Miễn học phí vẫn ít thí sinh
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Miễn học phí vẫn ít thí sinh
Nhiều ngành học có điểm trúng tuyển bằng điểm sàn, được miễn giảm học phí nhưng vẫn "ế" thí sinh khiến các trường phải tuyển sinh nguyện vọng bổ sung mong đủ chỉ tiêu.
Để thu hút sinh viên, Chính phủ đã ban hành nghị định 74, bổ sung các chuyên ngành được miễn học phí gồm sinh viên chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y... Còn học sinh, sinh viên chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc được giảm 70% học phí. Tuy nhiên, thí sinh vẫn không hào hứng với những ngành này.
Thầy Nguyễn Đình Thi, hiệu phó ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cho biết, dù có nhiều ưu đãi về đào tạo như giảm 70% học phí, thậm chí Bộ Văn hóa đang có kiến nghị miễn hoàn toàn học phí, nhưng các ngành nhạc dân tộc vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các em đã nghiên cứu đầu ra và thấy rằng khi tốt nghiệp vào các nhà hát làm việc, số buổi biểu diễn ít, thu nhập bấp bênh. Vì vậy, có những em dù có thanh sắc tốt vẫn không đi học do lo sợ cơ hội việc làm thấp và đời sống bấp bênh.
Năm nay, trường có chỉ tiêu hệ đại học là 361. Tuy nhiên, kết thúc mùa tuyển sinh, trường chỉ tuyển được 305 em. Những ngành không thu hút thí sinh lại rơi vào ngành được nhận nhiều ưu đãi. Ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa đều có chỉ tiêu 15 nhưng số thí sinh trúng tuyển chỉ có 9 và 7, ngành Nhạc công kịch hát dân tộc có chỉ tiêu 12 nhưng chỉ có 3 em đỗ. Cá biệt, ngành Diễn viên tuồng không có thí sinh đăng kí nên trường phải tạm dừng đào tạo.
Nhiều ngành học được miễn, giảm học phí vẫn ít thí sinh. Ảnh: Hoàng Hà.
Ông Thi cho hay, diễn viên tuồng không có thí sinh đầu vào hệ đại học nên nhà hát đang đề nghị trường tuyển sinh và đào tạo hệ trung cấp để cung cấp nhân lực cho họ. Sắp tới, trường sẽ về tận các địa phương để chiêu sinh. Các em lựa chọn ngành này ngoài được miễn học phí còn được ở nội trú trong nhà hát, đi diễn cùng các nghệ sĩ - vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa có thêm thu nhập.
"Tuy nhiên, chúng tôi đang lo ngại rằng dù có đào tạo thêm các hệ khác thì số ra trường trụ lại với nghề cũng không nhiều. Cách đây 3 năm, nhà hát cũng đã đề nghị trường đào tạo hệ trung cấp. Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 50% ở lại, một số em đi lấy chồng, một số khác có điều kiện thì mở cửa hàng kinh doanh", ông Thi nói và cho hay, muốn khắc phục tình trạng này cần có giải pháp đồng bộ.
Ngành Triết học (chuyên ngành Mác - Lê nin) ở trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP HCM) có 120 chỉ tiêu, tổ chức thi ở 4 khối A, A1, C, D1. Tuy điểm chuẩn của ngành chỉ ở mức 14,5 - 15 điểm nhưng vẫn thiếu sinh viên, phải bổ sung bằng nguyện vọng 2.
Ngay từ khi công bố tỉ lệ chọi, nhiều ngành học của ĐH Huế đã có tỉ lệ chọi rất thấp (dưới 1). Đó là các ngành Toán ứng dụng của ĐH Khoa học Huế có 60 chỉ tiêu nhưng chỉ có 2 hồ sơ đăng kí dự thi, Ngôn ngữ học có 50 chỉ tiêu nhưng chỉ có 7 hồ sơ đăng ký, ngành Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ cũng chỉ có 6 hồ sơ đăng kí dự thi trong khi chỉ tiêu là 54...
Tiến sĩ Võ Thanh Tùng, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học cho hay, nhóm ngành Toán và Thống kê bao gồm hai ngành Toán học và Toán ứng dụng. Với điểm chuẩn bằng sàn, chỉ 15 thí sinh đỗ trong khi chỉ tiêu là 120. Nhóm ngành Nhân văn gồm 3 ngành Hán - Nôm, Ngôn Ngữ học và Văn học có 150 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được 22 thí sinh. Còn nhóm ngành Kỹ thuật gồm 3 ngành Kỹ thuật địa chất, Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Địa chất học có 160 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được 50 thí sinh. "Để bổ sung thêm chỉ tiêu, trường sẽ tiếp tục tuyển sinh thông NV2", ông Tùng cho hay.
Những trường thành viên khác của ĐH Huế cũng gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh. Ngành Kỹ thuật điện của phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị có 55 chỉ tiêu nhưng chỉ có 14 hồ sơ đăng kí dự thi. Ở ĐH Ngoại Ngữ, ngành Sư phạm tiếng Pháp có tới 30 chỉ tiêu nhưng chỉ có 10 hồ sơ đăng ký dự thi, ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc có 35 chỉ tiêu nhưng chỉ có 6 hồ sơ. Cả hai ngành này, năm nay chỉ lấy 13,5 điểm đầu vào. Còn ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp cũng là một ngành bị thí sinh "chê". ĐH Sư phạm Huế có 60 chỉ tiêu nhưng chỉ có 26 hồ sơ, điểm đầu vào là 13.
Nhiều ngành học ở các trường thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng cũng gặp khó khăn trong tuyển sinh. Số lượng thí sinh thi vào rất thấp, điểm chuẩn tương đương sàn và phải tuyển thêm nguyện vọng bổ sung. Như ngành Ngôn ngữ Thái Lan, chỉ nhận được 2 hồ sơ cho 35 chỉ tiêu.
Hoàng Thùy - Nguyễn Loan
Để thu hút sinh viên, Chính phủ đã ban hành nghị định 74, bổ sung các chuyên ngành được miễn học phí gồm sinh viên chuyên ngành Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Pháp y... Còn học sinh, sinh viên chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc được giảm 70% học phí. Tuy nhiên, thí sinh vẫn không hào hứng với những ngành này.
Thầy Nguyễn Đình Thi, hiệu phó ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cho biết, dù có nhiều ưu đãi về đào tạo như giảm 70% học phí, thậm chí Bộ Văn hóa đang có kiến nghị miễn hoàn toàn học phí, nhưng các ngành nhạc dân tộc vẫn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do các em đã nghiên cứu đầu ra và thấy rằng khi tốt nghiệp vào các nhà hát làm việc, số buổi biểu diễn ít, thu nhập bấp bênh. Vì vậy, có những em dù có thanh sắc tốt vẫn không đi học do lo sợ cơ hội việc làm thấp và đời sống bấp bênh.
Năm nay, trường có chỉ tiêu hệ đại học là 361. Tuy nhiên, kết thúc mùa tuyển sinh, trường chỉ tuyển được 305 em. Những ngành không thu hút thí sinh lại rơi vào ngành được nhận nhiều ưu đãi. Ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa đều có chỉ tiêu 15 nhưng số thí sinh trúng tuyển chỉ có 9 và 7, ngành Nhạc công kịch hát dân tộc có chỉ tiêu 12 nhưng chỉ có 3 em đỗ. Cá biệt, ngành Diễn viên tuồng không có thí sinh đăng kí nên trường phải tạm dừng đào tạo.
Nhiều ngành học được miễn, giảm học phí vẫn ít thí sinh. Ảnh: Hoàng Hà.
Ông Thi cho hay, diễn viên tuồng không có thí sinh đầu vào hệ đại học nên nhà hát đang đề nghị trường tuyển sinh và đào tạo hệ trung cấp để cung cấp nhân lực cho họ. Sắp tới, trường sẽ về tận các địa phương để chiêu sinh. Các em lựa chọn ngành này ngoài được miễn học phí còn được ở nội trú trong nhà hát, đi diễn cùng các nghệ sĩ - vừa học hỏi kinh nghiệm, vừa có thêm thu nhập.
"Tuy nhiên, chúng tôi đang lo ngại rằng dù có đào tạo thêm các hệ khác thì số ra trường trụ lại với nghề cũng không nhiều. Cách đây 3 năm, nhà hát cũng đã đề nghị trường đào tạo hệ trung cấp. Nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 50% ở lại, một số em đi lấy chồng, một số khác có điều kiện thì mở cửa hàng kinh doanh", ông Thi nói và cho hay, muốn khắc phục tình trạng này cần có giải pháp đồng bộ.
Ngành Triết học (chuyên ngành Mác - Lê nin) ở trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP HCM) có 120 chỉ tiêu, tổ chức thi ở 4 khối A, A1, C, D1. Tuy điểm chuẩn của ngành chỉ ở mức 14,5 - 15 điểm nhưng vẫn thiếu sinh viên, phải bổ sung bằng nguyện vọng 2.
Ngay từ khi công bố tỉ lệ chọi, nhiều ngành học của ĐH Huế đã có tỉ lệ chọi rất thấp (dưới 1). Đó là các ngành Toán ứng dụng của ĐH Khoa học Huế có 60 chỉ tiêu nhưng chỉ có 2 hồ sơ đăng kí dự thi, Ngôn ngữ học có 50 chỉ tiêu nhưng chỉ có 7 hồ sơ đăng ký, ngành Kỹ thuật trắc địa - Bản đồ cũng chỉ có 6 hồ sơ đăng kí dự thi trong khi chỉ tiêu là 54...
Tiến sĩ Võ Thanh Tùng, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học cho hay, nhóm ngành Toán và Thống kê bao gồm hai ngành Toán học và Toán ứng dụng. Với điểm chuẩn bằng sàn, chỉ 15 thí sinh đỗ trong khi chỉ tiêu là 120. Nhóm ngành Nhân văn gồm 3 ngành Hán - Nôm, Ngôn Ngữ học và Văn học có 150 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được 22 thí sinh. Còn nhóm ngành Kỹ thuật gồm 3 ngành Kỹ thuật địa chất, Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Địa chất học có 160 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển được 50 thí sinh. "Để bổ sung thêm chỉ tiêu, trường sẽ tiếp tục tuyển sinh thông NV2", ông Tùng cho hay.
Những trường thành viên khác của ĐH Huế cũng gặp nhiều khó khăn trong tuyển sinh. Ngành Kỹ thuật điện của phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị có 55 chỉ tiêu nhưng chỉ có 14 hồ sơ đăng kí dự thi. Ở ĐH Ngoại Ngữ, ngành Sư phạm tiếng Pháp có tới 30 chỉ tiêu nhưng chỉ có 10 hồ sơ đăng ký dự thi, ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc có 35 chỉ tiêu nhưng chỉ có 6 hồ sơ. Cả hai ngành này, năm nay chỉ lấy 13,5 điểm đầu vào. Còn ngành Sư phạm kỹ thuật công nghiệp cũng là một ngành bị thí sinh "chê". ĐH Sư phạm Huế có 60 chỉ tiêu nhưng chỉ có 26 hồ sơ, điểm đầu vào là 13.
Nhiều ngành học ở các trường thành viên thuộc ĐH Đà Nẵng cũng gặp khó khăn trong tuyển sinh. Số lượng thí sinh thi vào rất thấp, điểm chuẩn tương đương sàn và phải tuyển thêm nguyện vọng bổ sung. Như ngành Ngôn ngữ Thái Lan, chỉ nhận được 2 hồ sơ cho 35 chỉ tiêu.
Hoàng Thùy - Nguyễn Loan
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Gia sư miễn phí cho học sinh nghèo
» Cụ bà xứ Huế cho sinh viên trọ miễn phí suốt 23 năm
» Miễn học phí cho sinh viên ngành năng lượng nguyên tử
» Bốn học sinh giành huy chương Olympic Sinh học quốc tế
» 18 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới
» Cụ bà xứ Huế cho sinh viên trọ miễn phí suốt 23 năm
» Miễn học phí cho sinh viên ngành năng lượng nguyên tử
» Bốn học sinh giành huy chương Olympic Sinh học quốc tế
» 18 triệu học sinh, sinh viên bước vào năm học mới
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết