Sim So Dep , Sim Phong Thuy
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Việt Nam thiếu nhân lực khoa học công nghệ có kỹ năng cao

Go down

Việt Nam thiếu nhân lực khoa học công nghệ có kỹ năng cao Empty Việt Nam thiếu nhân lực khoa học công nghệ có kỹ năng cao

Bài gửi  chilaemthoi Wed Dec 25, 2013 4:11 pm

Đội ngũ khoa học công nghệ Việt Nam hiện không chỉ thiếu cán bộ đầu đàn giỏi và các tổng công trình sư mà còn thiếu cả người có kỹ năng cao do những bất cập trong khâu đào tạo, định hướng nghề nghiệp.
Việt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng, tức là cứ hai người trong độ tuổi lao động (15-64) mới có một hoặc ít hơn một người trong độ tuổi phụ thuộc (nhỏ hơn 15 tuổi và lớn hơn 65 tuổi). Tuy nhiên việc tận dụng cơ hội này chưa đem lại hiệu quả mong muốn, một trong những nguyên nhân quan trọng là chất lượng và trình độ lao động của Việt Nam còn thấp, số người thất nghiệp cao.

Theo giới chuyên gia, dân số vàng chỉ tạo ra điều kiện, còn môi trường chính sách mới là yếu tố quyết định cho phép tận dụng cơ hội này. Trong một loạt tác động trực tiếp và gián tiếp thì có 4 mảng chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa cơ hội dân số vàng. Trong đó, chính sách về nguồn nhân lực khoa học công nghệ phải là nòng cốt cho chính sách kinh tế. Từ thực tế trên, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Liên Hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa".




Lực lượng khoa học kỹ thuật Việt Nam cần nâng cao hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nền kinh tế. Ảnh minh họa: Anh Quân.


Tại hội thảo, giới quản lý, chuyên gia kinh tế và khoa học xã hội đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ, nhưng trên thực tế khoa học nước nhà vẫn còn tụt hậu khá xa so với thế giới và khu vực. Trong đó, các đại biểu nhấn mạnh đến nguyên nhân do chất lượng của đội ngũ khoa học và việc thiếu hụt đội ngũ kế cận đang ở mức báo động.

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển hỗ trợ cộng đồng khẳng định, nếu không coi trọng phát triển khoa học công nghệ thì chắc chắn tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ không thể giữ được ở mức độ cao. "Doanh nghiệp nào quan tâm đầu tư khoa học công nghệ tích cực đổi mới - sáng tạo thì sẽ đứng vững và phát triển, ngược lại thì sẽ khó khăn hoặc thất bại", ông Dinh nói.


Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến cuối năm 2010, Việt Nam có trên 1.000 tổ chức khoa học công nghệ. Số người làm nghiên cứu trên 60.000 người ở các lĩnh vực. So với năm 1996, số tổ chức khoa học công nghệ đã tăng ba lần, nhân lực trong lĩnh vực này cũng tăng gấp ba.

Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động của lực lượng trên chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước. Đội ngũ khoa học công nghệ hiện không chỉ thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, thiếu "các tổng công trình sư" mà còn thiếu cả người có trình độ hoặc kỹ năng cao. 


Tiến sĩ Dinh dẫn chứng, gần đây, một tập đoàn công nghệ thông tin của Nhật đã làm việc với TP HCM và ngỏ ý cần khoảng 200 nhân lực trong lĩnh vực thiết kế bo mạch điện tử nhưng phía Việt Nam không thể đáp ứng. Trong khi đối tác tổ chức sát hạch các kỹ sư công nghệ thông tin của Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản thì tỷ lệ đạt của các ứng viên chỉ dưới 10%, ông Dinh cho hay.

Theo ông Dinh, các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội kinh doanh lớn đến từ Mỹ, Nhật, châu Âu, nhưng chưa khi nào Việt Nam đứng trước dự án quy mô lớn mà lại thiếu nhân lực để triển khai như hiện nay. Đến nay, trong lĩnh vực phần mềm tin học, dịch vụ giá trị gia tăng cao như tích hợp hệ thống cho các tổ chức ngân hàng, tài chính thì hầu hết doanh nghiệp gia công phần mềm Việt Nam chưa làm được. "Ở những hệ thống lớn như vậy, toàn bộ mảng việc lớn bên trên vẫn do doanh nghiệp các quốc gia khác như Ấn Độ làm, chỉ có vài mảng nhỏ bên dưới do doanh nghiệp nước ta làm", ông Dinh nói.

Đồng tình quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng vị thế nền khoa học không hề tương xứng với đội ngũ trí thức hiện có với khoảng 9.000 giáo sư, phó giáo sư và hàng vạn tiến sĩ, thạc sĩ.

Ông Ánh lấy dẫn chứng theo Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm (1996-2011) Việt Nam mới có hơn 13.000 ấn phẩm công bố trên tập san quốc tế có bình duyệt. Con số này bằng 1/5 của Thái Lan; 1/6 Malyassia và bằng 1/10 Singapore. Trong khi đó dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, 3 lần Malayssia và gấp gần 1,5 lần Thái Lan.

Bổ sung quan điểm trên, thạc sĩ Lê Văn Dụy, chuyên gia nghiên cứu nhân học và thống kế học cho biết, thống kê của Bộ Khoa học cho thấy, trong 5 năm (2006-2010) cả nước chỉ có 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục sở hữu trí tuệ, và chỉ có 5 bằng sáng chế đăng ký tại Mỹ. Riêng năm 2011, Việt Nam không có bằng sáng chế nào được đăng ký ở Mỹ, trong đó Singapore tới 647 bằng, Malaysia là 161, Thái Lan 53, Philipines 27 bằng sáng chế. Mặt khác, các kết quả nghiên cứu đề tài kinh tế dù xuất sắc cũng không có tính triển khai ứng dụng.

Những phân tích trên cho thấy chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu triển khai Việt Nam còn hạn chế, thiếu nhân lực khoa học công nghệ có kỹ năng cao. Nguyên nhân theo các chuyên gia là do các trường chỉ đào tạo những kiến thức cơ bản thông dụng mà không đào tạo chuyên sâu, nâng cao để có khả năng làm chủ công nghệ mới nhất.

Bên cạnh đó, tuổi đời của các cán bộ khoa học hiện khá cao. Theo điều tra của Bộ Khoa học, đội ngũ cán bộ hầu hết là giáo sư, phó giáo sư gần 60 tuổi, số dưới 50 tuổi chỉ chiếm 12%. Hơn 10.000 tiến sĩ nhưng trình độ so với chuẩn quốc tế còn thấp, chỉ có khoảng 25% cán bộ có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh và Việt Nam đặc biệt thiếu chuyên gia và tổng công trình sư. 

Để làm rõ nguyên nhân về chất lượng đội ngũ khoa học, ông Dụy nêu ra một nghiên cứu gần đây của Viện thông tin truyền thông quốc gia cho thấy, 70% sinh viên tốt nghiệp ngành này cần phải đào tạo lại mới có thể đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp.

Vị đại biểu này trích ý kiến của bà Nicola Connolly, phó chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam từng nói chính việc thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là lý do lớn mà họ không thể đầu tư tối đa ở Việt Nam hay tệ hơn nữa là chọn một thị trường khác trong khu vực.

"Việt Nam có đội ngũ lao động trẻ và dồi dào nhưng tất cả công ty nước ngoài lẫn trong nước đều mất trung bình 6 tháng (riêng công ty của tôi là một năm) để đào tạo lại từ đầu, về mọi phương diện bao gồm cả kỹ năng phần mềm như hành vi ứng xử nơi làm việc cho đội ngũ nhân viên mới", ông Dụy dẫn lại lời của bà Icola Connolly.

Để có nhân lực chất lượng cao, theo các đại biểu, Nhà nước cần đề ra cơ chế quy định các doanh nghiệp lớn phải thành lập labo nghiên cứu, phát triển sản phẩm đảm bảo có sức cạnh tranh cao; thực hiện cải cách giáo dục cấp đại học theo hướng lý thuyết, kết hợp thực hành. 

"Muốn đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế thì không còn con đường nào khác là phải bằng khoa học công nghệ và nhân lực chất lượng cao", tiến sĩ Dinh nhấn mạnh.

Theo chiến lược phát triển khoa học công nghệ giai đoạn 2011-2020, thì đến năm 2015 số cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ đạt 9-10 người/vạn dân; đào tạo và sát hạch theo chuẩn quốc tế 5.000 kỹ sư đủ năng lực tham gia quản lý; 30 tổ chức nghiên cứu cơ bản. Đến năm 2020, con số cán bộ nghiên cứu khoa học có 11-12 cán bộ/vạn dân.

Trong năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều dự án nhằm thúc đẩy hoạt động giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp, trong đó Bộ đã khởi động dự án Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu khoa học (FIRST) nhằm tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Mục tiêu của dự án là góp phần hỗ trợ nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam thông qua tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy sáng tạo.

Hương Thu

chilaemthoi

Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết