Thủ khoa ĐH Dược từng mơ thành cầu thủ bóng đá
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Thủ khoa ĐH Dược từng mơ thành cầu thủ bóng đá
Với 29,5 điểm, Nguyễn Thanh Tùng (THPT chuyên Sư phạm Hà Nội) trở thành thí sinh đạt điểm cao nhất vào ĐH Dược. Tùng luôn suy nghĩ: “Nếu không được đi học, em muốn rèn luyện trở thành cầu thủ bóng đá”.
Từ chiều 20/7, ngôi nhà nhỏ của chàng trai thôn Giang Cao (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) luôn rộn tiếng nói cười. Họ hàng, bạn bè không ngớt lời chúc mừng dành cho thủ khoa ĐH Dược. Dáng dấp thư sinh cùng cặp kính cận, Tùng trở nên dễ gần hơn với nụ cười luôn nở trên môi. “Khi tra cứu điểm trên mạng, em không tin vào mắt mình. Đợi bình tĩnh hơn, em xem lại kỹ càng, rồi không kìm chế được niềm vui, em chạy ra và hét ầm lên con được 29,5 điểm”, Tùng kể.
Nghe tiếng con reo, bố mẹ Tùng vẫn không tin đó là sự thật. Bình tĩnh đặt chiếc bình gốm mới ra lò xuống đất, bố mẹ yêu cầu cậu xem lại điểm thi. Tùng đưa tay bấm F5 liên tục và đúng là cậu được 29,5 điểm. Ngay sau đó một loạt báo đưa tin về thủ khoa ĐH Dược chính là chàng học sinh chuyên Toán ĐH Sư phạm Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Thu (bố Tùng) mới tin.
Chàng thủ khoa khẳng định "Nếu không được đi học, em muốn rèn luyện thành cầu thủ bóng đá”. Ảnh: Nguyễn Hòa.
Chia sẻ về bí quyết học tập và ôn luyện đại học, Tùng cho biết, lên lớp 11 em bắt đầu tập trung vừa học vừa ôn thi đại học. Mỗi ngày em dành 5-6 tiếng để tự học các môn ôn thi đại học. Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Tùng chỉ học một môn thi mỗi ngày. "Vì như vậy sẽ giúp em học sâu từng môn. Học cả 3 môn không những kiến thức bị dàn trải mà còn không thể nhớ lâu, nhớ sâu”, Tùng giải thích.
Với môn Toán, cậu chia dạng ra để làm. Khi làm chắc các dạng bài, cậu tìm đề để làm cho quen dần cấu trúc đề thi đại học. Với môn Hóa, Tùng chú trọng lý thuyết hơn vì “em thấy lý thuyết khó hơn bài tập nhiều”. Còn môn Lý, cậu cũng tập trung làm không bỏ sót bất kỳ bài nào trong sách giáo khoa, sách bài tập. Sau khi chinh phục các mốc cơ bản đó, cậu tìm tòi trên mạng để làm đề.
Theo Tùng, nguồn tài liệu trên mạng rất phong phú. Lợi thế của những môn Lý, Hóa là thi trắc nghiệm nên cậu có thể nhanh chóng so sánh đáp án và xác định năng lực bản thân. Ngoài sách giáo khoa, những cuốn cẩm nang và nguồn về các dạng đề trên mạng, Tùng thấy “làm chưa bao giờ hết vì có quá nhiều”.
Trước khi thi đại học, cậu đã tham dự vài vòng thi thử do trường tổ chức. Tùng cho rằng "thi thử tạo cảm giác như thi thật, em thấy có áp lực và hơi run. Nhưng qua vài lần như vậy, đến lúc thi thật, tình trạng trên của em đã được cải thiện”.
Có được kết quả ngày hôm nay, Tùng chia sẻ bố mẹ đã giúp em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Xuất thân là nghệ nhân gốm sứ, bố mẹ dạy cho Tùng tính kiên nhẫn, chịu khó và yêu đời. “Nhìn thấy mồ hôi nhễ nhại trên mặt bố do đốt lò nung gốm mỗi ngày từ 4h sáng đến chiều hôm sau, mẹ phải dậy sớm tinh mơ để cơm nước cho 2 anh em, em thương lắm! Vất vả, song bố mẹ không một câu than vãn, chỉ dặn dò 2 anh em tập trung mà học, bố mẹ sẽ đầu tư cho 2 con học đến cùng. Em tự hứa với bản thân phải học tốt hơn nữa”, Tùng kể.
Tùng từng đoạt giải nhất học sinh giỏi Toán cấp huyện (lớp 8), giải ba Toán học sinh giỏi cấp thành phố và giải ba quốc gia qua mạng Violympic (lớp 9). Thi đỗ vào trường THPT chuyên ĐH Sư phạm, Tùng quyết tâm vào đội tuyển Toán quốc gia. "Nhưng em bị trượt, trượt ngay từ vòng gửi xe”, cậu nháy mắt tinh nghịch.
Trượt đội dự tuyển, Tùng rất buồn, nhưng gia đình đã giúp cậu vượt qua. Gạt bỏ đội tuyển quốc gia, Tùng quyết tâm chỉ có một mục tiêu: đại học. Đi thi về, Tùng nghĩ mình sẽ được 28,5 điểm. “Em bị run nhiều trong lúc làm Toán. Chữ em xấu và trình bày không được đẹp lắm. May là hội đồng chấm thi đã không bắt lỗi đó”, Tùng thành thật nói.
Ngoài gia đình, mái trường chuyên Toán ĐH Sư phạm Hà Nội đã giúp Tùng có được kết quả tốt. “Em được đào tạo trong môi trường có những thầy cô xuất sắc và các bạn học sinh giỏi được chọn lọc từ nhiều tỉnh. Bạn bè lại có tinh thần đoàn kết rất cao trong việc trao đổi bài vở, giúp nhau cùng tiến bộ”, Tùng chia sẻ với niềm tự hào dành cho mái trường cấp 3 của mình.
Bố Tùng cũng cho rằng: “Đã học được thì phải vào môi trường thật tốt để phát huy năng lực”. Vì thế họ không ngại đường xá xa xôi, không ngại tiền bạc đầu tư cho 2 anh em, nhất là Tùng thì phải trọ xa nhà, cuộc sống giống như sinh viên tỉnh thành đã 3 năm.
Tùng chia sẻ được bố mẹ dạy cho tính kiên nhẫn, chịu khó và yêu đời. Ảnh: Nguyễn Hòa.
Tuy học giỏi nhưng Tùng không phải mọt sách, cậu mê thể thao, bằng chứng là thời gian học và chơi thể thao của em gần ngang nhau. Cậu đặc biệt say mê bóng đá và hâm mộ chàng cầu thủ Messi vì "anh ấy có lối đá rất hoa mỹ, tạo được đột biến trong các trận đấu…”. Tùng còn khẳng định “Nếu không được đi học, em muốn rèn luyện thành cầu thủ bóng đá”.
Trong 3 năm học cấp 3, Tùng rủ được nhiều bạn bè đi đá bóng. Cứ một tuần 3 trận, cậu cảm thấy khỏe khoắn và lạc quan để học tốt hơn. Đến gần ngày thi, Tùng mới giảm đá bóng vì “Em cố giữ chân qua mấy kỳ thi quan trọng, không có gãy chân thì trăm bề khổ”. Ngoài ra, Tùng cũng rất hay chơi bóng bàn, cờ vua, bơi lội… Em từng đoạt giải nhất cấp huyện môn cờ vua và tham dự thi cấp thành phố.
Năm nay Tùng thi 2 trường là ĐH Dược và ĐH Y Hà Nội. “Em hy vọng mái trường đại học sẽ giúp em hoàn thành tâm nguyện cả đời đi học. Em muốn trở thành một lương y thật giỏi để cứu chữa cho mọi người trên khắp cả nước. Điều ấy khiến em cảm thấy hạnh phúc và ý nghĩa”, thủ khoa chia sẻ.
Nhận xét về Nguyễn Thanh Tùng, giáo viên chủ nhiệm Quách Phạm Quỳnh Trang cho biết, trong lớp Tùng trội về các môn tự nhiên. Em rất chịu khó học hỏi, tính tự giác cao và chưa bao giờ đi học thêm ở đâu. "Tùng cũng rất hài hước, nhiều khi hay trêu đùa, nghịch ngợm. Nhưng khi học thì em rất nghiêm túc, học ra học, chơi ra chơi nên nhiều khi muốn giận cậu trò nhỏ cũng rất khó", cô Trang cho biết thêm.
Nguyễn Hòa
Từ chiều 20/7, ngôi nhà nhỏ của chàng trai thôn Giang Cao (xã Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) luôn rộn tiếng nói cười. Họ hàng, bạn bè không ngớt lời chúc mừng dành cho thủ khoa ĐH Dược. Dáng dấp thư sinh cùng cặp kính cận, Tùng trở nên dễ gần hơn với nụ cười luôn nở trên môi. “Khi tra cứu điểm trên mạng, em không tin vào mắt mình. Đợi bình tĩnh hơn, em xem lại kỹ càng, rồi không kìm chế được niềm vui, em chạy ra và hét ầm lên con được 29,5 điểm”, Tùng kể.
Nghe tiếng con reo, bố mẹ Tùng vẫn không tin đó là sự thật. Bình tĩnh đặt chiếc bình gốm mới ra lò xuống đất, bố mẹ yêu cầu cậu xem lại điểm thi. Tùng đưa tay bấm F5 liên tục và đúng là cậu được 29,5 điểm. Ngay sau đó một loạt báo đưa tin về thủ khoa ĐH Dược chính là chàng học sinh chuyên Toán ĐH Sư phạm Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Thu (bố Tùng) mới tin.
Chàng thủ khoa khẳng định "Nếu không được đi học, em muốn rèn luyện thành cầu thủ bóng đá”. Ảnh: Nguyễn Hòa.
Chia sẻ về bí quyết học tập và ôn luyện đại học, Tùng cho biết, lên lớp 11 em bắt đầu tập trung vừa học vừa ôn thi đại học. Mỗi ngày em dành 5-6 tiếng để tự học các môn ôn thi đại học. Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, Tùng chỉ học một môn thi mỗi ngày. "Vì như vậy sẽ giúp em học sâu từng môn. Học cả 3 môn không những kiến thức bị dàn trải mà còn không thể nhớ lâu, nhớ sâu”, Tùng giải thích.
Với môn Toán, cậu chia dạng ra để làm. Khi làm chắc các dạng bài, cậu tìm đề để làm cho quen dần cấu trúc đề thi đại học. Với môn Hóa, Tùng chú trọng lý thuyết hơn vì “em thấy lý thuyết khó hơn bài tập nhiều”. Còn môn Lý, cậu cũng tập trung làm không bỏ sót bất kỳ bài nào trong sách giáo khoa, sách bài tập. Sau khi chinh phục các mốc cơ bản đó, cậu tìm tòi trên mạng để làm đề.
Theo Tùng, nguồn tài liệu trên mạng rất phong phú. Lợi thế của những môn Lý, Hóa là thi trắc nghiệm nên cậu có thể nhanh chóng so sánh đáp án và xác định năng lực bản thân. Ngoài sách giáo khoa, những cuốn cẩm nang và nguồn về các dạng đề trên mạng, Tùng thấy “làm chưa bao giờ hết vì có quá nhiều”.
Trước khi thi đại học, cậu đã tham dự vài vòng thi thử do trường tổ chức. Tùng cho rằng "thi thử tạo cảm giác như thi thật, em thấy có áp lực và hơi run. Nhưng qua vài lần như vậy, đến lúc thi thật, tình trạng trên của em đã được cải thiện”.
Có được kết quả ngày hôm nay, Tùng chia sẻ bố mẹ đã giúp em hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Xuất thân là nghệ nhân gốm sứ, bố mẹ dạy cho Tùng tính kiên nhẫn, chịu khó và yêu đời. “Nhìn thấy mồ hôi nhễ nhại trên mặt bố do đốt lò nung gốm mỗi ngày từ 4h sáng đến chiều hôm sau, mẹ phải dậy sớm tinh mơ để cơm nước cho 2 anh em, em thương lắm! Vất vả, song bố mẹ không một câu than vãn, chỉ dặn dò 2 anh em tập trung mà học, bố mẹ sẽ đầu tư cho 2 con học đến cùng. Em tự hứa với bản thân phải học tốt hơn nữa”, Tùng kể.
Tùng từng đoạt giải nhất học sinh giỏi Toán cấp huyện (lớp 8), giải ba Toán học sinh giỏi cấp thành phố và giải ba quốc gia qua mạng Violympic (lớp 9). Thi đỗ vào trường THPT chuyên ĐH Sư phạm, Tùng quyết tâm vào đội tuyển Toán quốc gia. "Nhưng em bị trượt, trượt ngay từ vòng gửi xe”, cậu nháy mắt tinh nghịch.
Trượt đội dự tuyển, Tùng rất buồn, nhưng gia đình đã giúp cậu vượt qua. Gạt bỏ đội tuyển quốc gia, Tùng quyết tâm chỉ có một mục tiêu: đại học. Đi thi về, Tùng nghĩ mình sẽ được 28,5 điểm. “Em bị run nhiều trong lúc làm Toán. Chữ em xấu và trình bày không được đẹp lắm. May là hội đồng chấm thi đã không bắt lỗi đó”, Tùng thành thật nói.
Ngoài gia đình, mái trường chuyên Toán ĐH Sư phạm Hà Nội đã giúp Tùng có được kết quả tốt. “Em được đào tạo trong môi trường có những thầy cô xuất sắc và các bạn học sinh giỏi được chọn lọc từ nhiều tỉnh. Bạn bè lại có tinh thần đoàn kết rất cao trong việc trao đổi bài vở, giúp nhau cùng tiến bộ”, Tùng chia sẻ với niềm tự hào dành cho mái trường cấp 3 của mình.
Bố Tùng cũng cho rằng: “Đã học được thì phải vào môi trường thật tốt để phát huy năng lực”. Vì thế họ không ngại đường xá xa xôi, không ngại tiền bạc đầu tư cho 2 anh em, nhất là Tùng thì phải trọ xa nhà, cuộc sống giống như sinh viên tỉnh thành đã 3 năm.
Tùng chia sẻ được bố mẹ dạy cho tính kiên nhẫn, chịu khó và yêu đời. Ảnh: Nguyễn Hòa.
Tuy học giỏi nhưng Tùng không phải mọt sách, cậu mê thể thao, bằng chứng là thời gian học và chơi thể thao của em gần ngang nhau. Cậu đặc biệt say mê bóng đá và hâm mộ chàng cầu thủ Messi vì "anh ấy có lối đá rất hoa mỹ, tạo được đột biến trong các trận đấu…”. Tùng còn khẳng định “Nếu không được đi học, em muốn rèn luyện thành cầu thủ bóng đá”.
Trong 3 năm học cấp 3, Tùng rủ được nhiều bạn bè đi đá bóng. Cứ một tuần 3 trận, cậu cảm thấy khỏe khoắn và lạc quan để học tốt hơn. Đến gần ngày thi, Tùng mới giảm đá bóng vì “Em cố giữ chân qua mấy kỳ thi quan trọng, không có gãy chân thì trăm bề khổ”. Ngoài ra, Tùng cũng rất hay chơi bóng bàn, cờ vua, bơi lội… Em từng đoạt giải nhất cấp huyện môn cờ vua và tham dự thi cấp thành phố.
Năm nay Tùng thi 2 trường là ĐH Dược và ĐH Y Hà Nội. “Em hy vọng mái trường đại học sẽ giúp em hoàn thành tâm nguyện cả đời đi học. Em muốn trở thành một lương y thật giỏi để cứu chữa cho mọi người trên khắp cả nước. Điều ấy khiến em cảm thấy hạnh phúc và ý nghĩa”, thủ khoa chia sẻ.
Nhận xét về Nguyễn Thanh Tùng, giáo viên chủ nhiệm Quách Phạm Quỳnh Trang cho biết, trong lớp Tùng trội về các môn tự nhiên. Em rất chịu khó học hỏi, tính tự giác cao và chưa bao giờ đi học thêm ở đâu. "Tùng cũng rất hài hước, nhiều khi hay trêu đùa, nghịch ngợm. Nhưng khi học thì em rất nghiêm túc, học ra học, chơi ra chơi nên nhiều khi muốn giận cậu trò nhỏ cũng rất khó", cô Trang cho biết thêm.
Nguyễn Hòa
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Trường ĐH Y dược TP HCM có 9 thủ khoa 29,5 điểm
» Ước mơ thành kỹ sư an ninh mạng của thủ khoa nghèo
» Khánh thành trung tâm khoa học quốc tế tại Bình Định
» Lớp học trường làng có 2 thủ khoa, 2 á khoa đại học
» Chị em sinh ba cùng đậu đại học Y dược TP HCM
» Ước mơ thành kỹ sư an ninh mạng của thủ khoa nghèo
» Khánh thành trung tâm khoa học quốc tế tại Bình Định
» Lớp học trường làng có 2 thủ khoa, 2 á khoa đại học
» Chị em sinh ba cùng đậu đại học Y dược TP HCM
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết