Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học trường ta 'săn' việc làm ở Tây

Go down

Học trường ta 'săn' việc làm ở Tây Empty Học trường ta 'săn' việc làm ở Tây

Bài gửi  chilaemthoi Fri Aug 02, 2013 7:51 am

Thay vì đi du học để "săn" một suất làm việc ở nước ngoài hoặc chí ít cũng tạo tiền đề vào những công ty lớn khi về nước, nhiều bạn trẻ đã chọn giải pháp học ở chính trường Việt nhưng lại săn tìm các cơ hội việc làm hấp dẫn ở trời Tây.
Tốt nghiệp đại học FPT chưa đầy 2 năm, Nguyễn Thị Trang, cô gái 9X quê Thanh Hóa đã được công ty cử sang Anh làm việc. Hiện, Trang phụ trách mảng phần mềm trong một dự án lớn của FSoft tại xứ sở sương mù.

Kể về quá trình "săn" công việc ở nước ngoài, Trang cho biết, đó là cả một hành trình phấn đấu không mệt mỏi. Ngay từ khi theo học chuyên ngành Kỹ sư Phần mềm tại FU (FPT University), Trang đã có ý định này. Ước mơ đó càng cháy bỏng hơn sau trao đổi sinh viên tại Nhật Bản của nhà trường.



Bạn Nguyễn Thị Trang (áo đỏ) được cử sang Anh làm việc sau chưa đầy 2 năm tốt nghiệp.

"Ngay khi bước chân vào đại học, em đã nung nấu kế hoạch ra nước ngoài làm việc. Nhiều người nói muốn làm việc ở nước ngoài thì phải du học, được đào tạo ở những quốc gia lớn mới có thể làm việc trong môi trường quốc tế. Nhưng du học khi đó với em quá xa xỉ. Em tin ngay cả khi học trong nước, em cũng sẽ thực hiện được mơ ước của mình", Trang chia sẻ.

Ra trường, sau khi "vạch chiến lược", Trang chọn FSoft làm nơi khởi nghiệp. Ngoài thời gian làm việc, Trang tận dụng mọi thời gian để nâng cao trình độ tiếng Anh, học thêm những chứng chỉ khác về chuyên môn. Với những gì cô thể hiện, Trang được chọn sang Anh triển khai dự án vào tháng một vừa qua. Kết quả làm tốt trong chuyến đi đó giúp cô tiếp tục được sang xứ sở sương mù làm việc lần 2 với kỳ hạn dài hơn. Hiện, Trang vừa sang Anh được khoảng một tháng.

"Quãng thời gian làm việc cùng với khách hàng tại Anh, em đã học được rất nhiều kinh nghiệm và tác phong. Em cũng thể hiện được khả năng làm việc chuyên nghiệp và trách nhiệm của một người Việt Nam, vì vậy phản hồi của họ rất tốt. Cá nhân em nghĩ 'săn' cơ hội ra nước ngoài làm việc không thiếu, quan trọng là có dám thể hiện bản thân và có làm tốt để giữ công việc đó hay không", cô nói.

Theo Trang, để có thể ra nước ngoài làm việc, những yếu tố không thể thiếu là ngoại ngữ, trình độ chuyên môn vững (thiên về yếu tố thực hành) và tác phong chuyên nghiệp. Những điều này, cô may mắn được "tôi luyện" ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường ở FU. Cô kể: "Bọn em phải học bằng tiếng Anh, trau dồi khả năng tiếng Nhật cho chuyến đi học liên kết, thường xuyên làm việc nhóm và đi thực hành tại các công ty công nghệ. Điều này khiến mỗi cá nhân phải rất trách nhiệm, nếu không có thể 'bể' dự án của đồng đội".

Bằng nỗ lực của bản thân, anh Nguyễn Khắc Hùng, cựu sinh viên khối ngành kinh tế ở TP HCM đang làm chủ vị trí phó phòng khai thác thị trường Australia của một ngân hàng quốc tế. Hiện, thu nhập mỗi tháng của anh không dưới 250 triệu đồng.

Sinh ra ở Quảng Bình, nhà nghèo nên anh biết mình chỉ có thể xuất ngoại khi có được một công việc "xuyên biên giới", chứ không thể du học. Theo đó, ngay khi học đại học, anh "cày" tiếng Anh ngày đêm, thường xuyên nghiên cứu thị trường quốc tế. Ra trường, với tấm bằng đỏ, anh Hùng nộp đơn vào các ngân hàng và công ty đa quốc gia. Ban đầu cũng chỉ là nhân viên bình thường nhưng bằng cách học từ những điều nhỏ nhặt nhất, dũng cảm thể hiện mình trong những hoàn cảnh có thể, sau 3 năm công tác, anh được cử ra nước ngoài làm việc. Vốn liếng tích lũy lâu ngày được cơ hội "bung ra", cộng thêm với quyết tâm và may mắn, anh có được vị trí như ngày hôm nay.

"Mục tiêu ra nước ngoài không khó, nhất là trong thời đại thế giới phẳng như hiện nay. Nhưng đích đó chỉ đạt được khi bạn có một quá trình chuẩn bị kỹ: từ ngôn ngữ, trình độ đến kỹ năng. Vì vậy, quan trọng là kế hoạch và sự kiên nhẫn để hiện thực hóa nó", anh Hùng chia sẻ.

Đồng quan điểm đó, Giám đốc của một công ty quản trị nhân sự cho rằng: cơ hội ra nước ngoài làm việc với các bạn được đào tạo trong nước hiện rất nhiều, nhất là với khối ngành kỹ thuật và kinh tế. Đây là 2 ngành đang được Việt Nam đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều. Những chuyên ngành này cũng ít chịu ảnh hưởng của văn hóa, yếu tố xã hội nên tính "đa quốc gia", xuyên biên giới dễ hơn. Điều này hiện nay thường được thực hiện theo 2 hình thức: làm việc cho một công ty Việt Nam có dự án ở nước ngoài và làm việc tại công ty xuyên quốc gia rồi thường trú ở cơ sở ngoại quốc.

Thường xuyên làm việc với các công ty về vấn đề nhân sự, ông cho biết: khi tuyển dụng, rất nhiều công ty không căn cứ vào việc ứng viên được đào tạo ở đâu. Qua những bài test thực tế và phỏng vấn, chủ doanh nghiệp sẽ quyết định có nhận họ hay không, có làm việc được ở môi trường quốc tế hay không.

"Người đi du học đúng là có nhiều cơ hội làm việc ở nước ngoài hơn vì họ quen tác phong, văn hóa và có thể kiếm cơ hội ngay khi đang học. Nhưng không phải ai cũng có điều kiện đó. Theo tôi, khả năng ra nước ngoài làm việc của bạn trẻ Việt được đào tạo trong nước rất lớn, quan trọng là phải có mục đích rõ ràng, chọn được môi trường đào tạo phù hợp và chủ động học để từng bước tạo tiền đề cho mình", ông nói.

Ngọc Bích

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết