Nhiều vết tích thời Trần - Lê tại trụ cầu vượt Đàn Xã Tắc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Nhiều vết tích thời Trần - Lê tại trụ cầu vượt Đàn Xã Tắc
Trong quá trình khai quật 80 m2 trụ cầu vượt Đàn Xã Tắc, Viện khảo cổ phát hiện một số vết tích khảo cổ như mảnh vỡ gạch ngói, nhưng không phải là di tích tiêu biểu kiến trúc.
Hố PR1 nằm ở đầu đường Khâm Thiên đi vào Ô Chợ Dừa. Ảnh: Quý Đoàn.
Viện Khảo cổ hôm nay công bố báo cáo sơ bộ kết quả thám sát khảo cổ khu vực nút giao thông Ô Chợ Dừa. Khu vực này có tổng diện tích 80 m2 nằm ở vị trí các trụ PR1, PR2, PR3, PR4 cầu vượt nhánh Khâm Thiên - Hoàng Cầu. Trong đó, hố PR1 nằm ở đầu đường Khâm Thiên đi vào Ô Chợ Dừa; hố PR2 nằm ở đường nhánh bên phải của đường La Thành đi vào Ô Chợ Dừa; hố PR3 và PR4 ở trong khu dân cư đã giải tỏa thuộc ngõ Đình Đông, phường Ô Chợ Dừa.
Khu vực trên nằm trong phạm vi phân bố di tích La Thành Thăng Long. Theo những thư tịch cổ và nhận định của nhiều nhà nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, thì đây là cửa Trường Quảng của La Thành Thăng Long trong lịch sử.
Theo tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Viện phó Viện Khảo cổ học, ngoài hố PR4 hoàn toàn không có di tích, di vật, thì ba hố còn lại đều phát hiện dấu tích di tích, di vật thuộc các thời đại khác nhau.
Cụ thể, hố PR1 là dấu tích sinh hoạt đun nấu của dân cư thời Trần, có liên quan đến di tích Đàn Xã Tắc hoặc cửa Trường Quảng ở khu vực này vào thời Trần. Hố PR2 là khu vực mà trước đây có khả năng là một lạch nước nhỏ đổ nước từ trong thành ra sông Kim Ngưu. Hố PR3 cho thấy cho đến thời Lê, khu vực này mới được người dân đắp nền, vượt thổ để làm di tích Đình Đông.
Tại các hố khai quật, giới khoa học phát hiện một số di tích khảo cổ kiểu vết tích bếp đun nấu, nền đất đắp....nhưng không phải là di tích tiêu biểu kiến trúc gạch đá. Di vật tìm thấy cũng không nhiều, chủ yếu là mảnh vỡ gạch, ngói, sành, sức. Do vậy, trong quá trình thám sát, khai quật, các nhà khảo cổ đã xử lý thu thập đưa về chỉnh lý nghiên cứu.
Ảnh khu vực thực hiện thám sát khảo cổ
Đại diện Viện khảo cổ cho biết, sau khi kết thúc việc thám sát, hiện trường sẽ được bàn giao lại cho Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội để thực hiện dự án xây dựng cầu vượt Ô Chợ Dừa.
Tuy nhiên, theo đơn vị này, công việc thám sát khảo cổ mới thực hiện trên diện tích khá nhỏ so với yêu cầu của nghiên cứu khảo cổ lịch sử khu vực này. Do vậy, Viện khảo cổ đề nghị, trong trường hợp dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu nếu có bất kỳ thay đổi nào về mặt thiết kế và xây dựng ở khu vực Ô Chợ Dừa có khả năng xâm hại đến hiện trường La Thành (Di tích La Thành Thăng Long) và khu vực di tích Đàn Xã Tắc cần thông báo cho cơ quan quản lý, văn hóa, cơ quan chuyên môn khảo cổ và các đơn vị có liên quan giải quyết.
Nhiều di vật được các nhà khoa học tìm thấy tại khu vực thám sát. Ảnh: Quý Đoàn.
Phương án xây cầu vượt qua nút giao Ô Chợ Dừa đi trên khu di tích Đàn Xã Tắc đã gây tranh cãi trong giới khảo cổ, quy hoạch. Tại cuộc hội thảo gần đây, phương án 4 cầu vượt đi trên vành đai 1 lệch về phía nam, có bổ sung một nhánh đi một chiều từ Khâm Thiên đi qua nút giao Ô Chợ Dừa, nhập vào cầu chính trên vành đai 1 được nhiều nhà khoa học đồng thuận. Một số ý kiến cho rằng, phương án này tạo thành chữ Y song cải thiện được không gian, kiến trúc đô thị mà vẫn bảo tồn được Đàn Xã Tắc.
Ngoài ra, một số nhà khảo cổ yêu cầu cần có hố thám sát tại các vị trí dự kiến là trụ cầu để đánh giá di tích có bị ảnh hưởng hay không.
Hương Thu - Quý Đoàn
Hố PR1 nằm ở đầu đường Khâm Thiên đi vào Ô Chợ Dừa. Ảnh: Quý Đoàn.
Viện Khảo cổ hôm nay công bố báo cáo sơ bộ kết quả thám sát khảo cổ khu vực nút giao thông Ô Chợ Dừa. Khu vực này có tổng diện tích 80 m2 nằm ở vị trí các trụ PR1, PR2, PR3, PR4 cầu vượt nhánh Khâm Thiên - Hoàng Cầu. Trong đó, hố PR1 nằm ở đầu đường Khâm Thiên đi vào Ô Chợ Dừa; hố PR2 nằm ở đường nhánh bên phải của đường La Thành đi vào Ô Chợ Dừa; hố PR3 và PR4 ở trong khu dân cư đã giải tỏa thuộc ngõ Đình Đông, phường Ô Chợ Dừa.
Khu vực trên nằm trong phạm vi phân bố di tích La Thành Thăng Long. Theo những thư tịch cổ và nhận định của nhiều nhà nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, thì đây là cửa Trường Quảng của La Thành Thăng Long trong lịch sử.
Theo tiến sĩ Bùi Văn Liêm, Viện phó Viện Khảo cổ học, ngoài hố PR4 hoàn toàn không có di tích, di vật, thì ba hố còn lại đều phát hiện dấu tích di tích, di vật thuộc các thời đại khác nhau.
Cụ thể, hố PR1 là dấu tích sinh hoạt đun nấu của dân cư thời Trần, có liên quan đến di tích Đàn Xã Tắc hoặc cửa Trường Quảng ở khu vực này vào thời Trần. Hố PR2 là khu vực mà trước đây có khả năng là một lạch nước nhỏ đổ nước từ trong thành ra sông Kim Ngưu. Hố PR3 cho thấy cho đến thời Lê, khu vực này mới được người dân đắp nền, vượt thổ để làm di tích Đình Đông.
Tại các hố khai quật, giới khoa học phát hiện một số di tích khảo cổ kiểu vết tích bếp đun nấu, nền đất đắp....nhưng không phải là di tích tiêu biểu kiến trúc gạch đá. Di vật tìm thấy cũng không nhiều, chủ yếu là mảnh vỡ gạch, ngói, sành, sức. Do vậy, trong quá trình thám sát, khai quật, các nhà khảo cổ đã xử lý thu thập đưa về chỉnh lý nghiên cứu.
Ảnh khu vực thực hiện thám sát khảo cổ
Đại diện Viện khảo cổ cho biết, sau khi kết thúc việc thám sát, hiện trường sẽ được bàn giao lại cho Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội để thực hiện dự án xây dựng cầu vượt Ô Chợ Dừa.
Tuy nhiên, theo đơn vị này, công việc thám sát khảo cổ mới thực hiện trên diện tích khá nhỏ so với yêu cầu của nghiên cứu khảo cổ lịch sử khu vực này. Do vậy, Viện khảo cổ đề nghị, trong trường hợp dự án xây dựng đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu nếu có bất kỳ thay đổi nào về mặt thiết kế và xây dựng ở khu vực Ô Chợ Dừa có khả năng xâm hại đến hiện trường La Thành (Di tích La Thành Thăng Long) và khu vực di tích Đàn Xã Tắc cần thông báo cho cơ quan quản lý, văn hóa, cơ quan chuyên môn khảo cổ và các đơn vị có liên quan giải quyết.
Nhiều di vật được các nhà khoa học tìm thấy tại khu vực thám sát. Ảnh: Quý Đoàn.
Phương án xây cầu vượt qua nút giao Ô Chợ Dừa đi trên khu di tích Đàn Xã Tắc đã gây tranh cãi trong giới khảo cổ, quy hoạch. Tại cuộc hội thảo gần đây, phương án 4 cầu vượt đi trên vành đai 1 lệch về phía nam, có bổ sung một nhánh đi một chiều từ Khâm Thiên đi qua nút giao Ô Chợ Dừa, nhập vào cầu chính trên vành đai 1 được nhiều nhà khoa học đồng thuận. Một số ý kiến cho rằng, phương án này tạo thành chữ Y song cải thiện được không gian, kiến trúc đô thị mà vẫn bảo tồn được Đàn Xã Tắc.
Ngoài ra, một số nhà khảo cổ yêu cầu cần có hố thám sát tại các vị trí dự kiến là trụ cầu để đánh giá di tích có bị ảnh hưởng hay không.
Hương Thu - Quý Đoàn
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân làm Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
» Trăn nuốt chửng cá sấu sau trận quyết đấu
» Sản phụ tử vong sau ca vượt cạn tại nhà bác sĩ
» Làm rõ vụ sản phụ tử vong sau ca vượt cạn tại nhà bác sĩ
» Khai quật 80 m2 trụ cầu vượt qua Đàn Xã Tắc
» Trăn nuốt chửng cá sấu sau trận quyết đấu
» Sản phụ tử vong sau ca vượt cạn tại nhà bác sĩ
» Làm rõ vụ sản phụ tử vong sau ca vượt cạn tại nhà bác sĩ
» Khai quật 80 m2 trụ cầu vượt qua Đàn Xã Tắc
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết