‘Tổ chức tội phạm kinh tế có xu hướng tăng’
Trang 1 trong tổng số 1 trang
‘Tổ chức tội phạm kinh tế có xu hướng tăng’
Theo Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, số vụ việc, vụ án tham nhũng được xử lý chưa phản ánh đúng tình hình trong khi đó, quy mô các vụ ngày càng lớn. Đặc biệt xu hướng liên kết, hình thành tổ chức phạm tội trong các khu vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng.
Ngày 18/7, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên giải trình về việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, có 4 ngành hàng đầu trong danh sách tham nhũng đặc trưng.
Đứng đầu danh sách là lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Tham nhũng ở lĩnh vực này chủ yếu là ép khách hàng phải cắt lại phần trăm cho vay, nhận lối lộ của khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ xin vay không có tài sản thế chấp, tài sản không đủ đảm bảo, thông đồng với đối tượng lập hợp đồng khống, nâng giá tài sản thuê mua để rút tiền của ngân hàng.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Với lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, độ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp diễn ra trong việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, định giá đất; cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản… Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, những biểu hiện tham nhũng tinh vi như gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu, khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiết bị, đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào công trình…
Nằm ở vị trí thứ 4, lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, nhiều hành vi được kể tên như giấu bớt và định giá tài sản thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng, hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để vụ lợi.
"Mỗi năm toàn ngành thanh tra thực hiện trên 10.000 cuộc thanh tra lớn nhỏ. Mục tiêu là thanh tra trước hết là đánh giá hoạt động củađơn vịđó; thứ hai là phát hiện sơ hở, bất cập trong hoạt độngđiều hành; thứ ba là phát hiện lỗ hổng của cơ chế chính sách để kiến nghị; cuối cùng là mới phát hiện vi phạmđể kiến nghị xử lý. Như vậy có lẽ là thanh tra nó có nhiều mục tiêu, chứ không phải cứ vô thanh tra rồi thì chủ yếu là xử lý vi phạm" - ông Huỳnh Phong Tranh.
Thứ trưởng Tài chính Phạm Sỹ Danh thì cho rằng, hành vi tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý ngân sách, sử dụng vốn, tài sản trong các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là lập hợp đồng khống để chiếm đoạt, nâng khống giá hoăc “gửi giá” khi mua bán vật tư, tài sản, dịch vụ để trục lợi, chuyển giá hay chuyển lợi nhuận cho các công ty khác, công ty là “sân sau” để trục lợi… Việc quản lý ngân sách cũng phát sinh các hành vi cấu kết, thông đồng, làm giảm số tiền phải nộp ngân sách, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham ô, biển thủ công quỹ nhà nước.
Theo giải thích của ông Danh, nguyên nhân của tình trạng này là do một số cơ quan và người đứng đầu chưa quyết liệt, thể chế - chính sách trên một số lĩnh vực còn sơ hở, chưa minh bạch trong các hoạt động có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, quản lý tài chính, tài sản nhà nước còn nhiều hạn chế.
Còn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu thì cho rằng, nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ này dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, được thể hiện ở một số khâu như phân bổ vốn đầu tư, xác định chủ đầu tư dự án, công tác đấu thầu, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA…
Biện pháp phòng ngừa được đưa ra là thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng; tổ chức kê khai, công khai tài sản, thu nhập; xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng hàng năm; xử lý dứt điểm, kịp thời các tố cáo về tham nhũng
Về các số liệu cụ thể, báo cáo tại phiên họp, ông Huỳnh Phong Tranh cho hay, năm 2009, tổng số tiền và tài sản, đất đai thất thoát do tham nhũng bị phát hiện là trên 700 tỷ đồng, thanh tra thu hồi về 350 tỷ đồng; năm 2010 phát hiện 193 tỷ đồng, 516 ha đất, thu hồi 56 tỷ đồng, 432 ha đất; năm 2011 thu hồi trên 300 tỷ đồng; năm 2012 lực lượng cảnh sát điều tra đã thu hồi trên 410 tỷ đồng.
Trong năm 2012 ngành Thanh tra đã phát hiện 89 vụ, 107 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với tổng số tài sản 104 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 2 tập đoàn, 56 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 24 vụ, 42 người, xử lý trách nhiệm 20 người đứng đầu.
Người đứng đầu ngành Thanh tra thừa nhận, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng, chủ yếu mới dừng ở cấp cơ sở, với đối tượng trực tiếp thực hiện. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý qua thanh kiểm tra còn ít. Theo đó, trong 3 năm, thanh tra phát hiện 522 vụ, hơn 1.000 người có hành vi tham nhũng với số tiền 1.080 tỷ đồng.
“Trong khi đó, quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng có liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, xu hướng liên kết, hình thành tổ chức phạm tội trong các khu vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng, tính chất của vụ việc tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp”, Tổng thanh tra Chính phủ nói.
Cũng liên quan tới các con số cụ thể, từ năm 2009 đến 2012, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức kiểm toán 104 đầu mối là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Kết quả, Kiểm toán đã điều chỉnh giảm tổng tài sản - nguồn vốn hơn 8.500 tỷ đồng, tổng doanh thu - thu nhập thuần hơn 6.800 tỷ đồng, tổng chi phí trên 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 4.000 tỷ đồng.
Với các ngân hàng, Kiểm toán cũng phát hiện tình trạng chưa tuân thủ một số quy định về quản lý tín dụng, ngoại tệ. Hiệu quả hoạt động đầu tư và góp vốn thấp, cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý đối với ngân hàng chính sách còn nhiều bất cập.
Thứ trưởng Tài chính Phạm Sỹ Danh thông tin, kết quả thanh tra, kiểm tra của ngành Tài chính từ 2009 đến nay đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 32.700 tỷ đồng. Qua công tác kiểm tra nội bộ của Tổng cục Thuế đã phát hiện 10 vụ tham nhũng, xử lý kỷ luật 12 người, cơ quan điều tra phát hiện 12 người, xử lý hình sự 28 người. Qua công tác kiểm soát chi, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã từ chối thanh toán 1.681 tỷ đồng chi ngân sách không đúng chế độ.
Cũng từ năm 2009 đến hết tháng 4/2013, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã xử lý về kinh tế (giảm trừ thanh quyết toán, xuất toán, thu hồi về ngân sách) đối với 115 đối tượng, tổng số tiền 36 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính được 25 trường hợp với số tiền phạt 165 triệu đồng. Đến nay, Bộ đã xử lý một số vụ việc cụ thể như xử lý kỷ luật một số Cục trưởng Cục Thống kê các địa phương, công chức quản lý cấp phòng…
Phát biểu tại phiên họp, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua đạt được những kết quả có ý nghĩa tích cực, đặc biệt là trong công tác xây dựng thể chế, từ việc xây dựng luật đến các nghị định, quy định liên quan đến phòng, chống tham nhũng. Nhưng có tồn tại là nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều ngành chưa quan tâm, công tác phòng ngừa chưa đạt hiệu quả cao, công tác phát hiện và xử lý chưa tốt.
"Nhiều vụ án, vụ việc chậm được giải quyết, gây bức xúc xã hội. Cơ chế xin - cho vẫn tồn tại ở nhiều cấp, nhiều ngành tạo kẽ hở cho tiêu cực, tham nhũng. Nhân dân đang đòi hỏi lớn và yêu cầu rất cao đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng", Phó thủ tướng nói.
Nguyễn Hưng
Ngày 18/7, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội họp phiên giải trình về việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng thuộc trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước. Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, có 4 ngành hàng đầu trong danh sách tham nhũng đặc trưng.
Đứng đầu danh sách là lĩnh vực tín dụng, ngân hàng. Tham nhũng ở lĩnh vực này chủ yếu là ép khách hàng phải cắt lại phần trăm cho vay, nhận lối lộ của khách hàng để hợp thức hóa hồ sơ xin vay không có tài sản thế chấp, tài sản không đủ đảm bảo, thông đồng với đối tượng lập hợp đồng khống, nâng giá tài sản thuê mua để rút tiền của ngân hàng.
Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Với lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản, độ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp diễn ra trong việc quy hoạch, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, định giá đất; cấp phép khai thác tài nguyên khoáng sản… Trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, những biểu hiện tham nhũng tinh vi như gian lận, thiếu minh bạch trong đấu thầu, khai khống khối lượng và giá trị vật tư, thiết bị, đưa vật liệu kém chất lượng, sai quy cách vào công trình…
Nằm ở vị trí thứ 4, lĩnh vực quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, nhiều hành vi được kể tên như giấu bớt và định giá tài sản thấp hơn giá trị thực khi cổ phần hóa hoặc bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp; lập các hợp đồng, hóa đơn khống để chiếm đoạt; nâng khống giá hoặc gửi giá khi mua bán tài sản công để vụ lợi.
"Mỗi năm toàn ngành thanh tra thực hiện trên 10.000 cuộc thanh tra lớn nhỏ. Mục tiêu là thanh tra trước hết là đánh giá hoạt động củađơn vịđó; thứ hai là phát hiện sơ hở, bất cập trong hoạt độngđiều hành; thứ ba là phát hiện lỗ hổng của cơ chế chính sách để kiến nghị; cuối cùng là mới phát hiện vi phạmđể kiến nghị xử lý. Như vậy có lẽ là thanh tra nó có nhiều mục tiêu, chứ không phải cứ vô thanh tra rồi thì chủ yếu là xử lý vi phạm" - ông Huỳnh Phong Tranh.
Thứ trưởng Tài chính Phạm Sỹ Danh thì cho rằng, hành vi tham nhũng trong các lĩnh vực quản lý ngân sách, sử dụng vốn, tài sản trong các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu là lập hợp đồng khống để chiếm đoạt, nâng khống giá hoăc “gửi giá” khi mua bán vật tư, tài sản, dịch vụ để trục lợi, chuyển giá hay chuyển lợi nhuận cho các công ty khác, công ty là “sân sau” để trục lợi… Việc quản lý ngân sách cũng phát sinh các hành vi cấu kết, thông đồng, làm giảm số tiền phải nộp ngân sách, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để tham ô, biển thủ công quỹ nhà nước.
Theo giải thích của ông Danh, nguyên nhân của tình trạng này là do một số cơ quan và người đứng đầu chưa quyết liệt, thể chế - chính sách trên một số lĩnh vực còn sơ hở, chưa minh bạch trong các hoạt động có liên quan đến người dân, doanh nghiệp, quản lý tài chính, tài sản nhà nước còn nhiều hạn chế.
Còn Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu thì cho rằng, nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ này dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng, được thể hiện ở một số khâu như phân bổ vốn đầu tư, xác định chủ đầu tư dự án, công tác đấu thầu, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA…
Biện pháp phòng ngừa được đưa ra là thực hiện đồng bộ các giải pháp về phòng, chống tham nhũng; tổ chức kê khai, công khai tài sản, thu nhập; xây dựng kế hoạch phòng, chống tham nhũng hàng năm; xử lý dứt điểm, kịp thời các tố cáo về tham nhũng
Về các số liệu cụ thể, báo cáo tại phiên họp, ông Huỳnh Phong Tranh cho hay, năm 2009, tổng số tiền và tài sản, đất đai thất thoát do tham nhũng bị phát hiện là trên 700 tỷ đồng, thanh tra thu hồi về 350 tỷ đồng; năm 2010 phát hiện 193 tỷ đồng, 516 ha đất, thu hồi 56 tỷ đồng, 432 ha đất; năm 2011 thu hồi trên 300 tỷ đồng; năm 2012 lực lượng cảnh sát điều tra đã thu hồi trên 410 tỷ đồng.
Trong năm 2012 ngành Thanh tra đã phát hiện 89 vụ, 107 người có hành vi liên quan đến tham nhũng với tổng số tài sản 104 tỷ đồng; kiến nghị xử lý hành chính 2 tập đoàn, 56 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 24 vụ, 42 người, xử lý trách nhiệm 20 người đứng đầu.
Người đứng đầu ngành Thanh tra thừa nhận, số vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng, chủ yếu mới dừng ở cấp cơ sở, với đối tượng trực tiếp thực hiện. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý qua thanh kiểm tra còn ít. Theo đó, trong 3 năm, thanh tra phát hiện 522 vụ, hơn 1.000 người có hành vi tham nhũng với số tiền 1.080 tỷ đồng.
“Trong khi đó, quy mô các vụ tham nhũng ngày càng lớn, thể hiện ở số đối tượng có liên quan, lượng tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát, xu hướng liên kết, hình thành tổ chức phạm tội trong các khu vực, lĩnh vực kinh tế ngày càng tăng, tính chất của vụ việc tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp”, Tổng thanh tra Chính phủ nói.
Cũng liên quan tới các con số cụ thể, từ năm 2009 đến 2012, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức kiểm toán 104 đầu mối là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Kết quả, Kiểm toán đã điều chỉnh giảm tổng tài sản - nguồn vốn hơn 8.500 tỷ đồng, tổng doanh thu - thu nhập thuần hơn 6.800 tỷ đồng, tổng chi phí trên 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế gần 4.000 tỷ đồng.
Với các ngân hàng, Kiểm toán cũng phát hiện tình trạng chưa tuân thủ một số quy định về quản lý tín dụng, ngoại tệ. Hiệu quả hoạt động đầu tư và góp vốn thấp, cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và chi phí quản lý đối với ngân hàng chính sách còn nhiều bất cập.
Thứ trưởng Tài chính Phạm Sỹ Danh thông tin, kết quả thanh tra, kiểm tra của ngành Tài chính từ 2009 đến nay đã phát hiện và kiến nghị xử lý về tài chính trên 32.700 tỷ đồng. Qua công tác kiểm tra nội bộ của Tổng cục Thuế đã phát hiện 10 vụ tham nhũng, xử lý kỷ luật 12 người, cơ quan điều tra phát hiện 12 người, xử lý hình sự 28 người. Qua công tác kiểm soát chi, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã từ chối thanh toán 1.681 tỷ đồng chi ngân sách không đúng chế độ.
Cũng từ năm 2009 đến hết tháng 4/2013, Bộ Kế hoạch Đầu tư đã xử lý về kinh tế (giảm trừ thanh quyết toán, xuất toán, thu hồi về ngân sách) đối với 115 đối tượng, tổng số tiền 36 tỷ đồng, xử phạt vi phạm hành chính được 25 trường hợp với số tiền phạt 165 triệu đồng. Đến nay, Bộ đã xử lý một số vụ việc cụ thể như xử lý kỷ luật một số Cục trưởng Cục Thống kê các địa phương, công chức quản lý cấp phòng…
Phát biểu tại phiên họp, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua đạt được những kết quả có ý nghĩa tích cực, đặc biệt là trong công tác xây dựng thể chế, từ việc xây dựng luật đến các nghị định, quy định liên quan đến phòng, chống tham nhũng. Nhưng có tồn tại là nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều ngành chưa quan tâm, công tác phòng ngừa chưa đạt hiệu quả cao, công tác phát hiện và xử lý chưa tốt.
"Nhiều vụ án, vụ việc chậm được giải quyết, gây bức xúc xã hội. Cơ chế xin - cho vẫn tồn tại ở nhiều cấp, nhiều ngành tạo kẽ hở cho tiêu cực, tham nhũng. Nhân dân đang đòi hỏi lớn và yêu cầu rất cao đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng", Phó thủ tướng nói.
Nguyễn Hưng
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» 7 viện bảo tàng kinh dị nhất thế giới
» ĐH Kinh tế Quốc dân, Thương mại tăng điểm chuẩn
» Sập mái vòm nhà 3 tầng, chục công nhân thoát nạn
» Hơn chục sinh viên bị kẹt trong căn nhà 3 tầng bốc cháy
» TP HCM tổ chức lễ tang Tướng Giáp tại Hội trường Thống Nhất
» ĐH Kinh tế Quốc dân, Thương mại tăng điểm chuẩn
» Sập mái vòm nhà 3 tầng, chục công nhân thoát nạn
» Hơn chục sinh viên bị kẹt trong căn nhà 3 tầng bốc cháy
» TP HCM tổ chức lễ tang Tướng Giáp tại Hội trường Thống Nhất
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết