Bí quyết săn mồi của cá ngựa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Bí quyết săn mồi của cá ngựa
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, cá ngựa là loài săn mồi háu ăn cũng như có cách rình mồi rất thông minh, đối lập với vẻ ngoài hiền lành và chậm chạp.
Hình dạng độc đáo của đầu cá ngựa với chiếc vòi nhỏ dài giúp chúng di chuyển mà không tạo ra gợn sóng, giúp chúng dễ bắt mồi hơn. Ảnh: airingnews.com
BBC dẫn lời Brad Gemmell, thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Texas, cho biết chiếc đầu dài đặc biệt của cá ngựa là bí quyết giúp bắt mồi với tỷ lệ đớp trúng lên đến 90%.
Con mồi chủ yếu của cá ngựa là copepod, một loài thủy sinh nhỏ sống dưới đại dương, được biết đến với khả năng di chuyển nhanh nhạy. Khi phát hiện có gợn nước báo hiệu kẻ săn mồi đang tiến gần, một con copepod có thể vọt xa một quãng gấp 500 lần so với chiều dài cơ thể chỉ trong một giây.
Mặc dù là loài cá bơi rất chậm trong thế giới sinh vật biển, cá ngựa vẫn có thể đớp trúng con mồi nhanh nhẹn với tỷ lệ cao hơn hẳn các loài cá khác. Để bắt mồi, cá ngựa áp dụng phương pháp đứng tại chỗ và quay đầu xung quanh, sau đó dùng vòi hút lấy con mồi trong bán kính một mm.
Để lý giải cách săn mồi đặc biệt của loài này, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu hoạt động rình mồi và bắt mồi của loài cá ngựa lùn (Hippocampus zosterae). Họ sử dụng máy quay kỹ thuật số tốc độ cao kết hợp đèn laser và kính hiển vi để quay lại hình ảnh cá ngựa bắt mồi ở dạng 3D và tập trung vào chuyển động của nước xung quanh cá.
Nhóm nghiên cứu kết luận, hình dạng độc đáo của đầu cá ngựa với chiếc vòi nhỏ dài giúp chúng di chuyển mà không tạo ra gợn sóng, nhờ vậy dễ dàng tiến lại gần con mồi ở khoảng cách một mm mà không lo bị phát hiện. Lúc này, vòi cá ngựa sẽ vươn ra và hút con mồi vào trong.
Gemmell cũng chỉ ra rằng ở vùng nước động, cá ngựa bắt mồi kém hơn các loài cá khác do chúng chậm chạp hơn. Cách thức rình mồi từ từ và tập trung vào một con mồi của cá ngựa chỉ có hiệu quả ở những vùng nước lặng dưới biển sâu hay quanh những rạn san hô.
Trước đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Macquarie, Australia, đã tìm ra nguyên nhân vì sao cá ngựa bơi đứng. Theo đó, loài cá ngựa sinh sống quanh những dải cỏ biển dài và dựng đứng cần phải ngụy trang để trốn tránh kẻ thù. Chúng dần tiến hóa thân hình thẳng đứng như những loài thực vật biển xung quanh.
Hiếu Trần
Hình dạng độc đáo của đầu cá ngựa với chiếc vòi nhỏ dài giúp chúng di chuyển mà không tạo ra gợn sóng, giúp chúng dễ bắt mồi hơn. Ảnh: airingnews.com
BBC dẫn lời Brad Gemmell, thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Texas, cho biết chiếc đầu dài đặc biệt của cá ngựa là bí quyết giúp bắt mồi với tỷ lệ đớp trúng lên đến 90%.
Con mồi chủ yếu của cá ngựa là copepod, một loài thủy sinh nhỏ sống dưới đại dương, được biết đến với khả năng di chuyển nhanh nhạy. Khi phát hiện có gợn nước báo hiệu kẻ săn mồi đang tiến gần, một con copepod có thể vọt xa một quãng gấp 500 lần so với chiều dài cơ thể chỉ trong một giây.
Mặc dù là loài cá bơi rất chậm trong thế giới sinh vật biển, cá ngựa vẫn có thể đớp trúng con mồi nhanh nhẹn với tỷ lệ cao hơn hẳn các loài cá khác. Để bắt mồi, cá ngựa áp dụng phương pháp đứng tại chỗ và quay đầu xung quanh, sau đó dùng vòi hút lấy con mồi trong bán kính một mm.
Để lý giải cách săn mồi đặc biệt của loài này, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu hoạt động rình mồi và bắt mồi của loài cá ngựa lùn (Hippocampus zosterae). Họ sử dụng máy quay kỹ thuật số tốc độ cao kết hợp đèn laser và kính hiển vi để quay lại hình ảnh cá ngựa bắt mồi ở dạng 3D và tập trung vào chuyển động của nước xung quanh cá.
Nhóm nghiên cứu kết luận, hình dạng độc đáo của đầu cá ngựa với chiếc vòi nhỏ dài giúp chúng di chuyển mà không tạo ra gợn sóng, nhờ vậy dễ dàng tiến lại gần con mồi ở khoảng cách một mm mà không lo bị phát hiện. Lúc này, vòi cá ngựa sẽ vươn ra và hút con mồi vào trong.
Gemmell cũng chỉ ra rằng ở vùng nước động, cá ngựa bắt mồi kém hơn các loài cá khác do chúng chậm chạp hơn. Cách thức rình mồi từ từ và tập trung vào một con mồi của cá ngựa chỉ có hiệu quả ở những vùng nước lặng dưới biển sâu hay quanh những rạn san hô.
Trước đây, các nhà khoa học thuộc Đại học Macquarie, Australia, đã tìm ra nguyên nhân vì sao cá ngựa bơi đứng. Theo đó, loài cá ngựa sinh sống quanh những dải cỏ biển dài và dựng đứng cần phải ngụy trang để trốn tránh kẻ thù. Chúng dần tiến hóa thân hình thẳng đứng như những loài thực vật biển xung quanh.
Hiếu Trần
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Trung Quốc chi gần 300 tỷ USD giải quyết ô nhiễm
» Những màn tấn công quyết liệt của động vật
» Bí quyết giữ cân bằng của diễn viên múa ballet
» Ba yếu tố quyết định chất lượng giảng dạy tiếng Anh
» Anh kêu gọi EU duyệt ngô biến đổi gene bằng biểu quyết
» Những màn tấn công quyết liệt của động vật
» Bí quyết giữ cân bằng của diễn viên múa ballet
» Ba yếu tố quyết định chất lượng giảng dạy tiếng Anh
» Anh kêu gọi EU duyệt ngô biến đổi gene bằng biểu quyết
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết