Cuộc chiến chống bệnh lupus của nữ á khoa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cuộc chiến chống bệnh lupus của nữ á khoa
“Diệp của ngày hôm nay khác rất nhiều Diệp của ngày hôm qua. Để sống chung được với lupus, mình đã phải thay đổi. Những mục tiêu gần bị thay đổi hết nhưng mục tiêu xa và đích đến đại học sẽ không lung lay đâu...”.
Đó là những dòng nhật ký Nguyễn Thị Bích Diệp ở xã Đồng Thắng (Triệu Sơn, Thanh Hóa) viết trong tháng ngày chống chọi với bệnh tật.
Đậu đại học 28 điểm, trở thành Á khoa ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Bích Diệp đang đối mặt với căn bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Đây là bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng hầu hết các bộ phận của cơ thể. Thay vì tấn công nhân tố bên ngoài như vi khuẩn, virus thì hệ miễn dịch tấn công các mô như tim, phổi, khớp, thần kinh... gây viêm, khiến sức khỏe luôn trong tình trạng bất ổn.
Diệp được phát hiện mắc bệnh vào đầu tháng 6/2012 với biểu hiện là phát ban trên mặt và sau đó là những cơn đau đầu dai dẳng khiến em không còn đủ sức học bài. Từ một nữ sinh khỏe mạnh, Diệp ăn ít dần và sút còn 47 kg (giảm 7 kg). Đầu tháng 10/2012, sau nhiều đêm thức khuya cố ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, Diệp sốt cao liên tục, tới mức không đi được, cũng không thể lên tiếng. Em đành bò lê từ tầng hai xuống rồi ngất trước phòng bố mẹ.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường xuyên đe dọa tính mạng, song Nguyễn Thị Bích Diệp vẫn thi đỗ Á khoa 28 điểm. Ảnh: Hoàng Phương.
Vợ chồng anh Nguyễn Tất Cường hốt hoảng đưa con nhập viện ngay trong đêm. Họ như đứng tim khi nhận được kết quả thông báo con mình bị lupus ban đỏ hệ thống. Người cha chưa hiểu cặn kẽ đó là bệnh gì, chỉ biết không chữa khỏi được và rất nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ Diệp đau đớn chỉ biết khóc ròng. Thương con, bố mẹ quyết định giấu không cho Diệp biết. Nhưng họ không ngờ, cô con gái thông minh đã tự tìm hiểu và biết rõ bệnh tình.
Vén lọn tóc mai để lộ vầng trán thông minh, nữ á khoa cho hay: “Em biết lupus không thể chữa khỏi. Nhưng kỳ lạ là em không hề cảm thấy lo lắng mà quyết tâm đối mặt với nó. Trong đầu luôn tồn tại suy nghĩ phải nhanh chóng trở về, tiếp tục đi học vì bước vào năm cuối cấp rồi".
Hàng ngày, Diệp tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, kết hợp truyền dung dịch, tiêm, uống thuốc và bôi ngoài da. Tác dụng phụ của thuốc khiến lớp biểu bì và thành mạch mỏng dần đi, da trắng xanh kèm theo bệnh dạ dày. Chỉ cần mũi kim chạm vào da hoặc gãi mạnh cũng làm em bị vỡ mao mạch, gây xuất huyết dưới da. Vừa nói, Diệp vừa chỉ vào những vết thâm tím trên cánh tay, hậu quả của những lần lấy máu bị vỡ ven.
Mỗi lần xét nghiệm, Diệp tranh thủ ghi lại các chỉ số trước khi trả kết quả cho bác sĩ. Bằng cách đó, bệnh nhân 18 tuổi nhận ra chỉ số nào đang thay đổi để có cách điều chỉnh, chỗ nào chưa hiểu thì nhờ bác sĩ tư vấn. “Hầu hết người bị lupus đều thiếu canxi. Nhưng canxi của em thường ở mức bình thường do chịu khó uống thuốc đúng giờ và chọn thức ăn giàu canxi như tôm, cua, ốc”, Diệp kể.
Nữ á khoa ví von sức khỏe của mình giống như một đồ thị hình sin không ổn định, lúc lên lúc xuống, những giai đoạn cấp và phục hồi xen kẽ nhau. Đang ở trong giai đoạn phục hồi, trông thần thái em khá tốt. "Còn trong giai đoạn cấp em cảm giác mình là cây non bị gió bão quật không còn chút sức sống. Cầm thìa canh không nổi, đưa lên đến miệng còn rớt hết ra ngoài”, Diệp kể.
Do sức khỏe yếu, em được phép đến trường muộn hơn so với các bạn và luôn mặc kín mít từ đầu đến chân để tránh lạnh. Từ một bí thư năng nổ luôn có mặt trong tất cả hoạt động phong trào, Diệp chỉ ngồi thu lu trong lớp, hết giờ là về thẳng nhà. Để “đuổi” kịp chương trình học, ở lớp Diệp phải tập trung cao độ. Về nhà đọc lại một chút, không tạo ra áp lực cho mình nếu không sẽ “mất trắng” cả sức khỏe và kiến thức. Sống chung với lupus, cô học trò 12 năm học sinh giỏi toàn diện vẫn đi thi học sinh giỏi tỉnh và giành giải khuyến khích môn Hóa.
Bích Diệp thừa nhận, căn bệnh lupus đã khiến mục tiêu vào đại học của em rẽ sang hướng khác. Vốn yêu ngành dược, bước chân vào lớp 10 Diệp đã đặt mục tiêu phải thi đậu ĐH Dược Hà Nội. Cho đến lúc nằm Bệnh viện Bạch Mai, nữ sinh 18 tuổi vẫn nghĩ mình sẽ thi dược, biết đâu nghiên cứu ra thứ thuốc chữa được bệnh cho bản thân và giúp ích cho người khác.
Những vết thâm đen trên cánh tay do vỡ mao mạch những lần tiêm thuốc. Ảnh: Hoàng Phương.
Biết được ước mơ của nữ bệnh nhân trẻ tuổi, bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai khuyên em không nên học ngành y và dược bởi chương trình học rất vất vả, lại phải thường xuyên tiếp xúc với một số hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. “Bỗng chốc em bị mất phương hướng. Vẫn biết phải tiếp tục học, phải đậu đại học nhưng không biết mình sẽ học trường nào và tương lai mình làm gì”, Diệp nhớ lại khoảng thời gian chới với trước quyết định lựa chọn thi đại học.
Ngồi phân thích, cô học trò nhận ra mình không còn đủ sức theo học dược, càng không thể học kỹ thuật. Diệp quyết định chọn khoa Công nghệ sinh học ĐH Khoa học tự nhiên, có một số chuyên ngành liên quan đến dược. Nữ sinh đã ghi lại trăn trở trước những lựa chọn của cuộc đời: “Diệp của ngày hôm nay khác rất nhiều Diệp của ngày hôm qua. Để sống chung được với lupus, mình đã phải thay đổi. Những mục tiêu gần bị thay đổi hết nhưng những mục tiêu xa và đích đến đại học sẽ không lung lay đâu. Đừng tiết kiệm mơ ước, hãy cứ ước mơ thật cao, thật xa. Nếu không đến được đích thì cùng gần đến đích...”.
Đề phòng sức khỏe trở nên tồi tệ không thi được khối B, Diệp làm thêm hồ sơ khối A vào ĐH Ngoại thương và được 27 điểm. Bước vào kỳ thi, bố mẹ em lo đến mất ăn mất ngủ. Còn cô con gái liên tục ghi vào giấy nháp “9 điểm Toán, 8 điểm Sinh, 10 điểm Hóa” để động viên mình tự tin. Cuối cùng, kết quả còn hơn cả mong đợi (Toán 8,25; Hóa 10; Sinh 9,5).
Biết học trò đỗ á khoa, thầy giáo chủ nhiệm Thi Văn Chung nhận xét: "Các thầy cô trong trường luôn tin em Diệp đậu đại học với số điểm cao. Nhưng vừa chống lại căn bệnh lupus mà vẫn giành điểm á khoa thì Bích Diệp đúng là một kỳ tích”.
Còn Diệp vui vì sắp trở thành sinh viên, ra Hà Nội học sẽ thuận tiện hơn cho việc điều trị. Nhưng trong lòng cô nữ sinh còn canh cánh nỗi lo: “Nếu sức khỏe em bình thường thì bố mẹ đỡ vất vả. Chỉ sợ những đợt cấp kéo dài thì nhà sẽ nợ nần chồng chất”. Đưa mắt nhìn xung quanh, Diệp cho hay bố mẹ dành dụm cả đời mới xây được căn nhà. Vừa xây xong thì bố bị bệnh sán lá gan, điều trị vừa dứt thì tới lượt con gái nằm viện. Em sợ nhất mỗi lần khám xong mà phải lấy thuốc ngoài, tốn 2-3 triệu một lần khám.
Diệp bảo đi học xa nhà, mùa đông lạnh không biết tính sao khi nấu nướng, giặt giũ, vì nước lạnh ảnh hưởng đến khớp thì rất dễ mất mạng. Để trấn an tinh thần con gái, bố Diệp ngồi bên nói xen vào: “Bố mẹ đang bàn nhau, để mẹ ra ngoài Hà Nội ở cùng một thời gian để chăm sóc con”. Giọng cô con gái chùng xuống “Thế còn công việc ở nhà, mình bố lo sao nổi?”.
Người cha xua tay: “Thì mình bố vừa lo giúp việc bên xã, vừa chăm thêm mẫu ruộng là được. Nuôi hai mẹ con và chữa bệnh cho con gái, coi như bố nuôi ba suất vào đại học”. Người cha vừa dứt lời, hai hàng nước mắt lăn trên gò má cô con gái nhỏ.
Hoàng Phương
Đó là những dòng nhật ký Nguyễn Thị Bích Diệp ở xã Đồng Thắng (Triệu Sơn, Thanh Hóa) viết trong tháng ngày chống chọi với bệnh tật.
Đậu đại học 28 điểm, trở thành Á khoa ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), Bích Diệp đang đối mặt với căn bệnh lupus ban đỏ hệ thống. Đây là bệnh tự miễn, gây ảnh hưởng hầu hết các bộ phận của cơ thể. Thay vì tấn công nhân tố bên ngoài như vi khuẩn, virus thì hệ miễn dịch tấn công các mô như tim, phổi, khớp, thần kinh... gây viêm, khiến sức khỏe luôn trong tình trạng bất ổn.
Diệp được phát hiện mắc bệnh vào đầu tháng 6/2012 với biểu hiện là phát ban trên mặt và sau đó là những cơn đau đầu dai dẳng khiến em không còn đủ sức học bài. Từ một nữ sinh khỏe mạnh, Diệp ăn ít dần và sút còn 47 kg (giảm 7 kg). Đầu tháng 10/2012, sau nhiều đêm thức khuya cố ôn bài chuẩn bị cho kỳ thi đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, Diệp sốt cao liên tục, tới mức không đi được, cũng không thể lên tiếng. Em đành bò lê từ tầng hai xuống rồi ngất trước phòng bố mẹ.
Bệnh lupus ban đỏ hệ thống thường xuyên đe dọa tính mạng, song Nguyễn Thị Bích Diệp vẫn thi đỗ Á khoa 28 điểm. Ảnh: Hoàng Phương.
Vợ chồng anh Nguyễn Tất Cường hốt hoảng đưa con nhập viện ngay trong đêm. Họ như đứng tim khi nhận được kết quả thông báo con mình bị lupus ban đỏ hệ thống. Người cha chưa hiểu cặn kẽ đó là bệnh gì, chỉ biết không chữa khỏi được và rất nguy hiểm đến tính mạng. Mẹ Diệp đau đớn chỉ biết khóc ròng. Thương con, bố mẹ quyết định giấu không cho Diệp biết. Nhưng họ không ngờ, cô con gái thông minh đã tự tìm hiểu và biết rõ bệnh tình.
Vén lọn tóc mai để lộ vầng trán thông minh, nữ á khoa cho hay: “Em biết lupus không thể chữa khỏi. Nhưng kỳ lạ là em không hề cảm thấy lo lắng mà quyết tâm đối mặt với nó. Trong đầu luôn tồn tại suy nghĩ phải nhanh chóng trở về, tiếp tục đi học vì bước vào năm cuối cấp rồi".
Hàng ngày, Diệp tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, kết hợp truyền dung dịch, tiêm, uống thuốc và bôi ngoài da. Tác dụng phụ của thuốc khiến lớp biểu bì và thành mạch mỏng dần đi, da trắng xanh kèm theo bệnh dạ dày. Chỉ cần mũi kim chạm vào da hoặc gãi mạnh cũng làm em bị vỡ mao mạch, gây xuất huyết dưới da. Vừa nói, Diệp vừa chỉ vào những vết thâm tím trên cánh tay, hậu quả của những lần lấy máu bị vỡ ven.
Mỗi lần xét nghiệm, Diệp tranh thủ ghi lại các chỉ số trước khi trả kết quả cho bác sĩ. Bằng cách đó, bệnh nhân 18 tuổi nhận ra chỉ số nào đang thay đổi để có cách điều chỉnh, chỗ nào chưa hiểu thì nhờ bác sĩ tư vấn. “Hầu hết người bị lupus đều thiếu canxi. Nhưng canxi của em thường ở mức bình thường do chịu khó uống thuốc đúng giờ và chọn thức ăn giàu canxi như tôm, cua, ốc”, Diệp kể.
Nữ á khoa ví von sức khỏe của mình giống như một đồ thị hình sin không ổn định, lúc lên lúc xuống, những giai đoạn cấp và phục hồi xen kẽ nhau. Đang ở trong giai đoạn phục hồi, trông thần thái em khá tốt. "Còn trong giai đoạn cấp em cảm giác mình là cây non bị gió bão quật không còn chút sức sống. Cầm thìa canh không nổi, đưa lên đến miệng còn rớt hết ra ngoài”, Diệp kể.
Do sức khỏe yếu, em được phép đến trường muộn hơn so với các bạn và luôn mặc kín mít từ đầu đến chân để tránh lạnh. Từ một bí thư năng nổ luôn có mặt trong tất cả hoạt động phong trào, Diệp chỉ ngồi thu lu trong lớp, hết giờ là về thẳng nhà. Để “đuổi” kịp chương trình học, ở lớp Diệp phải tập trung cao độ. Về nhà đọc lại một chút, không tạo ra áp lực cho mình nếu không sẽ “mất trắng” cả sức khỏe và kiến thức. Sống chung với lupus, cô học trò 12 năm học sinh giỏi toàn diện vẫn đi thi học sinh giỏi tỉnh và giành giải khuyến khích môn Hóa.
Bích Diệp thừa nhận, căn bệnh lupus đã khiến mục tiêu vào đại học của em rẽ sang hướng khác. Vốn yêu ngành dược, bước chân vào lớp 10 Diệp đã đặt mục tiêu phải thi đậu ĐH Dược Hà Nội. Cho đến lúc nằm Bệnh viện Bạch Mai, nữ sinh 18 tuổi vẫn nghĩ mình sẽ thi dược, biết đâu nghiên cứu ra thứ thuốc chữa được bệnh cho bản thân và giúp ích cho người khác.
Những vết thâm đen trên cánh tay do vỡ mao mạch những lần tiêm thuốc. Ảnh: Hoàng Phương.
Biết được ước mơ của nữ bệnh nhân trẻ tuổi, bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai khuyên em không nên học ngành y và dược bởi chương trình học rất vất vả, lại phải thường xuyên tiếp xúc với một số hóa chất độc hại sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. “Bỗng chốc em bị mất phương hướng. Vẫn biết phải tiếp tục học, phải đậu đại học nhưng không biết mình sẽ học trường nào và tương lai mình làm gì”, Diệp nhớ lại khoảng thời gian chới với trước quyết định lựa chọn thi đại học.
Ngồi phân thích, cô học trò nhận ra mình không còn đủ sức theo học dược, càng không thể học kỹ thuật. Diệp quyết định chọn khoa Công nghệ sinh học ĐH Khoa học tự nhiên, có một số chuyên ngành liên quan đến dược. Nữ sinh đã ghi lại trăn trở trước những lựa chọn của cuộc đời: “Diệp của ngày hôm nay khác rất nhiều Diệp của ngày hôm qua. Để sống chung được với lupus, mình đã phải thay đổi. Những mục tiêu gần bị thay đổi hết nhưng những mục tiêu xa và đích đến đại học sẽ không lung lay đâu. Đừng tiết kiệm mơ ước, hãy cứ ước mơ thật cao, thật xa. Nếu không đến được đích thì cùng gần đến đích...”.
Đề phòng sức khỏe trở nên tồi tệ không thi được khối B, Diệp làm thêm hồ sơ khối A vào ĐH Ngoại thương và được 27 điểm. Bước vào kỳ thi, bố mẹ em lo đến mất ăn mất ngủ. Còn cô con gái liên tục ghi vào giấy nháp “9 điểm Toán, 8 điểm Sinh, 10 điểm Hóa” để động viên mình tự tin. Cuối cùng, kết quả còn hơn cả mong đợi (Toán 8,25; Hóa 10; Sinh 9,5).
Biết học trò đỗ á khoa, thầy giáo chủ nhiệm Thi Văn Chung nhận xét: "Các thầy cô trong trường luôn tin em Diệp đậu đại học với số điểm cao. Nhưng vừa chống lại căn bệnh lupus mà vẫn giành điểm á khoa thì Bích Diệp đúng là một kỳ tích”.
Còn Diệp vui vì sắp trở thành sinh viên, ra Hà Nội học sẽ thuận tiện hơn cho việc điều trị. Nhưng trong lòng cô nữ sinh còn canh cánh nỗi lo: “Nếu sức khỏe em bình thường thì bố mẹ đỡ vất vả. Chỉ sợ những đợt cấp kéo dài thì nhà sẽ nợ nần chồng chất”. Đưa mắt nhìn xung quanh, Diệp cho hay bố mẹ dành dụm cả đời mới xây được căn nhà. Vừa xây xong thì bố bị bệnh sán lá gan, điều trị vừa dứt thì tới lượt con gái nằm viện. Em sợ nhất mỗi lần khám xong mà phải lấy thuốc ngoài, tốn 2-3 triệu một lần khám.
Diệp bảo đi học xa nhà, mùa đông lạnh không biết tính sao khi nấu nướng, giặt giũ, vì nước lạnh ảnh hưởng đến khớp thì rất dễ mất mạng. Để trấn an tinh thần con gái, bố Diệp ngồi bên nói xen vào: “Bố mẹ đang bàn nhau, để mẹ ra ngoài Hà Nội ở cùng một thời gian để chăm sóc con”. Giọng cô con gái chùng xuống “Thế còn công việc ở nhà, mình bố lo sao nổi?”.
Người cha xua tay: “Thì mình bố vừa lo giúp việc bên xã, vừa chăm thêm mẫu ruộng là được. Nuôi hai mẹ con và chữa bệnh cho con gái, coi như bố nuôi ba suất vào đại học”. Người cha vừa dứt lời, hai hàng nước mắt lăn trên gò má cô con gái nhỏ.
Hoàng Phương
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Người vợ bị bệnh tim nuôi chồng tàn phế
» 'Thầy' chữa bệnh bằng bùa phép chống cự Thanh tra y tế
» Chiêu 'ăn chặn' tiền người bệnh ở 2 bệnh viện lớn TP HCM
» Lớp học trường làng có 2 thủ khoa, 2 á khoa đại học
» Tắc kè hoa thay đổi màu cơ thể khi chiến đấu
» 'Thầy' chữa bệnh bằng bùa phép chống cự Thanh tra y tế
» Chiêu 'ăn chặn' tiền người bệnh ở 2 bệnh viện lớn TP HCM
» Lớp học trường làng có 2 thủ khoa, 2 á khoa đại học
» Tắc kè hoa thay đổi màu cơ thể khi chiến đấu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết