Người mẹ có 'tinh thần thép' ở Bình Sơn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Người mẹ có 'tinh thần thép' ở Bình Sơn
Đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ cách mạng, bao lần khóc thầm lặng lẽ tiễn đưa 9 người thân ngã xuống vì độc lập, đến giây phút cuối đời mẹ VNAH Trần Thị Khải ở Bình Sơn (Quảng Ngãi) vẫn đau đáu ước mơ quê hương mãi yên bình.
Ông Trịnh Minh Dũng (cháu nội của mẹ VNAH Trần Thị Khải) còn nhớ như in người bà phúc hậu, kiên trung một lòng đi theo sự nghiệp cách mạng. Chiến tranh ác liệt xảy ra, bà Khải từng thức trắng nhiều đêm hì hục đào những căn hầm bí mật quanh vườn nhà làm cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng.
"Hồi đó bà nội khi thì nấu cháo, lúc nấu cơm rồi vắt cục cho vào lá chuối để bộ đội về làng xuống hầm ăn lót dạ. Mỗi khi các chú bàn bạc công việc ở dưới, bà lòng vòng phía trên canh chừng", ông Dũng nhớ lại.
Di ảnh mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khải. Ảnh: Trí Tín.
Hai vợ chồng mẹ Khải có 8 người con (một con trai mất lúc nhỏ), còn 5 trai và 2 gái. Ông Trịnh Phú Khánh (chồng mẹ Khải) tham gia cách mạng từ những năm 1930, sau đó lần lượt dìu dắt 7 người con vào chiến trường. Thế rồi, chỉ trong vòng 8 năm (1965 đến 1972), mẹ Khải liên tục chịu nhiều mất mát khi chồng và 5 con, 2 cháu nội và 1 con rể lần lượt ngã xuống ở chiến trường.
Mỗi lần giấy báo tử đưa về, mẹ Khải ngẩn ngơ đi khắp đầu làng, cuối xóm gọi tên con như người mất hồn. Bà Võ Thị Liễu nhớ mãi trong buổi chiều mưa tầm tã tháng 10/1969, mẹ Khải gào khóc, ngất đi tỉnh lại đào bới ở đồi núi Lộc Thinh, xã Bình Minh tìm xương, thịt của con gái vì trúng đạn pháo.
"Chị Trịnh Thị Lưu, con gái của mẹ hi sinh chôn ở trên đồi Lộc Thinh vừa tròn một tuần thì mộ phần bị địch dội trúng đạn pháo, tan hoang. Sau khi nhặt nhạnh phần thi thể con mình sắp xếp, gói gém vào chiếc võng dù, mẹ nhờ các chiến sĩ đào huyệt chôn lại", bà Liễu kể.
Kết thúc chiến tranh, đất nước hoàn toàn giải phóng, mẹ Khải cùng 3 cô con dâu trở về quê nghèo Bình Trung dựng chòi sống kề cận nhau. Thương những đứa con dâu còn trẻ đã sớm góa bụa, mẹ Khải nhiều lần khuyên nhủ họ đi thêm bước nữa, song các cô tự nguyện ở bên mẹ chồng và thương yêu bà như mẹ ruột của mình.
Bà Trần Thị Nước (vợ liệt sĩ Trịnh Phú Điềm) bồi hồi khi nhắc về mẹ Khải. "Lúc đó mẹ cứ động viên tôi đi lấy chồng vì lúc anh Điềm mất tôi mới 25 tuổi. Nhớ lại bức thư cuối cùng của chồng ghi rằng 'Có phải chim thì chim bồ câu trắng, phải đá thì đá kim cương. Có phải vợ anh thì...' nên tôi quyết một lòng chung thủy, nguyện ở vậy thay chồng chăm sóc mẹ Khải đến cuối đời", bà Nước giọng xúc động.
Người con dâu cũng kể, dù trải qua nhiều mất mát, đau thương nhưng trong tâm trí mẹ Khải nhớ rõ ngày chồng và các con hi sinh. Đời mẹ nghèo nên ngày giỗ chồng con chỉ đạm bạc vài chén cơm, canh rau ngót, mồng tơi quanh vườn và thấm đẫm nước mắt.
Bà Nước và các chị em dâu khác nhớ mãi giây phút xúc động trước lúc mẹ Khải qua đời. "Mẹ siết chặt tay chúng tôi trăn trối 'đời mẹ và các con mất mát nhiều, giờ cuộc sống đã yên bình các con phải đoàn kết, thương yêu, nương tựa mà sống tốt với nhau'. Trước lúc ra đi, mẹ cũng thì thầm cầu mong chiến tranh đừng quay lại nữa bởi hơn ai hết mẹ biết nó đau thương, mất mát như thế nào", bà Nước nói và cho biết sau đó những người con dâu mẹ Khải đã chọn ngày 27/7 hàng năm thành ngày giỗ chung tưởng niệm cha, mẹ, chồng và các con cháu trong gia đình đã hi sinh vì đất nước.
Các con dâu thắp hương tưởng nhớ mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khải. Ảnh: Trí Tín.
Ông Mai Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Trung cho biết, gia đình mẹ Khải giàu truyền thống, tiêu biểu phong trào cách mạng. Nơi đây từng là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng, gia đình mẹ đã đóng góp to lớn về con người, của cải cho quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Phải là người có "tinh thần thép" thì mới có thể vượt qua quá nhiều đau thương, mất mát như mẹ Khải.
Tri ân công đức, huyện Bình Sơn vừa quyết định chọn tên mẹ VNAH Trần Thị Khải đặt tên đường ở thị trấn Châu Ổ. Ông Huỳnh Duy Việt, phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn chia sẻ, việc quyết định chọn tên mẹ Khải đặt cho tuyến phố sầm uất nhất ở trung tâm huyện xuất phát từ lòng biết ơn của chính quyền địa phương và nhân dân. Nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay và mai sau uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công đã hi sinh vì cuộc sống hòa bình hôm nay. Trong 626 mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn, mẹ Khải có nhiều người thân là liệt sĩ nhất (9 liệt sĩ).
Hiện chính quyền địa phương tiếp tục hoàn tất hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý mẹ VNAH cho bà Huỳnh Thị Quận (con dâu mẹ Khải) có hai con là liệt sĩ. Nếu mẹ Quận được phong tặng danh hiệu cao quý này, gia đình mẹ Khải có 9 liệt sĩ và 2 mẹ VNAH.
Trí Tín
Ông Trịnh Minh Dũng (cháu nội của mẹ VNAH Trần Thị Khải) còn nhớ như in người bà phúc hậu, kiên trung một lòng đi theo sự nghiệp cách mạng. Chiến tranh ác liệt xảy ra, bà Khải từng thức trắng nhiều đêm hì hục đào những căn hầm bí mật quanh vườn nhà làm cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng.
"Hồi đó bà nội khi thì nấu cháo, lúc nấu cơm rồi vắt cục cho vào lá chuối để bộ đội về làng xuống hầm ăn lót dạ. Mỗi khi các chú bàn bạc công việc ở dưới, bà lòng vòng phía trên canh chừng", ông Dũng nhớ lại.
Di ảnh mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khải. Ảnh: Trí Tín.
Hai vợ chồng mẹ Khải có 8 người con (một con trai mất lúc nhỏ), còn 5 trai và 2 gái. Ông Trịnh Phú Khánh (chồng mẹ Khải) tham gia cách mạng từ những năm 1930, sau đó lần lượt dìu dắt 7 người con vào chiến trường. Thế rồi, chỉ trong vòng 8 năm (1965 đến 1972), mẹ Khải liên tục chịu nhiều mất mát khi chồng và 5 con, 2 cháu nội và 1 con rể lần lượt ngã xuống ở chiến trường.
Mỗi lần giấy báo tử đưa về, mẹ Khải ngẩn ngơ đi khắp đầu làng, cuối xóm gọi tên con như người mất hồn. Bà Võ Thị Liễu nhớ mãi trong buổi chiều mưa tầm tã tháng 10/1969, mẹ Khải gào khóc, ngất đi tỉnh lại đào bới ở đồi núi Lộc Thinh, xã Bình Minh tìm xương, thịt của con gái vì trúng đạn pháo.
"Chị Trịnh Thị Lưu, con gái của mẹ hi sinh chôn ở trên đồi Lộc Thinh vừa tròn một tuần thì mộ phần bị địch dội trúng đạn pháo, tan hoang. Sau khi nhặt nhạnh phần thi thể con mình sắp xếp, gói gém vào chiếc võng dù, mẹ nhờ các chiến sĩ đào huyệt chôn lại", bà Liễu kể.
Kết thúc chiến tranh, đất nước hoàn toàn giải phóng, mẹ Khải cùng 3 cô con dâu trở về quê nghèo Bình Trung dựng chòi sống kề cận nhau. Thương những đứa con dâu còn trẻ đã sớm góa bụa, mẹ Khải nhiều lần khuyên nhủ họ đi thêm bước nữa, song các cô tự nguyện ở bên mẹ chồng và thương yêu bà như mẹ ruột của mình.
Bà Trần Thị Nước (vợ liệt sĩ Trịnh Phú Điềm) bồi hồi khi nhắc về mẹ Khải. "Lúc đó mẹ cứ động viên tôi đi lấy chồng vì lúc anh Điềm mất tôi mới 25 tuổi. Nhớ lại bức thư cuối cùng của chồng ghi rằng 'Có phải chim thì chim bồ câu trắng, phải đá thì đá kim cương. Có phải vợ anh thì...' nên tôi quyết một lòng chung thủy, nguyện ở vậy thay chồng chăm sóc mẹ Khải đến cuối đời", bà Nước giọng xúc động.
Người con dâu cũng kể, dù trải qua nhiều mất mát, đau thương nhưng trong tâm trí mẹ Khải nhớ rõ ngày chồng và các con hi sinh. Đời mẹ nghèo nên ngày giỗ chồng con chỉ đạm bạc vài chén cơm, canh rau ngót, mồng tơi quanh vườn và thấm đẫm nước mắt.
Bà Nước và các chị em dâu khác nhớ mãi giây phút xúc động trước lúc mẹ Khải qua đời. "Mẹ siết chặt tay chúng tôi trăn trối 'đời mẹ và các con mất mát nhiều, giờ cuộc sống đã yên bình các con phải đoàn kết, thương yêu, nương tựa mà sống tốt với nhau'. Trước lúc ra đi, mẹ cũng thì thầm cầu mong chiến tranh đừng quay lại nữa bởi hơn ai hết mẹ biết nó đau thương, mất mát như thế nào", bà Nước nói và cho biết sau đó những người con dâu mẹ Khải đã chọn ngày 27/7 hàng năm thành ngày giỗ chung tưởng niệm cha, mẹ, chồng và các con cháu trong gia đình đã hi sinh vì đất nước.
Các con dâu thắp hương tưởng nhớ mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Khải. Ảnh: Trí Tín.
Ông Mai Hiếu, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Trung cho biết, gia đình mẹ Khải giàu truyền thống, tiêu biểu phong trào cách mạng. Nơi đây từng là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng, gia đình mẹ đã đóng góp to lớn về con người, của cải cho quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Phải là người có "tinh thần thép" thì mới có thể vượt qua quá nhiều đau thương, mất mát như mẹ Khải.
Tri ân công đức, huyện Bình Sơn vừa quyết định chọn tên mẹ VNAH Trần Thị Khải đặt tên đường ở thị trấn Châu Ổ. Ông Huỳnh Duy Việt, phó chủ tịch UBND huyện Bình Sơn chia sẻ, việc quyết định chọn tên mẹ Khải đặt cho tuyến phố sầm uất nhất ở trung tâm huyện xuất phát từ lòng biết ơn của chính quyền địa phương và nhân dân. Nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay và mai sau uống nước nhớ nguồn, tri ân người có công đã hi sinh vì cuộc sống hòa bình hôm nay. Trong 626 mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn, mẹ Khải có nhiều người thân là liệt sĩ nhất (9 liệt sĩ).
Hiện chính quyền địa phương tiếp tục hoàn tất hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý mẹ VNAH cho bà Huỳnh Thị Quận (con dâu mẹ Khải) có hai con là liệt sĩ. Nếu mẹ Quận được phong tặng danh hiệu cao quý này, gia đình mẹ Khải có 9 liệt sĩ và 2 mẹ VNAH.
Trí Tín
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết