Xe tự hành Trung Quốc sắp lên mặt trăng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Xe tự hành Trung Quốc sắp lên mặt trăng
Chiếc xe tự hành mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc, có tên là Thỏ Ngọc, sẽ được đưa lên quỹ đạo vào đầu tháng tới để bắt đầu nhiệm vụ nghiên cứu vệ tinh của trái đất.
Hình ảnh mô phỏng chiếc xe tự hành trên mặt trăng. Đồ họa: americaspace.com
Hãng thông tấn Xinhua dẫn lời người phát ngôn của Cục Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc cho biết, tên lửa Trường Chinh 3B mang theo tàu thám hiểm mặt trăng Chang'e-3 (Hằng Nga 3) sẽ được phóng đi từ tỉnh Tứ Xuyên, tây nam nước này, vào đầu tháng 12.
Dự kiến sau khoảng 15 ngày bay, con tàu sẽ đổ bộ lên bề mặt mặt trăng. Lúc này, Chang'e-3 sẽ thả thiết bị tự hành có tên là Jade Rabbit (Thỏ Ngọc), để bắt đầu nhiệm vụ nghiên cứu mặt trăng.
Jade Rabbit là chiếc xe tự hành có 6 bánh, được trang bị 4 camera và hai chân cơ khí, có thể thu thập các mẫu đất trên mặt trăng để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Chiếc xe tự hành có màu vàng, hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Nó có thể leo ở bề mặt dốc 30 độ và di chuyển với tốc độ 200 m/h. Jade Rabbit sẽ thực hiện nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng trong ít nhất ba tháng.
Theo CNN, đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện hạ cánh mềm lên mặt trăng. Kể từ khi tàu vũ trụ Luna 24 của Liên bang Xô viết (cũ) được đưa lên quỹ đạo năm 1976, đây cũng là lần đầu tiên một thiết bị thăm dò thực hiện hạ cánh mềm lên bề mặt vệ tinh của trái đất.
Tên gọi của thiết bị tự hành xuất phát từ một câu chuyện dân gian của Trung Quốc, kể về một con thỏ trắng sống trên mặt trăng cùng với Hằng Nga. Đây là tên gọi chính thức của chiếc xe tự hành sau khi được bình chọn trực tuyến qua Internet.
Hiện Trung Quốc vẫn chưa thông báo vị trí hạ cánh của con tàu vũ trụ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng Chang'e-3 có thể sẽ đáp xuống bề mặt miệng núi lửa Sinus Iridum, hay còn gọi là Bay of Rainbows. Năm 2010, các nhiệm vụ thăm dò mặt trăng của Trung Quốc đã ghi được hình ảnh của một miệng núi lửa khi đang tìm kiếm các địa điểm đổ bộ tiềm năng cho lần thăm dò này.
Trung Quốc từng có hai con tàu vũ trụ thực hiện nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng là Chang'e-1 và Chang'e 2 vào các năm 2007 và 2010. Quốc gia này cũng đang thực hiện tham vọng xây dựng một trạm không gian vũ trụ cố định vào năm 2020 và hoàn thành mục tiêu đưa người lên mặt trăng.
Các nhà khoa học Mỹ đang lo ngại rằng chương trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nghiên cứu môi trường bụi trên mặt trăng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Video mô phỏng nhiệm vụ thăm dò mặt trăng của Trung Quốc
Hình ảnh mô phỏng chiếc xe tự hành trên mặt trăng. Đồ họa: americaspace.com
Hãng thông tấn Xinhua dẫn lời người phát ngôn của Cục Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc cho biết, tên lửa Trường Chinh 3B mang theo tàu thám hiểm mặt trăng Chang'e-3 (Hằng Nga 3) sẽ được phóng đi từ tỉnh Tứ Xuyên, tây nam nước này, vào đầu tháng 12.
Dự kiến sau khoảng 15 ngày bay, con tàu sẽ đổ bộ lên bề mặt mặt trăng. Lúc này, Chang'e-3 sẽ thả thiết bị tự hành có tên là Jade Rabbit (Thỏ Ngọc), để bắt đầu nhiệm vụ nghiên cứu mặt trăng.
Jade Rabbit là chiếc xe tự hành có 6 bánh, được trang bị 4 camera và hai chân cơ khí, có thể thu thập các mẫu đất trên mặt trăng để phục vụ cho công tác nghiên cứu. Chiếc xe tự hành có màu vàng, hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Nó có thể leo ở bề mặt dốc 30 độ và di chuyển với tốc độ 200 m/h. Jade Rabbit sẽ thực hiện nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng trong ít nhất ba tháng.
Theo CNN, đây là lần đầu tiên Trung Quốc thực hiện hạ cánh mềm lên mặt trăng. Kể từ khi tàu vũ trụ Luna 24 của Liên bang Xô viết (cũ) được đưa lên quỹ đạo năm 1976, đây cũng là lần đầu tiên một thiết bị thăm dò thực hiện hạ cánh mềm lên bề mặt vệ tinh của trái đất.
Tên gọi của thiết bị tự hành xuất phát từ một câu chuyện dân gian của Trung Quốc, kể về một con thỏ trắng sống trên mặt trăng cùng với Hằng Nga. Đây là tên gọi chính thức của chiếc xe tự hành sau khi được bình chọn trực tuyến qua Internet.
Hiện Trung Quốc vẫn chưa thông báo vị trí hạ cánh của con tàu vũ trụ, tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng Chang'e-3 có thể sẽ đáp xuống bề mặt miệng núi lửa Sinus Iridum, hay còn gọi là Bay of Rainbows. Năm 2010, các nhiệm vụ thăm dò mặt trăng của Trung Quốc đã ghi được hình ảnh của một miệng núi lửa khi đang tìm kiếm các địa điểm đổ bộ tiềm năng cho lần thăm dò này.
Trung Quốc từng có hai con tàu vũ trụ thực hiện nhiệm vụ thám hiểm mặt trăng là Chang'e-1 và Chang'e 2 vào các năm 2007 và 2010. Quốc gia này cũng đang thực hiện tham vọng xây dựng một trạm không gian vũ trụ cố định vào năm 2020 và hoàn thành mục tiêu đưa người lên mặt trăng.
Các nhà khoa học Mỹ đang lo ngại rằng chương trình thăm dò mặt trăng của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nghiên cứu môi trường bụi trên mặt trăng của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).
Video mô phỏng nhiệm vụ thăm dò mặt trăng của Trung Quốc
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Trung Quốc ra mắt xe tự hành mặt trăng
» Xe tự hành mặt trăng của Trung Quốc gặp sự cố
» Hy vọng mới cho xe tự hành mặt trăng của Trung Quốc
» Xe tự hành mặt trăng của Trung Quốc ngừng hoạt động
» 100 tấn cá chết phủ trắng sông ở Trung Quốc
» Xe tự hành mặt trăng của Trung Quốc gặp sự cố
» Hy vọng mới cho xe tự hành mặt trăng của Trung Quốc
» Xe tự hành mặt trăng của Trung Quốc ngừng hoạt động
» 100 tấn cá chết phủ trắng sông ở Trung Quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết