Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

'Bộ Giao thông nói cần xây Long Thành là xa rời thực tiễn'

Go down

'Bộ Giao thông nói cần xây Long Thành là xa rời thực tiễn' Empty 'Bộ Giao thông nói cần xây Long Thành là xa rời thực tiễn'

Bài gửi  chilaemthoi Wed Aug 21, 2013 7:51 pm

Trong khi Bộ Giao thông Vận tải bảo vệ quan điểm cần thiết phải xây dựng sân bay Long Thành, ông Lê Trọng Sành - người kiến nghị ngừng dự án này cho rằng Bộ đã xa rời thực tiễn, đưa ra dự báo ảo về nhu cầu thực sự.


Ông Lê Trọng Sành đang giải thích về việc không nên làm sân bay Long Thành. Ảnh: Kiên Cường

Ông Lê Trọng Sành - nguyên trưởng phòng quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất nhận định, việc xây dựng sân bay Long Thành lúc này là xa rời thực tiễn. Điều này được ông nói tại buổi gặp gỡ của nhóm cán bộ hưu trí ngành hàng không tại TP HCM về vấn đề sân bay Long Thành, ngày 21/8.

"Trong báo cáo của Bộ Giao thông vận tải gửi Thủ tướng vừa qua thể hiện rõ xu hướng theo suy nghĩ muốn làm sân bay lớn, hoành tráng nhất Đông Nam Á. Suy nghĩ  ấy đã thoát ly hẳn khỏi thực tiễn đất nước hiện nay khi kinh tế đang rất khó khăn, nợ nần chồng chất. Bây giờ vay gần 8 tỷ USD làm sân bay Long Thành không biết bao giờ mới trả nợ hết", ông Sành nêu quan điểm.

Theo tính toán của ông Sành, chỉ cần 1 tỷ USD để mở rộng Tân Sơn Nhất là đáp ứng nhu cầu. Thay vì làm sân bay mới 5.000 ha với 4 đường băng, 4 nhà ga quốc tế thì hoàn toàn có thể mở rộng Tân Sơn Nhất và dùng sân bay Biên Hòa để đảm nhiệm nhu cầu phục vụ hành khách ngày một tăng. Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ quá tải do bị nghẽn về việc không có sân đỗ máy bay, chứ với hai đường băng như hiện tại có thể khai thác tốt ở tầm 35 triệu khách một năm. Ngoài ra, việc dùng thêm sân bay quân sự Biên Hòa khai thác quốc tế là một giải pháp hợp lý.

"Sân bay Tân Sơn Nhất có diện tích 820 ha, phía Bắc lại có 157 ha đang dùng làm sân golf. Đây là việc lãng phí, cần phải thu hồi diện tích đang làm sân golf để làm sân đỗ máy bay bởi chúng ta có 40 sân đỗ, thiếu khoảng 13 sân đỗ và đến năm 2020 sẽ thiếu khoảng 20 sân đỗ. Sau khi xây phần này xong có thể xây thêm nhà ga mới để đáp ứng nhu cầu", nguyên trưởng phòng quản lý bay nói về phương án mở rộng Tân Sơn Nhất.

Về quan điểm mở rộng sân bay Biên Hòa, ông Sành cho rằng "cũng chỉ cần 1 tỷ USD" vì không cần thiết phải giải tỏa hộ dân xung quanh, hai đường băng đã có sẵn nên chỉ cần cải tạo, xây thêm nhà ga. Việc xử lý nhiễm dioxin ở sân bay này, theo ông Sành, không phải là không thể làm vì "sân bay Đà Nẵng xử lý được sao Biên Hòa thì không?".



Bản đồ tự vẽ tay về các sân bay quốc tế ở khu vực phía Nam của ông Sành. Ảnh: Kiên Cường

Thêm lý do ông Sành cho rằng cần thiết phải giữ sân bay Tân Sơn Nhất làm sân bay quốc tế bởi "Tân Sơn Nhất là một thương hiệu", các đại sứ quán, di tích, cơ quan đầu ngành đều tập trung ở TP HCM. Nếu làm sân bay quốc tế ở Long Thành thì thành phố có nguy cơ mất nhiều khách quốc tế vì họ phải bay tới Long Thành và vận chuyển 35 km về Sài Gòn.

"Mặt khác, khu vực phía Nam đã có tổng cộng 6 cảng hành không quốc tế. Nếu có 100 triệu khách đến Việt Nam một năm, các sân bay này hoàn toàn đáp ứng dễ dàng. Tân Sơn Nhất 35 triệu khách/năm, Biên Hòa có thể đảm đương 20 triệu khách, Cam Ranh 10 triệu, Liên Khương 10 triệu, Cần Thơ 15 triệu, Phú Quốc 10 triệu. Đó là chưa kể hiện nay Cần Thơ và Phú Quốc chưa khai thác quốc tế. Chúng ta hoàn toàn không cần Long Thành", ông Sành khẳng định.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thiện Tống - nguyên chủ nhiệm Bộ môn Kỹ thuật Hàng không trường Đại học Bách khoa TP HCM - cho rằng "không thể lấy tiêu chí, nhu cầu của Long Thành để áp lên Tân Sơn Nhất". 

"Có thể thấy nhu cầu đó là nhu cầu ảo, chúng ta còn các sân bay quốc tế khác hỗ trợ. Nếu tất cả đều quá tải thì phải đến năm 2050 mới cần xây sân bay mới. Ngoài ra, phải xem xét nếu biến Long Thành thành trung tâm trung chuyển thì ta có khả năng cạnh tranh với các sân bay tầm cỡ khác ở khu vực hay không", ông Tống nói.

Cũng phản đối việc để sân golf hiện hữu trong sân bay, ông Dương Văn Đàng - cán bộ thuộc Công ty 32 Bộ Quốc Phòng tính toán: "Trong một năm, để nuôi một m2 cỏ sân golf phải tốn 2 kg hóa chất diệt giun, 650 m3 nước ngầm để tưới... và sẽ gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường sinh thái. Chưa kể, không người nào đến chơi golf khi xung quanh ồn ào, khói bụi như vậy cả".

"Dù đề án đã được duyệt nhưng chưa được Quốc hội thông qua. Dự kiến đến kỳ họp tới vào tháng 10, Quốc hội sẽ bàn bạc về vấn đề này. Tôi sẽ tiếp tục gửi kiến nghị đến các đại biểu quốc hội trong nay mai", ông Sành nhấn mạnh.

Kiên Cường

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết