Thỏ phát sáng màu xanh lá cây
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thỏ phát sáng màu xanh lá cây
Giới khoa học vừa tạo ra những con thỏ có thể phát ra ánh sáng màu xanh lá cây trong bóng tối bằng công nghệ nhân bản vô tính.
Hai thỏ con phát sáng trong đàn thỏ tám con. Ảnh: Turkish Universities.
Các nhà khoa học có trụ sở tại Hawaii và Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng biện pháp nhân bản vô tính, tạo ra một lứa gồm 8 con thỏ, trong đó có hai con phát ra ánh sáng màu xanh lá cây.
Tiến sĩ Stefan Moisyadi, một nhà nghiên cứu về sinh học cho biết, hai con thỏ phát sáng như ánh sáng của đèn LED. Ánh sáng mạnh trải dài khắp bộ lông của thỏ. Màu huỳnh quang được sử dụng như vật liệu di truyền để tiêm vào phôi loài vật.
Cũng theo tiến sĩ Stefan Moisyadi, các protein huỳnh quang sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ của thỏ, và chúng vẫn sống như những con thỏ bình thường khác. Màu xanh chỉ là điều đặc biệt hơn mà thôi.
Để thỏ phát sáng, nhóm nghiên cứu tiêm loại protein huỳnh quang lấy từ DNA của loài sứa vào 8 phôi của thỏ. Các phôi này sau đó được cấy vào thỏ mẹ, và kết quả là hai trong số tám thỏ con sinh ra có khả năng phát sáng trong bóng tối khi được chiếu một loại đèn.
Thời gian tới, các chuyên gia sẽ đưa các gene vào trong loài động vật lớn hơn để tạo ra loại thuốc ít tốn kém và cho hiệu quả cao khi sử dụng. Trước đây, một số nhà khoa học đã thành công khi biến đổi gene động vật để phát sáng trong tối ở loài mèo đen, chó và khỉ.
Theo các chuyên gia, công nghệ trên áp dụng cho bệnh nhân thường bị chảy máu và tạo ra loại enzym giúp đông máu. Việc này có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn các cách làm thông thường. Trong tương lai, công nghệ này sẽ tiếp tục được nghiên cứu với nỗ lực đẩy nhanh việc ứng dụng vào điều trị thực tế cho các bệnh nhân bị đe dọa tính mạng.
Video thỏ phát sáng trong bóng tối
Đức Huy (theo Independent)
Hai thỏ con phát sáng trong đàn thỏ tám con. Ảnh: Turkish Universities.
Các nhà khoa học có trụ sở tại Hawaii và Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng biện pháp nhân bản vô tính, tạo ra một lứa gồm 8 con thỏ, trong đó có hai con phát ra ánh sáng màu xanh lá cây.
Tiến sĩ Stefan Moisyadi, một nhà nghiên cứu về sinh học cho biết, hai con thỏ phát sáng như ánh sáng của đèn LED. Ánh sáng mạnh trải dài khắp bộ lông của thỏ. Màu huỳnh quang được sử dụng như vật liệu di truyền để tiêm vào phôi loài vật.
Cũng theo tiến sĩ Stefan Moisyadi, các protein huỳnh quang sẽ không ảnh hưởng đến tuổi thọ của thỏ, và chúng vẫn sống như những con thỏ bình thường khác. Màu xanh chỉ là điều đặc biệt hơn mà thôi.
Để thỏ phát sáng, nhóm nghiên cứu tiêm loại protein huỳnh quang lấy từ DNA của loài sứa vào 8 phôi của thỏ. Các phôi này sau đó được cấy vào thỏ mẹ, và kết quả là hai trong số tám thỏ con sinh ra có khả năng phát sáng trong bóng tối khi được chiếu một loại đèn.
Thời gian tới, các chuyên gia sẽ đưa các gene vào trong loài động vật lớn hơn để tạo ra loại thuốc ít tốn kém và cho hiệu quả cao khi sử dụng. Trước đây, một số nhà khoa học đã thành công khi biến đổi gene động vật để phát sáng trong tối ở loài mèo đen, chó và khỉ.
Theo các chuyên gia, công nghệ trên áp dụng cho bệnh nhân thường bị chảy máu và tạo ra loại enzym giúp đông máu. Việc này có thể tiết kiệm nhiều chi phí hơn các cách làm thông thường. Trong tương lai, công nghệ này sẽ tiếp tục được nghiên cứu với nỗ lực đẩy nhanh việc ứng dụng vào điều trị thực tế cho các bệnh nhân bị đe dọa tính mạng.
Video thỏ phát sáng trong bóng tối
Đức Huy (theo Independent)
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Da điện tử phát sáng
» 180 loài cá phát sáng như bóng đèn
» Có phải thịt cá thu biết phát sáng?
» Sinh vật lạ phát sáng ở cảng biển
» Sinh viên tạo đèn phát sáng bằng vi khuẩn
» 180 loài cá phát sáng như bóng đèn
» Có phải thịt cá thu biết phát sáng?
» Sinh vật lạ phát sáng ở cảng biển
» Sinh viên tạo đèn phát sáng bằng vi khuẩn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết