Quảng Nam tiêu điều sau bão lũ
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Quảng Nam tiêu điều sau bão lũ
Bão Nari vừa tan khiến hàng trăm ngôi nhà ở Đại Lộc (Quảng Nam) sập, tốc mái cùng hàng ngàn hecta hoa màu bị hư hại, thì đêm 16/10, cơn lũ lại ập đến khiến những làng quê huyện này càng tiêu điều.
Trong ngày 15/10, thủy điện A Vương xả lũ từ 1.000 đến 3.000 m3/s, thủy điện Đak Mi xả 1159m3/s khiến vùng hạ du ngập nặng. Mực lũ ở các sông Vu Gia và Quảng Huế trên mức báo động 3, nhiều nhà dân bị nước tràn vào. Đến sáng nay, nhiều nơi tại huyện Đại Lộc vẫn mênh mông nước.
7h sáng qua, khi bão Nari sắp tan, cơn gió lớn đã quật đổ vách tường nhà anh Huỳnh Văn Đản (42 tuổi, thôn Lộc Bình, xã Đại Hòa). Chị Nguyễn Thị Kiều Dung (37 tuổi, vợ anh Đản) cho biết, khi căn nhà bị sập, mọi người kịp chạy vào phía sau bức tường lớn trú kịp nên thoát nạn.
Trong khi đó, nhà của chủ tịch xã Đại Minh, ông Ngô Sáu, bị gió bão bốc hết tấm tôn. Cả nhà phải trú tạm trong chiếc buồng có mái gỗ giữa trời mưa như trút, nhiều đồ đạc trong nhà, lương thực bị hư hại. Do nhiều người trong xã cũng bị thiệt hại sau bão, ông Sáu đành phải đi giúp dân nên căn nhà rộng gần 100m2 vẫn trống mái.
Nước lũ đêm qua tiếp tục cuốn trôi nhiều căn nhà ở thị trấn Ái Nghĩa. Thống kê ban đầu, toàn huyện Đại Lộc có 3.500 ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập.Mưa bão cũng làm gãy, hư hại nhiều trạm biến áp trên địa bàn. Đến chiều 16/10, khu vực này vẫn chưa có điện trở lại, hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn.
Cuộc sống của người dân bị đảo lộn sau bão, lũ.
Theo thống kê ban đầu, riêng xã Đại Hòa đã có trên 100 ha hoa màu, chủ yếu là chuối bị bão và nước lũ làm đổ gãy, không thể thu hoạch. Người dân ước tính 1ha chuối thiệt hại 25 triệu đồng. Nhiều người ngao ngán dọn lại rừng chuối để trồng vụ mới. Ban phòng chống lụt bão huyện cho biết, bão lũ làm thiệt hại 6.500 ha chuối, 6.000 con gà bị nước lũ cuốn trôi.
Đường sá vẫn còn ngập nước, người dân địa phương dọn tạm rác và cây cối ngã đổ để lấy đường đi lại.
Nước lũ cũng làm sạt lở nhiều diện tích đất ở bờ sông Quảng Huế. Theo người dân địa phương, trận lũ của những năm trước đã cuốn phăng nhiều nhà dân xuống sông, năm nay lại thêm nhiều hộ dân mới di dời đi nơi khác tránh sạt lở.
Thủy điện xả tràn khiến nhiều tuyến đường ở Đại Lộc vẫn chìm trong dòng nước lũ đỏ ngầu.
Ngày 16/10, nhiều hộ dân đã mua mái lợp về sửa sang lại nhà cửa.
Tuy nhiên nhiều tuyến đường bị nước lũ làm hỏng vẫn chưa thể khắc phục.
Nhiều đoạn đường thấp trũng gây khó khăn cho người dân đi lại.
Trưa nay, người dân đã đưa thi thể ông Nguyễn Văn Sĩ ở xã Đại Cường về nhà và làm thủ tục an táng. Ông Sĩ bị nước lũ cuốn trôi từ bão Wutip (30/9) và mới được tìm thấy hôm qua tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).
Phố cổ Hội An ngập trong nước
Nguyễn Đông
Trong ngày 15/10, thủy điện A Vương xả lũ từ 1.000 đến 3.000 m3/s, thủy điện Đak Mi xả 1159m3/s khiến vùng hạ du ngập nặng. Mực lũ ở các sông Vu Gia và Quảng Huế trên mức báo động 3, nhiều nhà dân bị nước tràn vào. Đến sáng nay, nhiều nơi tại huyện Đại Lộc vẫn mênh mông nước.
7h sáng qua, khi bão Nari sắp tan, cơn gió lớn đã quật đổ vách tường nhà anh Huỳnh Văn Đản (42 tuổi, thôn Lộc Bình, xã Đại Hòa). Chị Nguyễn Thị Kiều Dung (37 tuổi, vợ anh Đản) cho biết, khi căn nhà bị sập, mọi người kịp chạy vào phía sau bức tường lớn trú kịp nên thoát nạn.
Trong khi đó, nhà của chủ tịch xã Đại Minh, ông Ngô Sáu, bị gió bão bốc hết tấm tôn. Cả nhà phải trú tạm trong chiếc buồng có mái gỗ giữa trời mưa như trút, nhiều đồ đạc trong nhà, lương thực bị hư hại. Do nhiều người trong xã cũng bị thiệt hại sau bão, ông Sáu đành phải đi giúp dân nên căn nhà rộng gần 100m2 vẫn trống mái.
Nước lũ đêm qua tiếp tục cuốn trôi nhiều căn nhà ở thị trấn Ái Nghĩa. Thống kê ban đầu, toàn huyện Đại Lộc có 3.500 ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập.Mưa bão cũng làm gãy, hư hại nhiều trạm biến áp trên địa bàn. Đến chiều 16/10, khu vực này vẫn chưa có điện trở lại, hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn.
Cuộc sống của người dân bị đảo lộn sau bão, lũ.
Theo thống kê ban đầu, riêng xã Đại Hòa đã có trên 100 ha hoa màu, chủ yếu là chuối bị bão và nước lũ làm đổ gãy, không thể thu hoạch. Người dân ước tính 1ha chuối thiệt hại 25 triệu đồng. Nhiều người ngao ngán dọn lại rừng chuối để trồng vụ mới. Ban phòng chống lụt bão huyện cho biết, bão lũ làm thiệt hại 6.500 ha chuối, 6.000 con gà bị nước lũ cuốn trôi.
Đường sá vẫn còn ngập nước, người dân địa phương dọn tạm rác và cây cối ngã đổ để lấy đường đi lại.
Nước lũ cũng làm sạt lở nhiều diện tích đất ở bờ sông Quảng Huế. Theo người dân địa phương, trận lũ của những năm trước đã cuốn phăng nhiều nhà dân xuống sông, năm nay lại thêm nhiều hộ dân mới di dời đi nơi khác tránh sạt lở.
Thủy điện xả tràn khiến nhiều tuyến đường ở Đại Lộc vẫn chìm trong dòng nước lũ đỏ ngầu.
Ngày 16/10, nhiều hộ dân đã mua mái lợp về sửa sang lại nhà cửa.
Tuy nhiên nhiều tuyến đường bị nước lũ làm hỏng vẫn chưa thể khắc phục.
Nhiều đoạn đường thấp trũng gây khó khăn cho người dân đi lại.
Trưa nay, người dân đã đưa thi thể ông Nguyễn Văn Sĩ ở xã Đại Cường về nhà và làm thủ tục an táng. Ông Sĩ bị nước lũ cuốn trôi từ bão Wutip (30/9) và mới được tìm thấy hôm qua tại huyện Hòa Vang (Đà Nẵng).
Phố cổ Hội An ngập trong nước
Nguyễn Đông
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Mỹ tiêu hủy 6 tấn ngà voi
» Tái tạo răng từ nước tiểu
» Robot tiêu diệt sứa
» Tiểu hành tinh có vành đai như sao Thổ
» 200.000 học sinh tiểu học tham gia bảo vệ môi trường
» Tái tạo răng từ nước tiểu
» Robot tiêu diệt sứa
» Tiểu hành tinh có vành đai như sao Thổ
» 200.000 học sinh tiểu học tham gia bảo vệ môi trường
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết