Thủ khoa D6 ĐH Ngoại thương đam mê học tiếng Nhật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thủ khoa D6 ĐH Ngoại thương đam mê học tiếng Nhật
Say mê tiếng Anh, Nguyễn Thị Thảo Vân (THPT Chuyên ngoại ngữ ĐH Ngoại ngữ) đến với tiếng Nhật rất tình cờ. Nhưng chính sự tình cờ ấy đã khiến cô gái quê Bắc Ninh mê đắm thứ tiếng vốn được đánh giá là khó học này.
Được 27 điểm (Văn 8,5, Toán 9, Tiếng Nhật 9,25), Vân trở thành thủ khoa khối D6 ĐH Ngoại thương. Vỡ òa trong niềm hạnh phúc, em gọi điện thông báo cho gia đình ở thị trấn Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), sợ nghe nhầm, bố mẹ cứ hỏi đi hỏi lại: “Thật không hả con?”. Chỉ đến khi các báo đăng tin thủ khoa D6 là Nguyễn Thị Thảo Vân (THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội), bố mẹ mới tin đó là sự thật.
Trong ngôi nhà của người bác ruột ở khu đô thị Mỹ Đình I (Từ Liêm, Hà Nội), cô gái nước da trắng, nụ cười duyên và dáng người nhỏ nhắn nhoẻn miệng cười nói: “Em đến với Tiếng Nhật rất tình cờ”. Học hết cấp 2 ở trường nội trú huyện Thuận Thành, Vân thi vào khoa Anh Nhật của trường chuyên Ngoại ngữ với suy nghĩ sẽ được học chuyên sâu về tiếng Anh, ngôn ngữ em say mê.
Đến khi thi đỗ chuyên, biết sẽ phải học cả tiếng Nhật, Vân lo lắm vì không thích tiếng Nhật. Nhưng chả lẽ bỏ cuộc trong khi đỗ vào chuyên ngữ là ước mơ của bao nhiêu người, nghĩ thế nên cô gái quê Bắc Ninh quyết tâm học. “Những ngày đầu học tiếng Nhật rất khó. Thuộc mặt chữ nhưng chưa chắc đã viết được vì các con chữ cứ loằng ngoằng, em rất nản. Nhưng suy nghĩ về chặng đường mình đã qua, hơn nữa là niềm hy vọng của bố mẹ, sự động viên giúp đỡ của thầy cô, em nghĩ mình phải cố gắng học”, thủ khoa chia sẻ.
Vậy là Vân tìm mọi cách rèn luyện để vượt qua giai đoạn chán chường. Học tiếng Nhật có 3 phần: chữ Hán, ngữ pháp và từ vựng. Với việc học viết chữ Hán, em thường xuyên cùng các bạn chơi trò đố chữ. Ngoài ra, Vân còn dán chữ vào những chỗ dễ quan sát để có thể học bất cứ lúc nào. Em cũng chăm chỉ xem các kênh truyền hình, món ăn, du lịch, bài hát, phim hoạt hình của Nhật.
Vân luôn tươi cười và rất dễ gần. Ảnh: Nguyễn Hòa.
Vân thường xuyên thể hiện trình học của mình qua các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Nhật từ N5 đến N1 (N1 là cao nhất, thuộc phạm trù những người nghiên cứu Tiếng Nhật). "Việc lấy chứng chỉ giúp em biết trình độ mình đang ở đâu, thi lần sau đã tiến bộ hơn lần trước chưa. Mỗi lần thi đều đạt sẽ khiến mình đam mê dần việc học Tiếng Nhật”, Vân giải thích. Hiện tại, em đã lấy được chứng chỉ N2, có thể sử dụng tiếng Nhật thành thạo, đủ tiêu chuẩn du học Nhật.
Theo Vân, lợi thế của việc học tiếng Nhật là không có quá nhiều từ vựng. Từ vựng chỉ cần học chắc trong sách giáo khoa là đủ. “Em thường lấy ví dụ câu liên quan đến từ vựng để học thuộc bối cảnh dùng từ đó. Từ đó, em sẽ học thuộc từ vựng nhanh hơn”, thủ khoa chia sẻ. Riêng phần phát âm tiếng Nhật thì rất cầu kỳ. “Mới đầu em cứ tưởng nói ra âm từ đó là xong. Không ngờ tiếng Nhật cũng có trọng âm”. Sau lần thầy giáo kêu “Vân đọc gì lạ thế”, em thường xuyên tìm các clip nói chuyện của người Nhật để rèn luyện khả năng nói của mình.
Riêng 2 môn Văn và Toán, Vân khẳng định nắm được kiến thức cơ bản vẫn là điều quan trọng nhất. Môn Văn không phải sở trường nên em xác định học tất cả. Em cho rằng, về kiến thức văn học, cứ nắm chắc phần tác giả, tác phẩm với giá trị nội dung và nghệ thuật là có thể xoay sang làm các dạng bài khác nhau của một tác phẩm. Riêng về câu nghị luận xã hội, Vân chuẩn bị bằng cách đọc nhiều thông tin trên báo mạng, xem các chương trình truyền hình Người đương thời, Cà phê sáng VTV3… Với môn Toán, nữ sinh quan niệm chỉ nên làm thêm sách tham khảo khi đã nắm chắc kiến thức cơ bản. Khi học xong chuyên đề nên tổng kết, cuốn chiếu luôn bằng cách sơ đồ hóa để ôn tập lại.
3 năm liền dưới mái trường chuyên Ngoại ngữ, Vân luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và giành được học bổng với điểm trung bình luôn là 9 phẩy trở lên. Nữ sinh chia sẻ, rất thích nấu ăn, xem phim, nghe nhạc và đi du lịch, đặc biệt là xứ sở Hoa anh đào, nơi đã nuôi nguồn cảm hứng trong em.
Chia sẻ về cô cháu gái yêu, bà Đỗ Thị Tuyết (bác ruột của Vân) cho biết, em là cô gái ngoan ngoãn, chăm nấu ăn. “Cháu có tính tự giác cao, nhiều khi gặp khó khăn nhưng chẳng bao giờ kêu than. Vân đề nghị được đi xe đạp đi học để bảo vệ môi trường".
Nhận xét về Nguyễn Thị Thảo Vân, thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Văn Thành cho biết, em là một trong 9 gương mặt xuất sắc nhất của lớp, luôn giành được học bổng toàn phần. Dù không dạy Vân tiếng Nhật nhưng thầy thực sự cảm thấy ấn tượng với khả năng học tiếng vươn lên trông thấy của em.
Sau vài hôm gặp gỡ thầy cô, bạn bè để chia sẻ niềm vui, Vân sẽ trở về quê đoàn tụ cũng gia đình. Hỏi về ước mơ của mình, nữ sinh cười nói: “Em hy vọng vào trường Ngoại thương sẽ giành được học bổng để du học bên Nhật”.
Nguyễn Hòa
Được 27 điểm (Văn 8,5, Toán 9, Tiếng Nhật 9,25), Vân trở thành thủ khoa khối D6 ĐH Ngoại thương. Vỡ òa trong niềm hạnh phúc, em gọi điện thông báo cho gia đình ở thị trấn Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), sợ nghe nhầm, bố mẹ cứ hỏi đi hỏi lại: “Thật không hả con?”. Chỉ đến khi các báo đăng tin thủ khoa D6 là Nguyễn Thị Thảo Vân (THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội), bố mẹ mới tin đó là sự thật.
Trong ngôi nhà của người bác ruột ở khu đô thị Mỹ Đình I (Từ Liêm, Hà Nội), cô gái nước da trắng, nụ cười duyên và dáng người nhỏ nhắn nhoẻn miệng cười nói: “Em đến với Tiếng Nhật rất tình cờ”. Học hết cấp 2 ở trường nội trú huyện Thuận Thành, Vân thi vào khoa Anh Nhật của trường chuyên Ngoại ngữ với suy nghĩ sẽ được học chuyên sâu về tiếng Anh, ngôn ngữ em say mê.
Đến khi thi đỗ chuyên, biết sẽ phải học cả tiếng Nhật, Vân lo lắm vì không thích tiếng Nhật. Nhưng chả lẽ bỏ cuộc trong khi đỗ vào chuyên ngữ là ước mơ của bao nhiêu người, nghĩ thế nên cô gái quê Bắc Ninh quyết tâm học. “Những ngày đầu học tiếng Nhật rất khó. Thuộc mặt chữ nhưng chưa chắc đã viết được vì các con chữ cứ loằng ngoằng, em rất nản. Nhưng suy nghĩ về chặng đường mình đã qua, hơn nữa là niềm hy vọng của bố mẹ, sự động viên giúp đỡ của thầy cô, em nghĩ mình phải cố gắng học”, thủ khoa chia sẻ.
Vậy là Vân tìm mọi cách rèn luyện để vượt qua giai đoạn chán chường. Học tiếng Nhật có 3 phần: chữ Hán, ngữ pháp và từ vựng. Với việc học viết chữ Hán, em thường xuyên cùng các bạn chơi trò đố chữ. Ngoài ra, Vân còn dán chữ vào những chỗ dễ quan sát để có thể học bất cứ lúc nào. Em cũng chăm chỉ xem các kênh truyền hình, món ăn, du lịch, bài hát, phim hoạt hình của Nhật.
Vân luôn tươi cười và rất dễ gần. Ảnh: Nguyễn Hòa.
Vân thường xuyên thể hiện trình học của mình qua các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Nhật từ N5 đến N1 (N1 là cao nhất, thuộc phạm trù những người nghiên cứu Tiếng Nhật). "Việc lấy chứng chỉ giúp em biết trình độ mình đang ở đâu, thi lần sau đã tiến bộ hơn lần trước chưa. Mỗi lần thi đều đạt sẽ khiến mình đam mê dần việc học Tiếng Nhật”, Vân giải thích. Hiện tại, em đã lấy được chứng chỉ N2, có thể sử dụng tiếng Nhật thành thạo, đủ tiêu chuẩn du học Nhật.
Theo Vân, lợi thế của việc học tiếng Nhật là không có quá nhiều từ vựng. Từ vựng chỉ cần học chắc trong sách giáo khoa là đủ. “Em thường lấy ví dụ câu liên quan đến từ vựng để học thuộc bối cảnh dùng từ đó. Từ đó, em sẽ học thuộc từ vựng nhanh hơn”, thủ khoa chia sẻ. Riêng phần phát âm tiếng Nhật thì rất cầu kỳ. “Mới đầu em cứ tưởng nói ra âm từ đó là xong. Không ngờ tiếng Nhật cũng có trọng âm”. Sau lần thầy giáo kêu “Vân đọc gì lạ thế”, em thường xuyên tìm các clip nói chuyện của người Nhật để rèn luyện khả năng nói của mình.
Riêng 2 môn Văn và Toán, Vân khẳng định nắm được kiến thức cơ bản vẫn là điều quan trọng nhất. Môn Văn không phải sở trường nên em xác định học tất cả. Em cho rằng, về kiến thức văn học, cứ nắm chắc phần tác giả, tác phẩm với giá trị nội dung và nghệ thuật là có thể xoay sang làm các dạng bài khác nhau của một tác phẩm. Riêng về câu nghị luận xã hội, Vân chuẩn bị bằng cách đọc nhiều thông tin trên báo mạng, xem các chương trình truyền hình Người đương thời, Cà phê sáng VTV3… Với môn Toán, nữ sinh quan niệm chỉ nên làm thêm sách tham khảo khi đã nắm chắc kiến thức cơ bản. Khi học xong chuyên đề nên tổng kết, cuốn chiếu luôn bằng cách sơ đồ hóa để ôn tập lại.
3 năm liền dưới mái trường chuyên Ngoại ngữ, Vân luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và giành được học bổng với điểm trung bình luôn là 9 phẩy trở lên. Nữ sinh chia sẻ, rất thích nấu ăn, xem phim, nghe nhạc và đi du lịch, đặc biệt là xứ sở Hoa anh đào, nơi đã nuôi nguồn cảm hứng trong em.
Chia sẻ về cô cháu gái yêu, bà Đỗ Thị Tuyết (bác ruột của Vân) cho biết, em là cô gái ngoan ngoãn, chăm nấu ăn. “Cháu có tính tự giác cao, nhiều khi gặp khó khăn nhưng chẳng bao giờ kêu than. Vân đề nghị được đi xe đạp đi học để bảo vệ môi trường".
Nhận xét về Nguyễn Thị Thảo Vân, thầy giáo chủ nhiệm Nguyễn Văn Thành cho biết, em là một trong 9 gương mặt xuất sắc nhất của lớp, luôn giành được học bổng toàn phần. Dù không dạy Vân tiếng Nhật nhưng thầy thực sự cảm thấy ấn tượng với khả năng học tiếng vươn lên trông thấy của em.
Sau vài hôm gặp gỡ thầy cô, bạn bè để chia sẻ niềm vui, Vân sẽ trở về quê đoàn tụ cũng gia đình. Hỏi về ước mơ của mình, nữ sinh cười nói: “Em hy vọng vào trường Ngoại thương sẽ giành được học bổng để du học bên Nhật”.
Nguyễn Hòa
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Thủ khoa ĐH Ngoại thương TP HCM được 29 điểm
» Học sinh trường làng đỗ thủ khoa ĐH Ngoại thương
» Điểm chuẩn vào ĐH Hà Nội, Ngoại thương
» Săn khóa học tiếng Anh ở London
» Nhật xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi
» Học sinh trường làng đỗ thủ khoa ĐH Ngoại thương
» Điểm chuẩn vào ĐH Hà Nội, Ngoại thương
» Săn khóa học tiếng Anh ở London
» Nhật xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết