Bất hạnh của vợ chồng thanh niên xung phong
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bất hạnh của vợ chồng thanh niên xung phong
Ông Tăng Văn Bầm và bà Nguyễn Thị Thanh (Thanh Hóa) nên duyên vợ chồng từ ngày đi thanh niên xung phong, cùng vào sinh ra tử bảo vệ cung đường Trường Sơn. Ông bà sinh được 6 con thì 5 người ra đi vì di chứng chất da cam.
Người dân thôn Phú Hòa, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) quen gọi ông bà là đôi vợ chồng thanh niên xung phong. Xã ven biển, nhà nào cũng đông con cháu. Riêng ông bà có 6 con nhưng cuối cùng chỉ hai thân già lủi thủi chăm nhau.
Căn nhà nhỏ ông bà đang ở được xây dựng năm 2009 với sự đóng góp của bộ đội biên phòng và cựu thanh niên xung phong. Gạch hoa lát tươm tất, không có bàn ghế, chỉ có hai chiếc giường đặt cạnh nhau, một chiếc để nằm, một chiếc ngồi uống nước. Ông Bầm năm nay 71 tuổi, chỉ còn da bọc xương ngồi trên giường ho sù sụ. Bà Thanh vội rót nước cho chồng rồi giục ông uống thuốc.
Sinh được 6 người con thì mất 5 đứa, chỉ còn hai ông bà nương dựa vào nhau. Ảnh: Hoàng Phương.
Bần thần nhìn ra cửa, ông Bầm nhẩm tính: “Nhà có hai vợ chồng với 6 đứa con, nhưng chúng đi cả rồi, 5 đứa mất, còn một đứa ngẩn ngơ lấy chồng nhưng lâu lắm chưa thấy về thăm”. Bà Thanh ngồi lặng lẽ dựa vào mép giường nghe chồng nói. Nắng gió miền biển cùng những lần mang nặng đẻ đau không làm phai tàn hết nét duyên nơi cựu thanh niên xung phong đã 70 tuổi.
Họ vốn là đồng đội, cùng nhập ngũ năm 1968 ở đơn vị C218, N15, Ban xây dựng 67. Cả hai nhận nhiệm vụ đảm bảo thông suốt cho cung đường 20 Quyết Thắng (Bố Trạch, Quảng Bình) từ cây số 0 đến km 68. Ngày đó, cô gái miền biển tên Thanh tóc dài, da trắng là một trong những bông hoa nổi bật của đơn vị. Hai người bén duyên từ những lần cùng nhau mở đường, tải thương và hẹn ngày không xa sẽ thành vợ chồng.
Năm 1972, ông bà cùng xuất ngũ rồi làm đám cưới ngay sau đó. Chồng theo thuyền đi biển, vợ ở nhà chạy chợ, cuộc sống khó khăn nhưng hạnh phúc. Năm 1973, cậu bé Tăng Văn Xuân chào đời hoàn toàn khỏe mạnh cho đến năm ba tuổi. Một buổi tối, vợ chồng hốt hoảng khi thấy con bỗng tím tái, khó thở rồi luôn miệng kêu rét. Vào viện được hai ngày thì Xuân qua đời vì liệt não. Con trai ra đi nhanh chóng đến nỗi hai vợ chồng ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra.
Quệt nước mắt trên gò má khô khốc, ông Bầm xót xa “Cuộc sống yên ổn nhất chỉ được ba năm đầu khi thằng Xuân còn sống, nghèo nhưng còn được vui vầy với con cái”. Sau cái chết của đứa con đầu lòng, bà Thanh mang thai thêm 5 lần nữa. Cách vài năm lại có một đứa ra đời nhưng không ở với bố mẹ được lâu. Ông Bầm lần lượt nhắc tên con, nhớ rõ ngày sinh ngày mất, tuổi tác, cả những người con mới thành hình người.
Con trai thứ ba Tăng Văn Trường (1978) và con thứ tư Tăng Văn Tâm (1981) lúc đầu sinh ra khỏe mạnh, nhưng lớn lên đau ốm dặt dẹo, sống được đến năm 12 tuổi và 5 tuổi rồi qua đời. Triệu chứng giống y hệt cậu anh đầu Tăng Văn Xuân, tự dưng kêu rét rồi đi rất nhanh vì liệt não. “Trong số mấy đứa, thằng Trường thông minh nhất, nó biết đi bắt con cua, con tép giúp mẹ. Tôi còn định vài năm nữa khi nó lớn lên sẽ cho theo chúng bạn đi biển”, giọng người cha buồn buồn.
Hai đứa con cuối cùng đều thiếu tháng, mất từ lúc còn trong bụng mẹ. Ông Bầm không muốn vợ nhìn thấy hình hài những đứa trẻ ấy nên vội vàng mang đi chôn cất ngay. Nghe bà đỡ kể lại, khi sinh ra, người chúng như con cá khoai, nhưng da hai bên hông lại sần sùi như cá nhám.
May mắn nhất trong số anh chị em, con gái thứ hai là Tăng Thị Hồng (1976) được lớn lên nhưng lại ngẩn ngơ, đầu bị sài, quanh năm lở loét. Năm 20 tuổi, chị đi lấy chồng nhưng ba đứa con sinh ra có biểu hiện giống hệt mẹ.
Niềm vui của họ là chơi với những đứa trẻ hàng xóm. Ảnh: Hoàng Phương.
Sinh ra những đứa con không bình thường, phải chịu lời đồn thổi quái ác khiến bà Thanh không dám bước chân ra khỏi nhà. Ông Bầm ngồi một xó, vò đầu bứt tóc. Rồi ông rờn rợn người khi nhớ lại những ngày ở chiến trường. Ngày đó, đường 20 Quyết Thắng là trọng điểm trên tuyến Trường Sơn huyền thoại. Địch điên cuồng đánh phá ác liệt, bom dội cả ngày đêm không lúc nào ngừng nghỉ. Có lần, ông cùng nhiều đồng đội ngất đi do hít phải khí lạ.
Lúc ấy, ông Bầm mới nghĩ đến việc mình bị nhiễm dioxin. Vợ chồng liền đưa nhau đi khám thì mới chắc ông bị nhiễm chất độc da cam. Họ tắt lịm hy vọng, không dám sinh thêm con. Hàng ngày, ông ốm yếu chỉ loanh quanh trong nhà, bà không dám đi đâu xa vì còn chăm ông. Họ chăm sóc mảnh vườn, nuôi con gà, tằn tiện sống qua ngày.
Không có tiền đi làm giấy tờ giám định để được hưởng trợ cấp, ông đành để vậy. “Giấy tờ lằng nhằng phức tạp lắm, mà tôi già yếu rồi, đâu còn sức để đi”, ông nói. Kiệt quệ vì con cái, người đàn ông ăn sóng nói gió một thời gầy sọp còn chưa đầy 36 kg. Ông tự ví mình như cái cây khô khốc, trụi hết cành lá.
Bà Thanh tiếp lời chồng: “Con cái là của trời cho, giờ hai vợ chồng coi như trắng tay. Số phận chỉ được vậy thì đành phải chịu”. Gặp bạn cũ, người biết chuyện thì tránh hỏi han, người không biết vồn vã hỏi được mấy đứa, xây dựng gia đình cho con cái chưa khiến bà Thanh phải nuốt nước mắt vào trong.
Mấy đứa cháu chả mấy khi về thăm ông bà. Chiều chiều, ông trải chiếu, bà bưng khay nước ra ngoài hiên cùng ngồi nhìn trẻ con hàng xóm chơi đùa. Có khi chúng đuổi nhau chạy vào tận trong sân, ríu rít nói cười, xin uống ngụm nước rồi lại chạy đi.
Niềm an ủi hiếm hoi của tuổi già là khi họ được gặp lại đồng đội cũ, cùng nhau tham gia hoạt động với Hội cựu thanh niên xung phong các xã ven biển Hậu Lộc. “Tôi mong muốn được trở lại chiến trường xưa một lần. Xem trên tivi thấy động Phong Nha, nơi chúng tôi đóng quân ngày trước giờ đẹp lắm”, ông Bầm nói.
Ông Đào Xuân Đợi, Chủ tịch Hội cựu thanh niên xung phong xã Hưng Lộc cho biết, hiện cả xã còn 178 thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Có nhiều trường hợp đơn thân, không có chồng con như bà Lê Thị Vén (thôn Đông Hòa), bà Trần Thị Thuyền (thôn Thái Hòa)...
“Riêng vợ chồng ông Bầm, bà Thanh có hoàn cảnh éo le nhất. Hội đã làm hồ sơ cho ông Bầm được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên cho người cô đơn với số tiền 360 nghìn đồng một tháng”, ông Đợi thông tin.
Hoàng Phương
Người dân thôn Phú Hòa, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) quen gọi ông bà là đôi vợ chồng thanh niên xung phong. Xã ven biển, nhà nào cũng đông con cháu. Riêng ông bà có 6 con nhưng cuối cùng chỉ hai thân già lủi thủi chăm nhau.
Căn nhà nhỏ ông bà đang ở được xây dựng năm 2009 với sự đóng góp của bộ đội biên phòng và cựu thanh niên xung phong. Gạch hoa lát tươm tất, không có bàn ghế, chỉ có hai chiếc giường đặt cạnh nhau, một chiếc để nằm, một chiếc ngồi uống nước. Ông Bầm năm nay 71 tuổi, chỉ còn da bọc xương ngồi trên giường ho sù sụ. Bà Thanh vội rót nước cho chồng rồi giục ông uống thuốc.
Sinh được 6 người con thì mất 5 đứa, chỉ còn hai ông bà nương dựa vào nhau. Ảnh: Hoàng Phương.
Bần thần nhìn ra cửa, ông Bầm nhẩm tính: “Nhà có hai vợ chồng với 6 đứa con, nhưng chúng đi cả rồi, 5 đứa mất, còn một đứa ngẩn ngơ lấy chồng nhưng lâu lắm chưa thấy về thăm”. Bà Thanh ngồi lặng lẽ dựa vào mép giường nghe chồng nói. Nắng gió miền biển cùng những lần mang nặng đẻ đau không làm phai tàn hết nét duyên nơi cựu thanh niên xung phong đã 70 tuổi.
Họ vốn là đồng đội, cùng nhập ngũ năm 1968 ở đơn vị C218, N15, Ban xây dựng 67. Cả hai nhận nhiệm vụ đảm bảo thông suốt cho cung đường 20 Quyết Thắng (Bố Trạch, Quảng Bình) từ cây số 0 đến km 68. Ngày đó, cô gái miền biển tên Thanh tóc dài, da trắng là một trong những bông hoa nổi bật của đơn vị. Hai người bén duyên từ những lần cùng nhau mở đường, tải thương và hẹn ngày không xa sẽ thành vợ chồng.
Năm 1972, ông bà cùng xuất ngũ rồi làm đám cưới ngay sau đó. Chồng theo thuyền đi biển, vợ ở nhà chạy chợ, cuộc sống khó khăn nhưng hạnh phúc. Năm 1973, cậu bé Tăng Văn Xuân chào đời hoàn toàn khỏe mạnh cho đến năm ba tuổi. Một buổi tối, vợ chồng hốt hoảng khi thấy con bỗng tím tái, khó thở rồi luôn miệng kêu rét. Vào viện được hai ngày thì Xuân qua đời vì liệt não. Con trai ra đi nhanh chóng đến nỗi hai vợ chồng ngơ ngác không hiểu chuyện gì xảy ra.
Quệt nước mắt trên gò má khô khốc, ông Bầm xót xa “Cuộc sống yên ổn nhất chỉ được ba năm đầu khi thằng Xuân còn sống, nghèo nhưng còn được vui vầy với con cái”. Sau cái chết của đứa con đầu lòng, bà Thanh mang thai thêm 5 lần nữa. Cách vài năm lại có một đứa ra đời nhưng không ở với bố mẹ được lâu. Ông Bầm lần lượt nhắc tên con, nhớ rõ ngày sinh ngày mất, tuổi tác, cả những người con mới thành hình người.
Con trai thứ ba Tăng Văn Trường (1978) và con thứ tư Tăng Văn Tâm (1981) lúc đầu sinh ra khỏe mạnh, nhưng lớn lên đau ốm dặt dẹo, sống được đến năm 12 tuổi và 5 tuổi rồi qua đời. Triệu chứng giống y hệt cậu anh đầu Tăng Văn Xuân, tự dưng kêu rét rồi đi rất nhanh vì liệt não. “Trong số mấy đứa, thằng Trường thông minh nhất, nó biết đi bắt con cua, con tép giúp mẹ. Tôi còn định vài năm nữa khi nó lớn lên sẽ cho theo chúng bạn đi biển”, giọng người cha buồn buồn.
Hai đứa con cuối cùng đều thiếu tháng, mất từ lúc còn trong bụng mẹ. Ông Bầm không muốn vợ nhìn thấy hình hài những đứa trẻ ấy nên vội vàng mang đi chôn cất ngay. Nghe bà đỡ kể lại, khi sinh ra, người chúng như con cá khoai, nhưng da hai bên hông lại sần sùi như cá nhám.
May mắn nhất trong số anh chị em, con gái thứ hai là Tăng Thị Hồng (1976) được lớn lên nhưng lại ngẩn ngơ, đầu bị sài, quanh năm lở loét. Năm 20 tuổi, chị đi lấy chồng nhưng ba đứa con sinh ra có biểu hiện giống hệt mẹ.
Niềm vui của họ là chơi với những đứa trẻ hàng xóm. Ảnh: Hoàng Phương.
Sinh ra những đứa con không bình thường, phải chịu lời đồn thổi quái ác khiến bà Thanh không dám bước chân ra khỏi nhà. Ông Bầm ngồi một xó, vò đầu bứt tóc. Rồi ông rờn rợn người khi nhớ lại những ngày ở chiến trường. Ngày đó, đường 20 Quyết Thắng là trọng điểm trên tuyến Trường Sơn huyền thoại. Địch điên cuồng đánh phá ác liệt, bom dội cả ngày đêm không lúc nào ngừng nghỉ. Có lần, ông cùng nhiều đồng đội ngất đi do hít phải khí lạ.
Lúc ấy, ông Bầm mới nghĩ đến việc mình bị nhiễm dioxin. Vợ chồng liền đưa nhau đi khám thì mới chắc ông bị nhiễm chất độc da cam. Họ tắt lịm hy vọng, không dám sinh thêm con. Hàng ngày, ông ốm yếu chỉ loanh quanh trong nhà, bà không dám đi đâu xa vì còn chăm ông. Họ chăm sóc mảnh vườn, nuôi con gà, tằn tiện sống qua ngày.
Không có tiền đi làm giấy tờ giám định để được hưởng trợ cấp, ông đành để vậy. “Giấy tờ lằng nhằng phức tạp lắm, mà tôi già yếu rồi, đâu còn sức để đi”, ông nói. Kiệt quệ vì con cái, người đàn ông ăn sóng nói gió một thời gầy sọp còn chưa đầy 36 kg. Ông tự ví mình như cái cây khô khốc, trụi hết cành lá.
Bà Thanh tiếp lời chồng: “Con cái là của trời cho, giờ hai vợ chồng coi như trắng tay. Số phận chỉ được vậy thì đành phải chịu”. Gặp bạn cũ, người biết chuyện thì tránh hỏi han, người không biết vồn vã hỏi được mấy đứa, xây dựng gia đình cho con cái chưa khiến bà Thanh phải nuốt nước mắt vào trong.
Mấy đứa cháu chả mấy khi về thăm ông bà. Chiều chiều, ông trải chiếu, bà bưng khay nước ra ngoài hiên cùng ngồi nhìn trẻ con hàng xóm chơi đùa. Có khi chúng đuổi nhau chạy vào tận trong sân, ríu rít nói cười, xin uống ngụm nước rồi lại chạy đi.
Niềm an ủi hiếm hoi của tuổi già là khi họ được gặp lại đồng đội cũ, cùng nhau tham gia hoạt động với Hội cựu thanh niên xung phong các xã ven biển Hậu Lộc. “Tôi mong muốn được trở lại chiến trường xưa một lần. Xem trên tivi thấy động Phong Nha, nơi chúng tôi đóng quân ngày trước giờ đẹp lắm”, ông Bầm nói.
Ông Đào Xuân Đợi, Chủ tịch Hội cựu thanh niên xung phong xã Hưng Lộc cho biết, hiện cả xã còn 178 thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Có nhiều trường hợp đơn thân, không có chồng con như bà Lê Thị Vén (thôn Đông Hòa), bà Trần Thị Thuyền (thôn Thái Hòa)...
“Riêng vợ chồng ông Bầm, bà Thanh có hoàn cảnh éo le nhất. Hội đã làm hồ sơ cho ông Bầm được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên cho người cô đơn với số tiền 360 nghìn đồng một tháng”, ông Đợi thông tin.
Hoàng Phương
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Trung Quốc phóng thành công vệ tinh Phong Vân-3
» Nam thanh niên cắt cổ tự sát giữa hẻm
» Khẩn cấp lập Sở chỉ huy phòng chống bão Nari ở Đà Nẵng
» Giải cứu hai thanh niên kẹt trong đám cháy
» Nam thanh niên tử vong vì rơi từ tầng 3 chung cư
» Nam thanh niên cắt cổ tự sát giữa hẻm
» Khẩn cấp lập Sở chỉ huy phòng chống bão Nari ở Đà Nẵng
» Giải cứu hai thanh niên kẹt trong đám cháy
» Nam thanh niên tử vong vì rơi từ tầng 3 chung cư
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết