Hoa bốc mùi để quyến rũ động vật
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Hoa bốc mùi để quyến rũ động vật
Một số loài hoa có mùi hôi thối khó ngửi khiến nhiều con người phải tránh xa, nhưng đây là cách để chúng thu hút động vật tới thụ phấn.
Hoa Rafflesia arnoldii. Ảnh: Shutterstock.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecology Letters, các nhà khoa học cho biết, hoa xác chết là một trong hàng trăm loài hoa hôi thối với mùi của phân và mùi thối rữa.
Ông Andreas Jürgens, nhà nghiên cứu tại Đại học KwaZulu-Natal ở Nam Phi cho biết, mùi hôi phát ra từ các loài hoa giúp chúng thu hút ruồi và bọ cánh cứng, sau đó côn trùng sẽ giúp hoa thực hiện việc thụ phấn. Đôi khi, ruồi và bọ cánh cứng còn đẻ trứng vào những bông hoa này, dù sau đó trứng sẽ chết vì thiếu thức ăn và chất dinh dưỡng.
Khả năng phát ra mùi hôi và thu hút côn trùng là một sự tiến hóa trong 5 lần tiến hóa của loài hoa đặc biệt này. Theo nhóm nghiên cứu, đây là ví dụ điển hình của tiến hóa hội tụ, một điều xảy ra phổ biến trong tự nhiên khi các loài khác nhau được tìm thấy với các cách sống giống nhau.
Trong nghiên cứu, giới khoa học so sánh mùi của những loại hoa "hôi thối" với nhiều mùi khác nhau, và họ đưa ra nhận định, mùi các loại hoa này giống mùi phân sư tử, mùi chuột chết, mùi xác thối rữa. Ngoài ra, một số mùi phát ra từ hoa có thể dẫn đến tình trạng mê sảng ở con người.
Theo ông Robert Raguso, nhà sinh thái hóa học tại Đại học Cornell, New York, hoa hôi thối còn có khả năng tạo ra nhiệt khi phát ra mùi hôi nhằm thu hút côn trùng, vì vậy chúng hoạt động như một cái bẫy ruồi để đảm bảo thụ phấn vẫn diễn ra bình thường.
Loài hoa "bốc mùi" thường là những loài lớn nhất và cao nhất trên thế giới. Nó được tạo thành từ nhiều loài hoa nhỏ và phát triển theo một cụm. Một trong loài lớn nhất là hoa xác chết (Rafflesia arnoldii) với mùi đặc trưng như lưu huỳnh.
Giới chuyên gia vẫn chưa rõ vì sao các bông hoa mùi khó chịu lại có kích thước lớn nhất thế giới. Hiện rất ít thông tin về hoa có mùi như xác chết, vì hầu hết nghiên cứu thường tập trung vào hoa có mùi dễ chịu.
Đức Huy (theo Live Science)
Hoa Rafflesia arnoldii. Ảnh: Shutterstock.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Ecology Letters, các nhà khoa học cho biết, hoa xác chết là một trong hàng trăm loài hoa hôi thối với mùi của phân và mùi thối rữa.
Ông Andreas Jürgens, nhà nghiên cứu tại Đại học KwaZulu-Natal ở Nam Phi cho biết, mùi hôi phát ra từ các loài hoa giúp chúng thu hút ruồi và bọ cánh cứng, sau đó côn trùng sẽ giúp hoa thực hiện việc thụ phấn. Đôi khi, ruồi và bọ cánh cứng còn đẻ trứng vào những bông hoa này, dù sau đó trứng sẽ chết vì thiếu thức ăn và chất dinh dưỡng.
Khả năng phát ra mùi hôi và thu hút côn trùng là một sự tiến hóa trong 5 lần tiến hóa của loài hoa đặc biệt này. Theo nhóm nghiên cứu, đây là ví dụ điển hình của tiến hóa hội tụ, một điều xảy ra phổ biến trong tự nhiên khi các loài khác nhau được tìm thấy với các cách sống giống nhau.
Trong nghiên cứu, giới khoa học so sánh mùi của những loại hoa "hôi thối" với nhiều mùi khác nhau, và họ đưa ra nhận định, mùi các loại hoa này giống mùi phân sư tử, mùi chuột chết, mùi xác thối rữa. Ngoài ra, một số mùi phát ra từ hoa có thể dẫn đến tình trạng mê sảng ở con người.
Theo ông Robert Raguso, nhà sinh thái hóa học tại Đại học Cornell, New York, hoa hôi thối còn có khả năng tạo ra nhiệt khi phát ra mùi hôi nhằm thu hút côn trùng, vì vậy chúng hoạt động như một cái bẫy ruồi để đảm bảo thụ phấn vẫn diễn ra bình thường.
Loài hoa "bốc mùi" thường là những loài lớn nhất và cao nhất trên thế giới. Nó được tạo thành từ nhiều loài hoa nhỏ và phát triển theo một cụm. Một trong loài lớn nhất là hoa xác chết (Rafflesia arnoldii) với mùi đặc trưng như lưu huỳnh.
Giới chuyên gia vẫn chưa rõ vì sao các bông hoa mùi khó chịu lại có kích thước lớn nhất thế giới. Hiện rất ít thông tin về hoa có mùi như xác chết, vì hầu hết nghiên cứu thường tập trung vào hoa có mùi dễ chịu.
Đức Huy (theo Live Science)
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Rao bán quyền thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương
» TP HCM bỏ ý tưởng thị trưởng chính quyền đô thị
» TP HCM thông qua đề án thí điểm chính quyền đô thị
» 'Siêu Trái Đất' có khí quyển nước
» Triển lãm nhiều tư liệu gốc về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
» TP HCM bỏ ý tưởng thị trưởng chính quyền đô thị
» TP HCM thông qua đề án thí điểm chính quyền đô thị
» 'Siêu Trái Đất' có khí quyển nước
» Triển lãm nhiều tư liệu gốc về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết