Hàng trăm nhà khoa học quốc tế tham quan 'miền đất võ'
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hàng trăm nhà khoa học quốc tế tham quan 'miền đất võ'
Sáng nay, các nhà Vật lý đoạt giải Nobel cùng hơn 200 nhà khoa học quốc tế đã tham quan Tháp Bánh Ít, công trình đền tháp lớn nhất còn lại của Vương triều Chămpa và Bảo tàng Quang Trung, nơi thờ tự Tây Sơn Tam Kiệt miền đất võ Bình Định.
Trong khuôn khổ Tuần lễ khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9, sáng nay, các nhà Vật lý đạt giải Nobel cùng hơn 200 nhà khoa học đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã có dịp tham quan các di tích lịch sử, văn hóa ở "miền đất võ" tỉnh Bình Định.
Các nhà khoa học tham quan tháp Bánh Ít ở huyện Tuy Phước, cách TP Quy Nhơn 15 km. Đền tháp này hội tụ nhiều nét kiến trúc khác nhau, được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 10, là một trong những công trình đền tháp lớn nhất còn lại của Vương Triều Chămpa ở Bình Định.
Các nhà khoa học say sưa trước đền tháp Chămpa cổ kính, độc đáo.
Một nhà khoa học tò mò trước những lớp gạch dưới chân đền tháp nhuốm màu rêu phong.
Giáo sư Rolf Heuer, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) ngạc nhiên trước kiến trúc công trình đền tháp Bánh Ít độc đáo.
Lần đầu tiên đến Việt Nam, nhà khoa học Halkiadakis (quốc tịch Mỹ) thích thú những loài hoa dại của Việt Nam.
Giáo sư David Gross (phải), người Isarel, đoạt giải Nobel Vật lý năm 2004 với kết quả nghiên cứu “Khám phá hiện tượng tiệm cận tự do trong lý thuyết tương tác mạnh” tham quan Bảo tàng Quang Trung.. Bảo tàng này cách TP Quy Nhơn 45 km về hướng Tây Bắc, có điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, tượng đài Hoàng đế Quang Trung, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông văn hoá các dân tộc Tây Nguyên... Khu vực bảo tàng bao gồm 9 phòng trưng bày với những chủ đề khác nhau, lưu giữ hàng nghìn tư liệu, hiện vật quý xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ (1771 - 1789).
Giáo sư Sheldon Lee Glashow, giải Nobel Vật lý năm 1979. Ông được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển vinh danh năm 1979 “vì những đóng góp cho thống nhất tương tác điện yếu và dự đoán về dòng trung hòa yếu.”. Ông thích thú chụp ảnh lưu niệm bên khẩu súng thần công của nghĩa quân Tây Sơn ở Bảo tàng Quang Trung.
Giếng nước cổ làm bằng đá ong trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học quốc tế.
Các nhà Vật lý đoạt giải Nobel vui vẻ trò chuyện dưới gốc sứ cổ thụ ở Bảo tàng Quang Trung.
Các nhà khoa học quốc tế ấn tượng đặc việt tượng đài uy nghi, dũng mãnh của vị hoàng đế Quang Trung. Giáo sư David J. Gross (trái), người nhận giải Nobel Vật lý năm 2004 cho biết, rất ấn tượng phong cảnh hữu tình ở thành phố biển Quy Nhơn, thăm quan Bảo tàng Quang Trung ông ngưỡng mộ vị hoàng đế Quang Trung của đất nước Việt Nam. "Con người ở đây lúc nào cũng nở nụ cười tươi, cởi mở, thân thiện, tôi hi vọng sẽ trở lại vùng đất này thời gian tới", giáo sư Gross nói.
Trí Tín
Trong khuôn khổ Tuần lễ khoa học "Gặp gỡ Việt Nam" lần thứ 9, sáng nay, các nhà Vật lý đạt giải Nobel cùng hơn 200 nhà khoa học đến từ 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đã có dịp tham quan các di tích lịch sử, văn hóa ở "miền đất võ" tỉnh Bình Định.
Các nhà khoa học tham quan tháp Bánh Ít ở huyện Tuy Phước, cách TP Quy Nhơn 15 km. Đền tháp này hội tụ nhiều nét kiến trúc khác nhau, được xây dựng khoảng thế kỷ thứ 10, là một trong những công trình đền tháp lớn nhất còn lại của Vương Triều Chămpa ở Bình Định.
Các nhà khoa học say sưa trước đền tháp Chămpa cổ kính, độc đáo.
Một nhà khoa học tò mò trước những lớp gạch dưới chân đền tháp nhuốm màu rêu phong.
Giáo sư Rolf Heuer, Tổng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN) ngạc nhiên trước kiến trúc công trình đền tháp Bánh Ít độc đáo.
Lần đầu tiên đến Việt Nam, nhà khoa học Halkiadakis (quốc tịch Mỹ) thích thú những loài hoa dại của Việt Nam.
Giáo sư David Gross (phải), người Isarel, đoạt giải Nobel Vật lý năm 2004 với kết quả nghiên cứu “Khám phá hiện tượng tiệm cận tự do trong lý thuyết tương tác mạnh” tham quan Bảo tàng Quang Trung.. Bảo tàng này cách TP Quy Nhơn 45 km về hướng Tây Bắc, có điện thờ Tây Sơn Tam kiệt, tượng đài Hoàng đế Quang Trung, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông văn hoá các dân tộc Tây Nguyên... Khu vực bảo tàng bao gồm 9 phòng trưng bày với những chủ đề khác nhau, lưu giữ hàng nghìn tư liệu, hiện vật quý xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ (1771 - 1789).
Giáo sư Sheldon Lee Glashow, giải Nobel Vật lý năm 1979. Ông được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển vinh danh năm 1979 “vì những đóng góp cho thống nhất tương tác điện yếu và dự đoán về dòng trung hòa yếu.”. Ông thích thú chụp ảnh lưu niệm bên khẩu súng thần công của nghĩa quân Tây Sơn ở Bảo tàng Quang Trung.
Giếng nước cổ làm bằng đá ong trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học quốc tế.
Các nhà Vật lý đoạt giải Nobel vui vẻ trò chuyện dưới gốc sứ cổ thụ ở Bảo tàng Quang Trung.
Các nhà khoa học quốc tế ấn tượng đặc việt tượng đài uy nghi, dũng mãnh của vị hoàng đế Quang Trung. Giáo sư David J. Gross (trái), người nhận giải Nobel Vật lý năm 2004 cho biết, rất ấn tượng phong cảnh hữu tình ở thành phố biển Quy Nhơn, thăm quan Bảo tàng Quang Trung ông ngưỡng mộ vị hoàng đế Quang Trung của đất nước Việt Nam. "Con người ở đây lúc nào cũng nở nụ cười tươi, cởi mở, thân thiện, tôi hi vọng sẽ trở lại vùng đất này thời gian tới", giáo sư Gross nói.
Trí Tín
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Học quản lý nhà hàng, khách sạn quốc tế tại Việt Nam
» Tàu hải quân Hoàng gia Australia sắp thăm TP HCM
» Thăm quan 7 thành phố cao nhất thế giới
» Hàng trăm người phản đối nạo vét cát gây sạt lở bờ biển
» Thu hồi hàng trăm nghìn vế cào trúng thưởng bị lỗi
» Tàu hải quân Hoàng gia Australia sắp thăm TP HCM
» Thăm quan 7 thành phố cao nhất thế giới
» Hàng trăm người phản đối nạo vét cát gây sạt lở bờ biển
» Thu hồi hàng trăm nghìn vế cào trúng thưởng bị lỗi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết