'Gala Dinner' chia tay các nhà khoa học quốc tế
Trang 1 trong tổng số 1 trang
'Gala Dinner' chia tay các nhà khoa học quốc tế
Tối qua, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Ban tổ chức "Hội gặp gỡ Việt Nam" tổ chức đêm 'Gala Dinner' tiệc chiêu đãi, chia tay các nhà Vật lý đoạt giải Nobel cùng hàng trăm nhà khoa học quốc tế.
Trong đêm "Gala Dinner" tối qua, nét văn hóa đặc sắc ở "miền đất võ, trời văn" Bình Định được giới thiệu rộng rãi đến các nhà khoa học quốc tế.Điệu múa Chăm uyển chuyển nhịp nhàng, mê hoặc lòng người. Vũ điệu múa Chăm thường bắt nguồn từ những động tác lao động, sinh hoạt thường ngày phản ánh những ước vọng của con người trước thần linh, thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng. Đây là một trong những sản phẩm văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
Trống trận Tây Sơn, một "vũ khí" thần diệu của nghĩa quân Tây Sơn gồm 3 hồi: Xuất quân, xung trận - công thành và ca khúc khải hoàn. Tương truyền, trong những chặng đường chinh chiến, người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ sử dụng dàn trống gồm 12 chiếc làm hiệu lệnh, cổ vũ tinh thần chiến đấu cho ba quân. Nhiều nhà khoa học quốc tế ấn tượng trước tiếng trống bình thản, nhịp nhàng nhưng hàm ẩn khí thế chiến đấu của đoàn quân trên đường ra trận mạc; tiết tấu của dàn trống trận chuyển sang réo rắt, nhanh, dồn dập khi xung trận, tiến công thần tốc.
Tái hiện khí thế hừng hực tiến công của nghĩa quân Tây Sơn. Nơi đây là địa danh phát tích của nhà Tây Sơn mà lịch sử Việt Nam đã ghi dấu ấn những chiến công hiển hách của vị Hoàng đế Quang Trung với một đội quân được luyện tập nhuần nhuyễn về võ thuật. Các đòn thế võ Tây Sơn rất hiểm hóc: Ra đòn nhanh, biến hóa khôn lường, lấy thủ làm công, lấy công giữ thủ song toàn, hư thật bất phân, khéo léo trăm bề, tư thế nghìn nẻo, làm cho đối phương rất khó chống đỡ.
Các nhà khoa học quốc tế say sưa chụp ảnh ghi lại những điệu múa Chăm uyển chuyển, võ Tây Sơn (Bình Định) oai hùng mang đậm tinh hoa võ cổ truyền Việt Nam.
Ba nhà Vật lý đoạt giải Nobel gồm GS Sheldon Lee Glashow (phải,đeo kính), giải Nobel Vật lý năm 1979, GS David J.Gross (giữa), giải Nobel Vật lý năm 2004 GS Jack Steinberger (trái), 92 tuổi, giải Nobel Vật lý năm 1988 cùng GS Trần Thanh Vân cắt bánh sinh nhật tròn 9 tuổi của Tuần lễ khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9.
Bánh sinh nhật ghi dấu ấn Tuần lễ khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9 diễn ra ở TP Quy Nhơn.
Tối qua, GS Jack Steinberger (92 tuổi), giải Nobel Vật lý năm 1988 đã có buổi giao lưu, trò chuyện thoải mái cùng với các nhà khoa học quốc tế. Năm 1993, ông từng gửi thư đề nghị Tổng thống Mỹ Bill Clinton xóa bỏ lệnh cấm vận Việt Nam.
Bà Trần Thị Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tặng quà lưu niệm là biểu tượng tranh cát hai mặt hình chữ S và hình ảnh bãi biển thơ mộng TP Quy Nhơn cho các nhà khoa học quốc tế. " Lần đầu tiên Bình Định vinh dự được chào đón 5 nhà Vật lý đoạt giải Nobel cùng hơn 200 nhà khoa học đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tôi hy vọng sau Tuần lễ khoa học này, những năm đến, các bạn lại tụ hội về TP Quy Nhơn để cùng nhau chia sẻ ý tưởng nghiên cứu, tình yêu khoa học. Bình Định luôn sẵn lòng chào đón các nhà khoa học quốc tế đến đây trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, phát triển", bà Hà nói.
Trí Tín
Trong đêm "Gala Dinner" tối qua, nét văn hóa đặc sắc ở "miền đất võ, trời văn" Bình Định được giới thiệu rộng rãi đến các nhà khoa học quốc tế.Điệu múa Chăm uyển chuyển nhịp nhàng, mê hoặc lòng người. Vũ điệu múa Chăm thường bắt nguồn từ những động tác lao động, sinh hoạt thường ngày phản ánh những ước vọng của con người trước thần linh, thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng. Đây là một trong những sản phẩm văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
Trống trận Tây Sơn, một "vũ khí" thần diệu của nghĩa quân Tây Sơn gồm 3 hồi: Xuất quân, xung trận - công thành và ca khúc khải hoàn. Tương truyền, trong những chặng đường chinh chiến, người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ sử dụng dàn trống gồm 12 chiếc làm hiệu lệnh, cổ vũ tinh thần chiến đấu cho ba quân. Nhiều nhà khoa học quốc tế ấn tượng trước tiếng trống bình thản, nhịp nhàng nhưng hàm ẩn khí thế chiến đấu của đoàn quân trên đường ra trận mạc; tiết tấu của dàn trống trận chuyển sang réo rắt, nhanh, dồn dập khi xung trận, tiến công thần tốc.
Tái hiện khí thế hừng hực tiến công của nghĩa quân Tây Sơn. Nơi đây là địa danh phát tích của nhà Tây Sơn mà lịch sử Việt Nam đã ghi dấu ấn những chiến công hiển hách của vị Hoàng đế Quang Trung với một đội quân được luyện tập nhuần nhuyễn về võ thuật. Các đòn thế võ Tây Sơn rất hiểm hóc: Ra đòn nhanh, biến hóa khôn lường, lấy thủ làm công, lấy công giữ thủ song toàn, hư thật bất phân, khéo léo trăm bề, tư thế nghìn nẻo, làm cho đối phương rất khó chống đỡ.
Các nhà khoa học quốc tế say sưa chụp ảnh ghi lại những điệu múa Chăm uyển chuyển, võ Tây Sơn (Bình Định) oai hùng mang đậm tinh hoa võ cổ truyền Việt Nam.
Ba nhà Vật lý đoạt giải Nobel gồm GS Sheldon Lee Glashow (phải,đeo kính), giải Nobel Vật lý năm 1979, GS David J.Gross (giữa), giải Nobel Vật lý năm 2004 GS Jack Steinberger (trái), 92 tuổi, giải Nobel Vật lý năm 1988 cùng GS Trần Thanh Vân cắt bánh sinh nhật tròn 9 tuổi của Tuần lễ khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9.
Bánh sinh nhật ghi dấu ấn Tuần lễ khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9 diễn ra ở TP Quy Nhơn.
Tối qua, GS Jack Steinberger (92 tuổi), giải Nobel Vật lý năm 1988 đã có buổi giao lưu, trò chuyện thoải mái cùng với các nhà khoa học quốc tế. Năm 1993, ông từng gửi thư đề nghị Tổng thống Mỹ Bill Clinton xóa bỏ lệnh cấm vận Việt Nam.
Bà Trần Thị Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định tặng quà lưu niệm là biểu tượng tranh cát hai mặt hình chữ S và hình ảnh bãi biển thơ mộng TP Quy Nhơn cho các nhà khoa học quốc tế. " Lần đầu tiên Bình Định vinh dự được chào đón 5 nhà Vật lý đoạt giải Nobel cùng hơn 200 nhà khoa học đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tôi hy vọng sau Tuần lễ khoa học này, những năm đến, các bạn lại tụ hội về TP Quy Nhơn để cùng nhau chia sẻ ý tưởng nghiên cứu, tình yêu khoa học. Bình Định luôn sẵn lòng chào đón các nhà khoa học quốc tế đến đây trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, phát triển", bà Hà nói.
Trí Tín
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» 'Chìa khóa vàng' đến những trường đại học Anh quốc
» Tìm chìa khóa, phát hiện 'kho báu'
» 'Điểm hẹn khoa học' quốc tế mới tại Việt Nam
» Bài toán lâu dài cho 'điểm hẹn khoa học' xứng tầm quốc tế
» Điểm hẹn của khoa học quốc tế tại Bình Định
» Tìm chìa khóa, phát hiện 'kho báu'
» 'Điểm hẹn khoa học' quốc tế mới tại Việt Nam
» Bài toán lâu dài cho 'điểm hẹn khoa học' xứng tầm quốc tế
» Điểm hẹn của khoa học quốc tế tại Bình Định
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết