Tay giả tạo cảm giác
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tay giả tạo cảm giác
Các nhà khoa học đã chế tạo thành công loại tay giả cho phép người bị cụt tay có được cảm giác cầm nắm như bình thường.
Dennis Aabo Sørensen trong thí nghiệm cầm nắm bằng cánh tay giả. Ảnh: LifeHand 2
Nhóm chuyên gia đến từ Italy, Thụy Sĩ và Đức cho biết cánh tay giả được thiết kế với các cảm biến nhân tạo giúp phát hiện và đánh giá những thông tin liên quan đến cảm giác sờ hay cầm nắm của bệnh nhân.
Người đàn ông bị cụt tay trái có tên là Dennis Aabo Sorensen, 36 tuổi, ở Đan Mạch, trở thành người đầu tiên được thử nghiệm cánh tay giả này. Anh bị mất một phần cánh tay trái trong một tai nạn nổ pháo hoa đầu năm 2004.
Trong ca phẫu thuật tại Rome, Sorensen được cấy 4 điện cực vào dây thần kinh ở cánh tay. Các điện cực này được nối với các cảm biến nhân tạo ở ngón tay của cánh tay giả, giúp phản hồi thông tin cảm giác đến não bộ và cho phép bệnh nhân có cảm giác khi chạm, sờ hay cầm nắm vật thể.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân trải qua các bài kiểm tra cảm giác với cánh tay giả trong vòng một tháng. Nhờ cánh tay này, anh có thể cảm nhận được các vật thể có hình dạng vuông, tròn hoặc độ cứng, mềm khác nhau, BBC cho hay.
"Điều khác biệt lớn nhất đó là khi tôi cầm nắm vật gì đó, tôi có thể cảm nhận được rằng tôi đang thực hiện điều đó mà không cần phải nhìn. Tôi có thể sử dụng tay trong bóng tối", Sorensen nói.
Giáo sư Silvestro Micera, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết đây là lần đầu tiên một người cụt tay có thể có được cảm giác sờ và cầm nắm như thật nhờ một thiết bị giả.
Dennis Aabo Sørensen trong thí nghiệm cầm nắm bằng cánh tay giả. Ảnh: LifeHand 2
Nhóm chuyên gia đến từ Italy, Thụy Sĩ và Đức cho biết cánh tay giả được thiết kế với các cảm biến nhân tạo giúp phát hiện và đánh giá những thông tin liên quan đến cảm giác sờ hay cầm nắm của bệnh nhân.
Người đàn ông bị cụt tay trái có tên là Dennis Aabo Sorensen, 36 tuổi, ở Đan Mạch, trở thành người đầu tiên được thử nghiệm cánh tay giả này. Anh bị mất một phần cánh tay trái trong một tai nạn nổ pháo hoa đầu năm 2004.
Trong ca phẫu thuật tại Rome, Sorensen được cấy 4 điện cực vào dây thần kinh ở cánh tay. Các điện cực này được nối với các cảm biến nhân tạo ở ngón tay của cánh tay giả, giúp phản hồi thông tin cảm giác đến não bộ và cho phép bệnh nhân có cảm giác khi chạm, sờ hay cầm nắm vật thể.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân trải qua các bài kiểm tra cảm giác với cánh tay giả trong vòng một tháng. Nhờ cánh tay này, anh có thể cảm nhận được các vật thể có hình dạng vuông, tròn hoặc độ cứng, mềm khác nhau, BBC cho hay.
"Điều khác biệt lớn nhất đó là khi tôi cầm nắm vật gì đó, tôi có thể cảm nhận được rằng tôi đang thực hiện điều đó mà không cần phải nhìn. Tôi có thể sử dụng tay trong bóng tối", Sorensen nói.
Giáo sư Silvestro Micera, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết đây là lần đầu tiên một người cụt tay có thể có được cảm giác sờ và cầm nắm như thật nhờ một thiết bị giả.
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Họa sĩ Lê Duy Ứng: 'Cảm giác như cha tôi qua đời'
» Mẹ con tê giác khổng lồ ra mắt tại Mỹ
» Yên giấc ngàn thu trong vũ trụ
» Nữ sinh mồ côi từ bỏ giấc mơ đại học vì nghèo
» Phim ngắn kêu gọi bảo vệ tê giác
» Mẹ con tê giác khổng lồ ra mắt tại Mỹ
» Yên giấc ngàn thu trong vũ trụ
» Nữ sinh mồ côi từ bỏ giấc mơ đại học vì nghèo
» Phim ngắn kêu gọi bảo vệ tê giác
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết