Xương nhân tạo từ tế bào gốc dây rốn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Xương nhân tạo từ tế bào gốc dây rốn
Công nghệ sinh học hiện nay có thể tạo điều kiện giúp chế tạo mô xương nhân tạo từ các tế bào gốc lấy từ dây rốn.
Xương nhân tạo. Ảnh: University of Granada.
Nhóm khoa học ở Granada, Tây Ban Nha đã sáng chế một vật liệu sinh học mới từ tế bào dây rốn với sự hỗ trợ của sợi cacbon có tác dụng như bộ khung, giúp xây dựng lại các tế bào có khả năng tái tạo xương. Nghiên cứu này gần đây được trình bày tại cuộc họp báo ở Trung tâm Nghiên cứu y sinh Granada sau nhiều năm nghiên cứu trong sinh học tế bào, sinh học phóng xạ, ScienceDaily đưa tin.
Mặc dù phương pháp trên chưa được áp dụng trên cơ thể, nhưng kết quả thí nghiệm đưa ra theo các chuyên gia là rất hứa hẹn. Trong tương lai, nó sẽ giúp sản xuất loại thuốc sửa chữa xương, điều trị khối u, tổn thương do chấn thương, hoặc thay thế sụn bị mất trong chân.
Sau khi có xương nhân tạo trong phòng thí nghiệm, bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ cấy ghép vật liệu sinh học này trong động vật thí nghiệm như chuột cống và thỏ, và theo dõi cách thức tái tạo xương của nó.
Về cách phân loại tế bào gốc, nhóm khoa học Granada đã sử dụng công cụ hỗ trợ ba chiều, tạo ra các loại tế bào liên quan đến tái tạo xương trong điều kiện nuôi cấy tế bào, mà không đòi hỏi phải có thêm các yếu tố bổ sung, hoặc các yếu tố khác trong huyết thanh nuôi cấy tế bào.
Sau phát hiện khoa học quan trọng này, các nhà nghiên cứu tin tưởng họ sẽ có thêm được nguồn tài chính cần thiết để tiếp tục công việc và đạt được mục tiêu cuối cùng về phát minh trong y học tái tạo - tái tạo xương bằng cách cấy vật liệu sinh học, điều trị các mô xương và nhiều vấn đề tổn thương sụn.
Lê Hùng
Xương nhân tạo. Ảnh: University of Granada.
Nhóm khoa học ở Granada, Tây Ban Nha đã sáng chế một vật liệu sinh học mới từ tế bào dây rốn với sự hỗ trợ của sợi cacbon có tác dụng như bộ khung, giúp xây dựng lại các tế bào có khả năng tái tạo xương. Nghiên cứu này gần đây được trình bày tại cuộc họp báo ở Trung tâm Nghiên cứu y sinh Granada sau nhiều năm nghiên cứu trong sinh học tế bào, sinh học phóng xạ, ScienceDaily đưa tin.
Mặc dù phương pháp trên chưa được áp dụng trên cơ thể, nhưng kết quả thí nghiệm đưa ra theo các chuyên gia là rất hứa hẹn. Trong tương lai, nó sẽ giúp sản xuất loại thuốc sửa chữa xương, điều trị khối u, tổn thương do chấn thương, hoặc thay thế sụn bị mất trong chân.
Sau khi có xương nhân tạo trong phòng thí nghiệm, bước tiếp theo, các nhà nghiên cứu sẽ cấy ghép vật liệu sinh học này trong động vật thí nghiệm như chuột cống và thỏ, và theo dõi cách thức tái tạo xương của nó.
Về cách phân loại tế bào gốc, nhóm khoa học Granada đã sử dụng công cụ hỗ trợ ba chiều, tạo ra các loại tế bào liên quan đến tái tạo xương trong điều kiện nuôi cấy tế bào, mà không đòi hỏi phải có thêm các yếu tố bổ sung, hoặc các yếu tố khác trong huyết thanh nuôi cấy tế bào.
Sau phát hiện khoa học quan trọng này, các nhà nghiên cứu tin tưởng họ sẽ có thêm được nguồn tài chính cần thiết để tiếp tục công việc và đạt được mục tiêu cuối cùng về phát minh trong y học tái tạo - tái tạo xương bằng cách cấy vật liệu sinh học, điều trị các mô xương và nhiều vấn đề tổn thương sụn.
Lê Hùng
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Đưa xuồng vào hầm thủy điện tìm 3 công nhân mất tích
» 10 cá nhân nhận giải thưởng Quả cầu Vàng 2013
» Những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức con người
» Học ở Việt Nam nhận bằng cử nhân quốc tế
» Nhận diện tội phạm qua ánh mắt nạn nhân
» 10 cá nhân nhận giải thưởng Quả cầu Vàng 2013
» Những nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức con người
» Học ở Việt Nam nhận bằng cử nhân quốc tế
» Nhận diện tội phạm qua ánh mắt nạn nhân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết