Những đứa trẻ đi 'đòi' trâu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Những đứa trẻ đi 'đòi' trâu
Chợ Ú, chợ trâu bò ở xã Đại Sơn (Đô Lương, Nghệ An) cứ đến ngày phiên là cả nghìn con trâu bò được đưa về đây. Hòa trong cảnh mua bán nhộn nhịp ấy là những đứa trẻ mưu sinh bằng công việc dắt trâu thuê, hay còn gọi là đòi trâu.
Mặt trời vừa ló rạng, từng đoàn người đem trâu bò tới chợ Đại Sơn. Lấp ló trong đám người ấy là những em bé chỉ 11-12 tuổi đi dắt trâu thuê. Ở trong chợ, có rất nhiều tốp 3-4 em nhỏ đang ngồi chờ người thuê. Em nào cũng khoác trên mình bộ đồ cũ kỹ, đầu trần, chân nhuốm bùn đất, da mặt cháy đen vì nắng.
Nhỏ thỏ nhất đám trẻ đứng ở đầu chợ là Nguyễn Trọng Đông ở xã Trù Sơn. Là con út trong gia đình có 3 anh em, bố mẹ làm nông, gia đình khó khăn nên Đông bắt đầu đi dắt trâu thuê từ năm lớp 4, đến giờ cũng có thâm niên hơn 2 năm. “Đi đòi trâu mệt lắm, nhiều lúc đi qua quán chè, cháu khát quá mà chỉ biết chép miệng, mong cho tới nơi giao trâu mới được nhận tiền”, Đông kể và cho hay để có mặt ở chợ lúc 6h sáng, em phải thức dậy từ lúc 4h, chẳng kịp ăn uống.
Một phiên chợ may mắn của Đông. Ảnh: Duy Ngợi.
Đứng từ sáng đến non trưa, Đông được chủ buôn thuê dắt 3 con trâu mới lớn về xã bên cho khách. Là trâu non nên chúng rất bướng và nhát, khó khăn lắm Đông mới kéo được 3 con trâu ra đường cái. Đôi chân trần còm nhom lầm lũi tiến về phía đường xa, hai tay Đông nắm chặt 3 sợi dây dắt 3 con trâu bướng bỉnh kéo đi. Em được trả 60.000 đồng cho chuyến dắt trâu này.
“Thế là may lắm chú ạ, cháu lại có tiền về đưa mẹ mua cá rồi. Có hôm chợ tan, trâu bò về hết mà chẳng ai thuê”, Đông vừa nói vừa lấy cánh tay lau mồ hôi trán.
Đi cùng Đông là Phạm Bá Phúc, người anh em họ. Dù mới 11 tuổi nhưng Phúc cũng tỏ ra là tay “đòi trâu” có tiếng trong nhóm. Khi được hỏi đi dắt trâu như vậy có khó lắm không, Phúc hồn nhiên trả lời: “Cứ đến chợ thấy người ta đòi trâu thì mình cũng vào đòi thôi. Đôi khi gặp con dữ bị nó húc hay giật phăng dây thừng rồi chạy, cháu phải rượt đuổi nó mệt lử”.
Trong đám trẻ dáo dác đi đòi trâu ở chợ lớn nhất miền Trung này, hầu như ai cũng biết Phạm Xuân Công ở xã Trù Sơn vì có "thâm niên" dắt trâu thuê. Nhà 5 anh em, là con đầu, gia cảnh khó khăn nên Công không có điều kiện tới trường đều đặn như bao bạn bè cùng trang lứa. Đi học buổi được, buổi mất vì vậy Công phải ở lại lớp 2 năm. Năm nay dù đã 13 tuổi nhưng Công mới lên được lớp 6. “Em học dốt nên chắc hết năm nay là nghỉ rồi đi đòi trâu và làm đồng phụ bố mẹ”, Công nói giọng buồn rầu.
Việc khống chế những con trâu lạ không phải dễ dàng. Ảnh: Duy Ngợi.
Trường hợp của Đông và Phúc cũng chẳng khá hơn. Là học sinh tiên tiến từ lớp 1 đến lớp 5 nhưng do phải đi đòi trâu, mò cua bắt ốc mưu sinh, Đông không có nhiều thời gian học nên cả năm lớp 6, học lực của em chỉ đạt trung bình.
Tuy nhiên, cũng có em thích đi đòi trâu hơn là đi học vì nhanh kiếm được tiền. Lý, con một chủ buôn trâu tại xã Đại Sơn, kể bố mẹ mải mê buôn trâu, ít thời gian chăm lo việc học nên Lý chỉ học hết lớp 5 rồi bỏ. Nhiều lái buôn cũng cho biết, cứ 5 ngày có phiên chợ nên không ít học sinh thường mượn cớ nghỉ ốm với cô giáo rồi đến đây đòi trâu kiếm tiền.
Phần lớn em nhỏ dắt trâu thuê đến từ các xã Trù Sơn, Đại Sơn của huyện Đô Lương, xã Nghi Văn của huyện Nghi Lộc. Bà Vinh, một người dân sống bên chợ Ú nói giọng đượm buồn: “Phần đa trẻ đi đòi trâu vì nghèo. Tội nghiệp, mới tý tuổi mà đã phải bươn chải kiếm sống, dang dở học hành”.
Duy Ngợi
Mặt trời vừa ló rạng, từng đoàn người đem trâu bò tới chợ Đại Sơn. Lấp ló trong đám người ấy là những em bé chỉ 11-12 tuổi đi dắt trâu thuê. Ở trong chợ, có rất nhiều tốp 3-4 em nhỏ đang ngồi chờ người thuê. Em nào cũng khoác trên mình bộ đồ cũ kỹ, đầu trần, chân nhuốm bùn đất, da mặt cháy đen vì nắng.
Nhỏ thỏ nhất đám trẻ đứng ở đầu chợ là Nguyễn Trọng Đông ở xã Trù Sơn. Là con út trong gia đình có 3 anh em, bố mẹ làm nông, gia đình khó khăn nên Đông bắt đầu đi dắt trâu thuê từ năm lớp 4, đến giờ cũng có thâm niên hơn 2 năm. “Đi đòi trâu mệt lắm, nhiều lúc đi qua quán chè, cháu khát quá mà chỉ biết chép miệng, mong cho tới nơi giao trâu mới được nhận tiền”, Đông kể và cho hay để có mặt ở chợ lúc 6h sáng, em phải thức dậy từ lúc 4h, chẳng kịp ăn uống.
Một phiên chợ may mắn của Đông. Ảnh: Duy Ngợi.
Đứng từ sáng đến non trưa, Đông được chủ buôn thuê dắt 3 con trâu mới lớn về xã bên cho khách. Là trâu non nên chúng rất bướng và nhát, khó khăn lắm Đông mới kéo được 3 con trâu ra đường cái. Đôi chân trần còm nhom lầm lũi tiến về phía đường xa, hai tay Đông nắm chặt 3 sợi dây dắt 3 con trâu bướng bỉnh kéo đi. Em được trả 60.000 đồng cho chuyến dắt trâu này.
“Thế là may lắm chú ạ, cháu lại có tiền về đưa mẹ mua cá rồi. Có hôm chợ tan, trâu bò về hết mà chẳng ai thuê”, Đông vừa nói vừa lấy cánh tay lau mồ hôi trán.
Đi cùng Đông là Phạm Bá Phúc, người anh em họ. Dù mới 11 tuổi nhưng Phúc cũng tỏ ra là tay “đòi trâu” có tiếng trong nhóm. Khi được hỏi đi dắt trâu như vậy có khó lắm không, Phúc hồn nhiên trả lời: “Cứ đến chợ thấy người ta đòi trâu thì mình cũng vào đòi thôi. Đôi khi gặp con dữ bị nó húc hay giật phăng dây thừng rồi chạy, cháu phải rượt đuổi nó mệt lử”.
Trong đám trẻ dáo dác đi đòi trâu ở chợ lớn nhất miền Trung này, hầu như ai cũng biết Phạm Xuân Công ở xã Trù Sơn vì có "thâm niên" dắt trâu thuê. Nhà 5 anh em, là con đầu, gia cảnh khó khăn nên Công không có điều kiện tới trường đều đặn như bao bạn bè cùng trang lứa. Đi học buổi được, buổi mất vì vậy Công phải ở lại lớp 2 năm. Năm nay dù đã 13 tuổi nhưng Công mới lên được lớp 6. “Em học dốt nên chắc hết năm nay là nghỉ rồi đi đòi trâu và làm đồng phụ bố mẹ”, Công nói giọng buồn rầu.
Việc khống chế những con trâu lạ không phải dễ dàng. Ảnh: Duy Ngợi.
Trường hợp của Đông và Phúc cũng chẳng khá hơn. Là học sinh tiên tiến từ lớp 1 đến lớp 5 nhưng do phải đi đòi trâu, mò cua bắt ốc mưu sinh, Đông không có nhiều thời gian học nên cả năm lớp 6, học lực của em chỉ đạt trung bình.
Tuy nhiên, cũng có em thích đi đòi trâu hơn là đi học vì nhanh kiếm được tiền. Lý, con một chủ buôn trâu tại xã Đại Sơn, kể bố mẹ mải mê buôn trâu, ít thời gian chăm lo việc học nên Lý chỉ học hết lớp 5 rồi bỏ. Nhiều lái buôn cũng cho biết, cứ 5 ngày có phiên chợ nên không ít học sinh thường mượn cớ nghỉ ốm với cô giáo rồi đến đây đòi trâu kiếm tiền.
Phần lớn em nhỏ dắt trâu thuê đến từ các xã Trù Sơn, Đại Sơn của huyện Đô Lương, xã Nghi Văn của huyện Nghi Lộc. Bà Vinh, một người dân sống bên chợ Ú nói giọng đượm buồn: “Phần đa trẻ đi đòi trâu vì nghèo. Tội nghiệp, mới tý tuổi mà đã phải bươn chải kiếm sống, dang dở học hành”.
Duy Ngợi
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Trâu nhảy cao hai mét để tránh sư tử
» Nghề luyện trâu cho Tây cưỡi
» Trâu rừng liều mình cứu bạn
» Tây cưỡi trâu, cày ruộng ở Việt Nam
» Sư tử tỷ thí với trâu rừng trước mắt bạn tình
» Nghề luyện trâu cho Tây cưỡi
» Trâu rừng liều mình cứu bạn
» Tây cưỡi trâu, cày ruộng ở Việt Nam
» Sư tử tỷ thí với trâu rừng trước mắt bạn tình
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết