Cá cóc sần quý hiếm được phát hiện ở Phú Thọ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cá cóc sần quý hiếm được phát hiện ở Phú Thọ
Một nhóm cá thể cá cóc sần quý hiếm sinh sống ở độ cao 700 m vừa được một đoàn khảo sát phát hiện tại khu vực rừng nguyên sinh núi Hem thuộc tỉnh Phú Thọ.
Cá cóc sần. Ảnh: VTCNews.
Ông Trần Đăng Lâu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ, đồng thời là người có 45 năm gắn bó với rừng, cho biết, đây là lần thứ hai giống cá cóc sần xuất hiện ở huyện miền núi Thanh Sơn. Năm 2006, một cá thể cá cóc sần cũng được tìm thấy ở núi Ten thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, cách núi Hem khoảng 30 km.
Loài cá cóc trên có điểm đặc trưng là da được bao phủ bởi các nốt sần nhỏ và có hình dạng giống thằn lằn, cơ thể chúng dài khoảng 5-7 cm, đầu rộng, tuyến mang tai gồ cao, phình rộng, hơi xiên về phía sau. Phía dưới bụng cá có các nếp nhăn chạy ngang.
Theo ông Trần Đăng Lâu, đây là loài cá cóc sần đặc biệt quý hiếm, thuộc nhóm A trong Sách đỏ cần bảo vệ của Việt Nam và thế giới. Đây cũng chính là loài giúp các nhà khoa học tìm ra nguyên lý tế bào gốc áp dụng hiệu quả trong y học.
Ông Lâu cho biết thêm, cá cóc sần được phát hiện lần đầu năm 1909 ở độ cao 1.000 m thuộc núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn bởi một kỹ sư lâm nghiệp người Pháp. Năm 1940 phát hiện này mới được công bố và mẫu vật này hiện đang lưu giữ, trưng bày tại Viện bảo tàng tự nhiên Paris, Pháp và bảo tàng London, Anh.
Nhằm bảo vệ và phát triển loài cá cóc sần quý hiếm, ông Lâu đề nghị giới chức địa phương cần có kế hoạch bảo toàn chúng, tạo điều kiện cho các nhà sinh học nghiên cứu và có phương án bảo vệ.
Theo Vietnam+, VTCNews
Cá cóc sần. Ảnh: VTCNews.
Ông Trần Đăng Lâu, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Thọ, đồng thời là người có 45 năm gắn bó với rừng, cho biết, đây là lần thứ hai giống cá cóc sần xuất hiện ở huyện miền núi Thanh Sơn. Năm 2006, một cá thể cá cóc sần cũng được tìm thấy ở núi Ten thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn, huyện Thanh Sơn, cách núi Hem khoảng 30 km.
Loài cá cóc trên có điểm đặc trưng là da được bao phủ bởi các nốt sần nhỏ và có hình dạng giống thằn lằn, cơ thể chúng dài khoảng 5-7 cm, đầu rộng, tuyến mang tai gồ cao, phình rộng, hơi xiên về phía sau. Phía dưới bụng cá có các nếp nhăn chạy ngang.
Theo ông Trần Đăng Lâu, đây là loài cá cóc sần đặc biệt quý hiếm, thuộc nhóm A trong Sách đỏ cần bảo vệ của Việt Nam và thế giới. Đây cũng chính là loài giúp các nhà khoa học tìm ra nguyên lý tế bào gốc áp dụng hiệu quả trong y học.
Ông Lâu cho biết thêm, cá cóc sần được phát hiện lần đầu năm 1909 ở độ cao 1.000 m thuộc núi Mẫu Sơn, Lạng Sơn bởi một kỹ sư lâm nghiệp người Pháp. Năm 1940 phát hiện này mới được công bố và mẫu vật này hiện đang lưu giữ, trưng bày tại Viện bảo tàng tự nhiên Paris, Pháp và bảo tàng London, Anh.
Nhằm bảo vệ và phát triển loài cá cóc sần quý hiếm, ông Lâu đề nghị giới chức địa phương cần có kế hoạch bảo toàn chúng, tạo điều kiện cho các nhà sinh học nghiên cứu và có phương án bảo vệ.
Theo Vietnam+, VTCNews
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Rừng thông cổ được phát hiện sau bão
» 10 loài động vật mới được phát hiện
» Rạng sáng, mẹ phát hiện con thành "đuốc sống"
» Đề xuất bỏ xử phạt xe chính chủ, mũ bảo hiểm rởm
» Thế giới virus nguy hiểm dưới ống kính hiển vi
» 10 loài động vật mới được phát hiện
» Rạng sáng, mẹ phát hiện con thành "đuốc sống"
» Đề xuất bỏ xử phạt xe chính chủ, mũ bảo hiểm rởm
» Thế giới virus nguy hiểm dưới ống kính hiển vi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết