Voọc mũi hếch tập trung lớn ở Hà Giang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Voọc mũi hếch tập trung lớn ở Hà Giang
Khoảng 113 con voọc mũi hếch tại một khu bảo tồn loài sinh cảnh ở Hà Giang, đây là số lượng lớn nhất từ trước đến nay được giới bảo tồn ghi nhận.
Những con voọc ở Khu bảo tồn và sinh cảnh Khau Ca, Hà Giang. Ảnh: FFI.
Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca cho biết có khoảng 108 đến 113 con được ghi nhận ở khu vực này, trước đây chỉ có khoảng 90 con.
Khảo sát được thực hiện bởi anh Nguyễn Vân Trường, cán bộ của Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) thực hiện với sự hỗ trợ của nhóm bảo tồn cộng đồng tại địa bản và nhóm hỗ trợ nghiên cứu của Trường Đại học Colorado, Boulder.
Vooc mũi hếch chỉ xuất hiện ở một số cánh rừng biệt lập ở miền bắc Việt Nam. Số lượng loài này trên thế giới chỉ khoảng 200-250 con và đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn và mất môi trường sống dù chúng được pháp luật bảo vệ. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca hiện có quần thể loài này lớn nhất - khoảng một nửa số lượng loài trên thế giới.
Ông Hoàng Văn Tuệ, trưởng nhóm bảo tồn của Chi cục kiểm lâm Hà Giang cho biết ban quản lý rất vui khi nhận thông tin trên. Còn tiến sĩ Benjamin Rawson, quản lý Chương trình linh trưởng vùng Đông Nam Á, Mianma và Trung Quốc của FFI chúc mừng các cán bộ tham gia khảo sát. "Tính đến nay, đây là một trong số ít các loài nguy cấp ở Việt Nam có dấu hiệu phục hồi. Điều này cho thấy với sự cam kết của giới chức địa phương và sự tham gia của cộng đồng, tình trạng suy giảm quần thể động vật hoang dã có thể được phục hồi", tiến sĩ Benjamin Rawson nói.
Theo ông Jake Brunner của Liên minh bảo tồn quốc tế (IUCN), thông tin trên cho thấy tầm quan trọng của Khau Ca khi nơi đây có khoảng một nửa số lượng voọc mũi hếch trên thế giới. "Bước tiếp theo, tỉnh Hà Giang nên đầu tư thêm nguồn lực tài chính để việc bảo vệ quần thể này được bền vững", Jaka Brunner nói.
FFI cũng cam kết sẽ hỗ trợ để bảo tồn loài voọc trên.
Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Chúng có bộ lông mầu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Chúng không có mào lông trên đỉnh đầu. Vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có mầu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông mầu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.
Hương Thu
Những con voọc ở Khu bảo tồn và sinh cảnh Khau Ca, Hà Giang. Ảnh: FFI.
Ban quản lý Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca cho biết có khoảng 108 đến 113 con được ghi nhận ở khu vực này, trước đây chỉ có khoảng 90 con.
Khảo sát được thực hiện bởi anh Nguyễn Vân Trường, cán bộ của Tổ chức Bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI) thực hiện với sự hỗ trợ của nhóm bảo tồn cộng đồng tại địa bản và nhóm hỗ trợ nghiên cứu của Trường Đại học Colorado, Boulder.
Vooc mũi hếch chỉ xuất hiện ở một số cánh rừng biệt lập ở miền bắc Việt Nam. Số lượng loài này trên thế giới chỉ khoảng 200-250 con và đang có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắn và mất môi trường sống dù chúng được pháp luật bảo vệ. Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Khau Ca hiện có quần thể loài này lớn nhất - khoảng một nửa số lượng loài trên thế giới.
Ông Hoàng Văn Tuệ, trưởng nhóm bảo tồn của Chi cục kiểm lâm Hà Giang cho biết ban quản lý rất vui khi nhận thông tin trên. Còn tiến sĩ Benjamin Rawson, quản lý Chương trình linh trưởng vùng Đông Nam Á, Mianma và Trung Quốc của FFI chúc mừng các cán bộ tham gia khảo sát. "Tính đến nay, đây là một trong số ít các loài nguy cấp ở Việt Nam có dấu hiệu phục hồi. Điều này cho thấy với sự cam kết của giới chức địa phương và sự tham gia của cộng đồng, tình trạng suy giảm quần thể động vật hoang dã có thể được phục hồi", tiến sĩ Benjamin Rawson nói.
Theo ông Jake Brunner của Liên minh bảo tồn quốc tế (IUCN), thông tin trên cho thấy tầm quan trọng của Khau Ca khi nơi đây có khoảng một nửa số lượng voọc mũi hếch trên thế giới. "Bước tiếp theo, tỉnh Hà Giang nên đầu tư thêm nguồn lực tài chính để việc bảo vệ quần thể này được bền vững", Jaka Brunner nói.
FFI cũng cam kết sẽ hỗ trợ để bảo tồn loài voọc trên.
Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Chúng có bộ lông mầu nâu đen. Lông trên đầu và quanh mặt trắng nhạt. Chúng không có mào lông trên đỉnh đầu. Vùng ngực, bụng, mặt trong chi trước và chi sau có mầu trắng mờ. Mảng lông trắng này kéo chùm ra phía bên ngoài khuỷu tay. Đuôi dài hơn thân, lông xù. Voọc con mới đẻ lông mầu vàng nhạt, khi lớn chuyển màu như voọc trưởng thành.
Hương Thu
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Kêu gọi bảo vệ Voọc chà vá chân nâu tại triển lãm ảnh
» 3 con voọc quý bị xẻ thịt giữa rừng
» Quán cà phê, khách sạn treo poster kêu gọi bảo vệ voọc chà vá
» Mưa lớn kèm lũ quét tại Hà Giang
» Giăng lưới bắt cá lớn sông Hậu
» 3 con voọc quý bị xẻ thịt giữa rừng
» Quán cà phê, khách sạn treo poster kêu gọi bảo vệ voọc chà vá
» Mưa lớn kèm lũ quét tại Hà Giang
» Giăng lưới bắt cá lớn sông Hậu
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết