín bằng áo lạnh, áo mưa và chiếc bạt nhựa chống thấm để chống lạnh.
"Hai người chúng tôi chờ đợi trời sáng trong đêm tối mịt mùng cùng những cơn gió núi gào thét. Ngày mai khi những đám sương mù hơi nước mờ mịt kia sẽ được những tia nắng bình minh và gió cùng nhau đuổi chúng về trời và lúc đó tôi mới có thể chụp hình sinh cảnh để lấy bằng chứng công bố loài mới sau này", ông Trung nhớ lại.
Công bố và những khó khăn
“Chỉ là một loài cóc mới nhưng nó là kết quả lao động và nỗ lực không mệt mỏi của tập thể nhiều nhà nghiên cứu", tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường, làm việc tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nói.
Ông Trường cho biết, sau khi đo đếm các số liệu về loài cóc trên, nhóm nghiên cứu phân tích DNA và đưa ra kết luận đó là một loài mới cho khoa học và ghi nhận giống mới ở Việt Nam, vì nhiều người biết đến giống cóc này chỉ phân bố ở Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu phân chia công việc cho từng người. Tiến sĩ Lê Đức Minh (Đại học Quốc gia hà Nội) thực hiện phân tích và so sánh về sinh học phân tử. Tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường phân tích mẫu vật của các loài cóc núi khác đang lưu giữ ở các bảo tàng ở Paris, Pháp; ở Bonn, Đức và ở Côn Minh, Trung Quốc.
Ông Trung cho biết, hầu hết các công trình công bố về nhóm ếch nhái này đều do các nhà khoa học Trung Quốc mô tả bằng tiếng Trung, vì vậy việc dịch lại mô tả các loài phân bố ở Trung Quốc sang tiếng Anh, ông và các thành viên khác phải nhờ vả các đồng nghiệp ở Viện Sinh học Tứ Xuyên.
Sau hơn một năm thu thập số liệu, cuối cùng bản thảo của bài báo cũng được hoàn thành và đệ trình lên tạp chí Copeia, một tạp chí có uy tín của Hội nghiên cứu Bò sát ếch nhái và cá Mỹ (ASIH). Đây cũng là tạp chí từng đăng nhiều bài báo công bố giống mới Oreolalax và nhiều loài thuộc giống này.
Sau hai lần phản biện bởi các chuyên gia trong vòng một năm, bản thảo đã được tạp chí Copeia chấp nhận công bố vào cuối năm 2012 và gửi đi in. "Sau đó, tạp chí này yêu cầu nhóm tác giả trả một khoản phí xuất bản khá cao 110 đô la Mỹ cho một trang in, tương đương 1.100 đô la cho toàn bộ bài báo. May mắn, GS. Wolfgang Boehme là thành viên danh dự của ASIH, do đó khoản phí này được miễn giảm", ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, đâu đó trong rừng sâu, núi thẳm Việt Nam còn có những loài mới chưa được phát hiện, công bố cho Việt Nam và thế giới. Nhưng để có những vinh quang trên bước đường khoa học là những loài mới được phát hiện, rồi công bố không chỉ cần những nhà nghiên cứu có kiến thức chuyên sâu, mà còn là tấm lòng quả cảm và sự đam mê, tình yêu đối với công việc. "Hy vọng trong tương lai các nhà khoa học Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều phát hiện và khám phá mới hơn nữa", ông Trung nói.
Trường Mỹ
Loài cóc núi mới có tên khoa học Oreolalax sterlingae Nguyen, Phung, Le, Ziegler & Boehme, 2013. Chúng có kích thước trung bình, con đực có chiều dài cơ thể khoảng 37 mm, con cái khoảng 45 mm; màng nhĩ của chúng ẩn. Điểm chú ý là các gai sinh dục ở ngực và ngón tay của loài cóc mới thường chỉ rõ rệt vào mùa sinh sản.
Loài cóc núi mới đặt tên theo tên của một nhà khoa học người Mỹ, tiến sĩ Eleanor Sterling, người có nhiều đóng góp trong nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam, đặc biệt là chương trình khám phá đa dạng sinh học ở các đỉnh núi cao của Việt Nam như Fanxipan, Tây Côn Lĩnh, Pù Mát, Hương Sơn, Ngọc Linh.
Cóc núi Oreolalax sterlingae. Ảnh: Phùng Mỹ Trung.
"Ngay khi thu mẫu tôi đã nghi ngờ đây có thể là loài mới của Việt Nam, vì trong trí nhớ, tôi chưa bao giờ nhìn thấy một loài cóc núi lạ như thế ở các tài liệu mà tôi đã biết", nhà nghiên cứu Phùng Mỹ Trung, Quản trị trang web Sinh vật rừng Việt Nam, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết.
Trong một chuyến đi phượt cùng nhóm bạn Fan’sFans TP HCM chinh phục đỉnh Fanxipan vào 30/4/2010, sau một ngày mệt mỏi đi bộ từ Trạm Tôn (1.900 m) đến địa điểm nghỉ ngơi ở độ cao 2.800 m, cả nhóm lả đi vì những con dốc dài, cao ngất của đỉnh Fanxipan. Những cơn mưa trên quãng đường trơn trượt góp phần tiêu hao sức lực của cả đoàn.
Khi đến nơi, trời đã tối nhưng cơn mưa càng nặng hạt thêm. Cái lạnh thấm sâu vào cơ thể của các thành viên ở vùng miền “không có mùa đông” khiến họ co ro, run rẩy, vì chưa bao giờ họ phải đối chọi với thời tiết lạnh giá như thế. Dù vậy, mọi người vẫn cố ăn một chút để lấy sức cho ngày mai leo tiếp và chui vào chiếc túi ngủ ấm áp.
Là người nghiên cứu độc lập, nhận thấy đây là cơ hội hiếm hoi để Phùng Mỹ Trung có thể tiếp cận, thu được các mẫu vật và chụp những tấm hình đẹp, nên anh quyết định cùng một anh chàng dẫn đường người H’Mông tiến lên đỉnh cao nhất (3.143 m) ngay trong đêm mặc cho hiểm nguy rình rập.
Con đường lầy lội trơn trượt thỉnh thoảng lại khiến ông Trung trượt ngã. Những cơn gió lạnh ào ào thổi ở độ cao gần 3.000 m, cùng những hạt mưa lất phất và sương mù dày đặc khiến hai hàm răng của ông "đánh vào nhau" liên hồi, không dứt, ông Trung kể lại. Ở độ cao 2.900 m, nơi con suối cạn được lấp đầy bởi các tảng đá mẹ rêu phong và rất nhiều những bụi cây thuộc họ Tre nứa (Poaceae). Khi ánh đèn quét gần qua lớp sương mù đặc quánh, ông Trung phát hiện ra hai con cóc núi đang tình tự và ông đã thu thập mẫu mang về.
Ông Trung nói: "Biết là đã quấy rầy giây phút hạnh phúc của cặp cóc, nhưng nhận thấy, chúng có đặc điểm của loài mới và là cơ hội hiếm để nhìn thấy chúng lần nữa, nên tôi lấy mẫu phục vụ cho nghiên cứu khoa học".
"Khi đó cái lạnh đã thấm sâu vào cơ thể khiến bước chân tê cứng của tôi mách bảo đến giới hạn của điểm dừng". Ông và người bạn H'Mông dừng bước, cuộn mình trong chiếc túi ngủ, bên ngoài được phủ kín bằng áo lạnh, áo mưa và chiếc bạt nhựa chống thấm để chống lạnh.
"Hai người chúng tôi chờ đợi trời sáng trong đêm tối mịt mùng cùng những cơn gió núi gào thét. Ngày mai khi những đám sương mù hơi nước mờ mịt kia sẽ được những tia nắng bình minh và gió cùng nhau đuổi chúng về trời và lúc đó tôi mới có thể chụp hình sinh cảnh để lấy bằng chứng công bố loài mới sau này", ông Trung nhớ lại.
Công bố và những khó khăn
“Chỉ là một loài cóc mới nhưng nó là kết quả lao động và nỗ lực không mệt mỏi của tập thể nhiều nhà nghiên cứu", tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường, làm việc tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nói.
Ông Trường cho biết, sau khi đo đếm các số liệu về loài cóc trên, nhóm nghiên cứu phân tích DNA và đưa ra kết luận đó là một loài mới cho khoa học và ghi nhận giống mới ở Việt Nam, vì nhiều người biết đến giống cóc này chỉ phân bố ở Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu phân chia công việc cho từng người. Tiến sĩ Lê Đức Minh (Đại học Quốc gia hà Nội) thực hiện phân tích và so sánh về sinh học phân tử. Tiến sĩ Nguyễn Quảng Trường phân tích mẫu vật của các loài cóc núi khác đang lưu giữ ở các bảo tàng ở Paris, Pháp; ở Bonn, Đức và ở Côn Minh, Trung Quốc.
Ông Trung cho biết, hầu hết các công trình công bố về nhóm ếch nhái này đều do các nhà khoa học Trung Quốc mô tả bằng tiếng Trung, vì vậy việc dịch lại mô tả các loài phân bố ở Trung Quốc sang tiếng Anh, ông và các thành viên khác phải nhờ vả các đồng nghiệp ở Viện Sinh học Tứ Xuyên.
Sau hơn một năm thu thập số liệu, cuối cùng bản thảo của bài báo cũng được hoàn thành và đệ trình lên tạp chí Copeia, một tạp chí có uy tín của Hội nghiên cứu Bò sát ếch nhái và cá Mỹ (ASIH). Đây cũng là tạp chí từng đăng nhiều bài báo công bố giống mới Oreolalax và nhiều loài thuộc giống này.
Sau hai lần phản biện bởi các chuyên gia trong vòng một năm, bản thảo đã được tạp chí Copeia chấp nhận công bố vào cuối năm 2012 và gửi đi in. "Sau đó, tạp chí này yêu cầu nhóm tác giả trả một khoản phí xuất bản khá cao 110 đô la Mỹ cho một trang in, tương đương 1.100 đô la cho toàn bộ bài báo. May mắn, GS. Wolfgang Boehme là thành viên danh dự của ASIH, do đó khoản phí này được miễn giảm", ông Trung nói.
Cũng theo ông Trung, đâu đó trong rừng sâu, núi thẳm Việt Nam còn có những loài mới chưa được phát hiện, công bố cho Việt Nam và thế giới. Nhưng để có những vinh quang trên bước đường khoa học là những loài mới được phát hiện, rồi công bố không chỉ cần những nhà nghiên cứu có kiến thức chuyên sâu, mà còn là tấm lòng quả cảm và sự đam mê, tình yêu đối với công việc. "Hy vọng trong tương lai các nhà khoa học Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều phát hiện và khám phá mới hơn nữa", ông Trung nói.
Trường Mỹ
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Tính độ cao các đỉnh núi trên sao Hỏa như thế nào?
» Trên trời có bao nhiều loại mây?
» Băn khoăn về loài cây mọc trên ổ kiến
» Bác sĩ chỉ định tiêm khiến bệnh nhân tử vong bị đình việc
» Những loài ăn thịt đồng loại
» Trên trời có bao nhiều loại mây?
» Băn khoăn về loài cây mọc trên ổ kiến
» Bác sĩ chỉ định tiêm khiến bệnh nhân tử vong bị đình việc
» Những loài ăn thịt đồng loại
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết