Bộ Giáo dục nghiên cứu bỏ thi tốt nghiệp THPT
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bộ Giáo dục nghiên cứu bỏ thi tốt nghiệp THPT
“Bộ đang đang nghiên cứu việc có duy trì hay không kỳ thi tốt nghiệp THPT, xây dựng đề án lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển trao đổi với báo giới vào chiều 1/8.
- Lần đầu tiên lãnh đạo nhà nước đề nghị bỏ thi tốt nghiệp nếu tỷ lệ cứ cao đều đều tới 95%, quan điểm của Bộ thế nào?
- Tại cuộc họp do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã phát biểu và đề nghị Bộ Giáo dục suy nghĩ, nghiên cứu và trả lời về việc có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không. Bộ Giáo dục cho rằng, vấn đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học nói riêng và thi – kiểm tra, đánh giá nói chung trong nhà trường phổ thông là một trong những mắt xích quan trọng của quá trình dạy học, có tác động lớn đến vấn đề dạy và học cũng như liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của nhiều đối tượng trong xã hội.
Thi tốt nghiệp là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học. Bộ đang nghiên cứu và đưa ra định hướng đổi mới các kỳ thi, công nhận tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh đại học vào Đề án đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT Việt Nam cũng như đề án Đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015. Sau khi các đề án được thông qua, phê duyệt, Bộ sẽ công bố phương án đổi mới để xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân trước khi quyết định chính thức.
- Nhiều ý kiến cho rằng việc tổ chức thi tốt nghiệp là tốn kém, lãng phí vì bỏ ra cả trăm tỷ đồng chỉ để loại số ít thí sinh. Xin ông cho biết kinh phí tổ chức thi như thế nào?
- Thi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tâm lý tự giác, trách nhiệm của mỗi người và xã hội thì không quá coi trọng bằng cấp. Nếu thi tuyển công chức không tính bằng cấp nhiều mà dựa trên năng lực thật thì thi cử nhẹ nhàng hơn. Lúc đó, do nhu cầu của đơn vị tiếp nhận mà họ phải tự học, học thực chất.
Nhưng khi xã hội vẫn coi bằng cấp là quan trọng, nếu không tổ chức thi mà tính tự giác thấp thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ thấp. Nếu xét tuyển 98% đỗ, thi cũng đỗ 98% thì thi tốt hơn.
Bộ chưa có thống kê đầy đủ về việc tốn bao nhiêu tiền cho kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi việc này là của địa phương và chi cho giáo dục không giống như việc mua vật liệu, không tính rõ ràng được.
Thứ trưởng Hiển: Kỳ thi tốt nghiệp THPT có vai trò rất quan trọng nên bỏ hay không cần phải nghiên cứu kỹ. Ảnh: Hoàng Thùy.
- Theo Bộ sử dụng cách đánh giá nào thay thế thi tốt nghiệp để đỡ tốn kém cũng như giảm áp lực thi cử cho thí sinh?
- Nhiều chuyên gia cũng đã có đề xuất và Bộ đang nghiên cứu. Hiện hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học đang có nhiều tương đồng về môn thi, lại tổ chức gần nhau, gây ra nhiều khó khăn, bức xúc.
Nhiều ý kiến nêu ra cần bỏ một trong hai kỳ thi. Việc này nhất định phải giải quyết. Nếu bỏ thì đơn giản quá. Làm quản lý mà cái gì chưa làm được thì bỏ là không được. Nếu việc cần thiết thì phải cố gắng làm, chưa tốt thì làm cho tốt, có thể giải quyết bằng cải tiến bên trong. Trường hợp không được thì phải bỏ. Vấn đề này phải nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tuyển sinh vẫn có nhu cầu, tốt nghiệp vẫn có nhu cầu vì không thi vẫn phải chứng nhận tốt nghiệp. Giải quyết thi tốt nghiệp phải đồng hành với giải quyết thi - tuyển sinh.
Thi tốt nghiệp THPT đang được nghiên cứu cải tiến theo hướng khoa học, gọn nhẹ, hiệu quả hơn, không chỉ 1 kỳ thi mà công nhận tốt nghiệp được mà gắn với dạy học, quá trình kiểm tra trong suốt thời gian học. Kết quả công nhận tốt nghiệp sẽ làm cơ sở cho được nhiều trường đại học, cao đẳng tuyển sinh. Hướng này nhiều người cho rằng gọn nhẹ, hiệu quả. Học đến đâu thi đến đó và cuối cùng thi tổng hợp cũng là một hướng.
Bộ cũng đang làm ngân hàng câu hỏi với 3 mức độ: tư duy, kiến thức, kỹ năng. Làm đề thi sẽ lựa chọn ngẫu nhiên các câu hỏi, đảm bảo các yêu cầu như 50% hiểu và vận dụng, nhớ 50%. Khi học sinh càng giỏi thì tỷ lệ câu hỏi yêu cầu hiểu, vận dụng phải nâng lên. Khi ngân hàng này chưa hoàn thiện, nếu giao kỳ thi cho địa phương thì Bộ chưa tin họ có thể làm tốt. Hiện nay, Bộ cũng chỉ ra quy chế, làm đề, thanh tra kiểm tra, còn tất cả vẫn giao cho địa phương.
- Nói rằng kết quả ngày càng thực chất, vậy dựa trên yếu tố nào để Bộ khẳng định điều này
- Với nhiều tỉnh đỗ chót vót như hiện nay thì rõ ràng là chưa đánh giá đúng thực tế. Nếu làm nghiêm thì hầu hết các tỉnh đều giảm tỷ lệ đỗ. Tuy nhiên, để trả lời bao giờ thực chất và thực chất đến mức nào thì Bộ không trả lời được vì nó còn nhiều yếu tố, liên quan đến các địa phương. Nếu giám thị làm nghiêm thì tỷ lệ đỗ giảm, nhưng nếu dạy học nâng cao hiệu quả thì tỷ lệ đỗ tăng lên.
- Xin thứ trưởng cho biết, xu thế của các nước với kỳ thi tốt nghiệp phổ thông?
- Thi tốt nghiệp THPT là khó, phức tạp, không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác cũng thấy băn khoăn. Hầu hết các nước vẫn giữ kỳ thi này để xác nhận chất lượng và hiệu quả đầu tư quốc gia, còn tuyển sinh đại học, cao đẳng thường giao quyền tự chủ cho các trường.
Ở Mỹ, số lượng bang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đang ngày càng tăng lên. Năm 2005 chỉ có 22 bang, 2010 đã có 28 bang. Nga đã bỏ kỳ thi tốt nghiệp hiện đang cân nhắc việc khôi phục trở lại, có nước cân nhắc việc thi như Pháp. Vì vậy, việc có duy trì hay không kỳ thi tốt nghiệp THPT cần phải được nghiên cứu, cân nhắc kỹ.
Hoàng Thùy
- Lần đầu tiên lãnh đạo nhà nước đề nghị bỏ thi tốt nghiệp nếu tỷ lệ cứ cao đều đều tới 95%, quan điểm của Bộ thế nào?
- Tại cuộc họp do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã phát biểu và đề nghị Bộ Giáo dục suy nghĩ, nghiên cứu và trả lời về việc có nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không. Bộ Giáo dục cho rằng, vấn đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học nói riêng và thi – kiểm tra, đánh giá nói chung trong nhà trường phổ thông là một trong những mắt xích quan trọng của quá trình dạy học, có tác động lớn đến vấn đề dạy và học cũng như liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của nhiều đối tượng trong xã hội.
Thi tốt nghiệp là một trong những khâu quan trọng nhất của quá trình dạy học. Bộ đang nghiên cứu và đưa ra định hướng đổi mới các kỳ thi, công nhận tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh đại học vào Đề án đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT Việt Nam cũng như đề án Đổi mới chương trình sách giáo khoa sau năm 2015. Sau khi các đề án được thông qua, phê duyệt, Bộ sẽ công bố phương án đổi mới để xin ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân trước khi quyết định chính thức.
- Nhiều ý kiến cho rằng việc tổ chức thi tốt nghiệp là tốn kém, lãng phí vì bỏ ra cả trăm tỷ đồng chỉ để loại số ít thí sinh. Xin ông cho biết kinh phí tổ chức thi như thế nào?
- Thi hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tâm lý tự giác, trách nhiệm của mỗi người và xã hội thì không quá coi trọng bằng cấp. Nếu thi tuyển công chức không tính bằng cấp nhiều mà dựa trên năng lực thật thì thi cử nhẹ nhàng hơn. Lúc đó, do nhu cầu của đơn vị tiếp nhận mà họ phải tự học, học thực chất.
Nhưng khi xã hội vẫn coi bằng cấp là quan trọng, nếu không tổ chức thi mà tính tự giác thấp thì chất lượng giáo dục chắc chắn sẽ thấp. Nếu xét tuyển 98% đỗ, thi cũng đỗ 98% thì thi tốt hơn.
Bộ chưa có thống kê đầy đủ về việc tốn bao nhiêu tiền cho kỳ thi tốt nghiệp THPT bởi việc này là của địa phương và chi cho giáo dục không giống như việc mua vật liệu, không tính rõ ràng được.
Thứ trưởng Hiển: Kỳ thi tốt nghiệp THPT có vai trò rất quan trọng nên bỏ hay không cần phải nghiên cứu kỹ. Ảnh: Hoàng Thùy.
- Theo Bộ sử dụng cách đánh giá nào thay thế thi tốt nghiệp để đỡ tốn kém cũng như giảm áp lực thi cử cho thí sinh?
- Nhiều chuyên gia cũng đã có đề xuất và Bộ đang nghiên cứu. Hiện hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học đang có nhiều tương đồng về môn thi, lại tổ chức gần nhau, gây ra nhiều khó khăn, bức xúc.
Nhiều ý kiến nêu ra cần bỏ một trong hai kỳ thi. Việc này nhất định phải giải quyết. Nếu bỏ thì đơn giản quá. Làm quản lý mà cái gì chưa làm được thì bỏ là không được. Nếu việc cần thiết thì phải cố gắng làm, chưa tốt thì làm cho tốt, có thể giải quyết bằng cải tiến bên trong. Trường hợp không được thì phải bỏ. Vấn đề này phải nghiên cứu kỹ lưỡng.
Tuyển sinh vẫn có nhu cầu, tốt nghiệp vẫn có nhu cầu vì không thi vẫn phải chứng nhận tốt nghiệp. Giải quyết thi tốt nghiệp phải đồng hành với giải quyết thi - tuyển sinh.
Thi tốt nghiệp THPT đang được nghiên cứu cải tiến theo hướng khoa học, gọn nhẹ, hiệu quả hơn, không chỉ 1 kỳ thi mà công nhận tốt nghiệp được mà gắn với dạy học, quá trình kiểm tra trong suốt thời gian học. Kết quả công nhận tốt nghiệp sẽ làm cơ sở cho được nhiều trường đại học, cao đẳng tuyển sinh. Hướng này nhiều người cho rằng gọn nhẹ, hiệu quả. Học đến đâu thi đến đó và cuối cùng thi tổng hợp cũng là một hướng.
Bộ cũng đang làm ngân hàng câu hỏi với 3 mức độ: tư duy, kiến thức, kỹ năng. Làm đề thi sẽ lựa chọn ngẫu nhiên các câu hỏi, đảm bảo các yêu cầu như 50% hiểu và vận dụng, nhớ 50%. Khi học sinh càng giỏi thì tỷ lệ câu hỏi yêu cầu hiểu, vận dụng phải nâng lên. Khi ngân hàng này chưa hoàn thiện, nếu giao kỳ thi cho địa phương thì Bộ chưa tin họ có thể làm tốt. Hiện nay, Bộ cũng chỉ ra quy chế, làm đề, thanh tra kiểm tra, còn tất cả vẫn giao cho địa phương.
- Nói rằng kết quả ngày càng thực chất, vậy dựa trên yếu tố nào để Bộ khẳng định điều này
- Với nhiều tỉnh đỗ chót vót như hiện nay thì rõ ràng là chưa đánh giá đúng thực tế. Nếu làm nghiêm thì hầu hết các tỉnh đều giảm tỷ lệ đỗ. Tuy nhiên, để trả lời bao giờ thực chất và thực chất đến mức nào thì Bộ không trả lời được vì nó còn nhiều yếu tố, liên quan đến các địa phương. Nếu giám thị làm nghiêm thì tỷ lệ đỗ giảm, nhưng nếu dạy học nâng cao hiệu quả thì tỷ lệ đỗ tăng lên.
- Xin thứ trưởng cho biết, xu thế của các nước với kỳ thi tốt nghiệp phổ thông?
- Thi tốt nghiệp THPT là khó, phức tạp, không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác cũng thấy băn khoăn. Hầu hết các nước vẫn giữ kỳ thi này để xác nhận chất lượng và hiệu quả đầu tư quốc gia, còn tuyển sinh đại học, cao đẳng thường giao quyền tự chủ cho các trường.
Ở Mỹ, số lượng bang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đang ngày càng tăng lên. Năm 2005 chỉ có 22 bang, 2010 đã có 28 bang. Nga đã bỏ kỳ thi tốt nghiệp hiện đang cân nhắc việc khôi phục trở lại, có nước cân nhắc việc thi như Pháp. Vì vậy, việc có duy trì hay không kỳ thi tốt nghiệp THPT cần phải được nghiên cứu, cân nhắc kỹ.
Hoàng Thùy
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Phó chủ tịch nước đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT
» Giáo dục THPT chỉ còn 3 môn học bắt buộc
» Rùa nghiện thuốc lá
» Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp tại Thụy Sĩ
» 700 bằng tốt nghiệp đại học mắc lỗi chính tả
» Giáo dục THPT chỉ còn 3 môn học bắt buộc
» Rùa nghiện thuốc lá
» Cơ hội việc làm khi tốt nghiệp tại Thụy Sĩ
» 700 bằng tốt nghiệp đại học mắc lỗi chính tả
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết