Đêm cuối cùng Đại tướng ở thủ đô
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Đêm cuối cùng Đại tướng ở thủ đô
Chưa đầy một tiếng nữa bước sang 13/10, ngày Hà Nội tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp về nơi đất mẹ, hai chị em Nguyên - Văn vẫn đứng ở góc khuất của đường Hoàng Diệu với đôi mắt mọng nước.
Cánh cổng số nhà 30 đã ngừng đón khách từ đêm 10/10 nhưng tới khuya 12/10 nhiều người dân vẫn ghé qua chỉ để gửi một bó hoa, dừng xe bái vọng vào bên trong ngôi nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng gắn bó hàng chục năm qua. Một số người thẫn thờ ôm di ảnh bác, hoặc mang theo cờ rủ đứng hàng giờ bên kia đường tưởng niệm.
Hai chị em Nguyên - Văn trước cổng số nhà 30 Hoàng Diệu đêm 12/10. Họ tưởng niệm Đại tướng và cầu mong nhân dân tiếp tục đoàn kết như những gì thể hiện suốt 10 ngày qua.
Trong số này một cặp thanh niên nam nữ cao ráo, vận đồ đen cũng dừng lại chụp vài bức ảnh. Một số người tỏ ý không đồng tình, nhìn với ánh mắt không thiện cảm khi thấy họ chụp ảnh với vẻ điềm nhiên như thể muốn lưu giữ một chút gì đó. Chụp xong hai người đi ra một góc khuất thắp nến và chắp tay tưởng niệm. Ánh nến hắt lên, người ta mới thấy rõ khuôn mặt nam thanh niên buồn rười rượi, còn cô gái mắt mọng nước.
Cây nến lúc sáng, lúc tắt, hai người tỉ mẩn bật lửa thắp lại nhiều lần. Họ đứng như vậy đã 3 tiếng. Một chiến sĩ túc trực trong nhà Đại tướng thấy vậy mang nước uống tới mời họ.
"Mai Bác đi rồi, tôi nghĩ ngày hôm nay nhất định linh hồn Bác sẽ ở đây nên mình phải tới", nước mắt lưng tròng, cô gái trẻ cho biết.
Cô tên Nguyên, năm nay 28 tuổi, đang ở Thanh Xuân, làm trong quân đội. Người con trai đi cạnh tên Văn, em cô, năm nay 22 tuổi, đang là sinh viên Học viện Quân y. Trước lúc lên đây, hai chị em nghĩ hôm nay là ngày cuối, có thể nhà Đại tướng sẽ mở cửa nên mang theo nến, định sẽ ở trong một góc sân nào đó tưởng nhớ Người.
"Bác giống như người cha trong gia đình. Tôi cầu mong Bác phù hộ cho dân ta mãi giữ tình đoàn kết như những ngày qua. Hơn một tuần qua, dân ta đã thể hiện sự kính trọng với Bác, cả dân tộc xích lại gần nhau vì một nỗi đau chung. Cầu mong rằng 49 ngày, 100 ngày vẫn có những người dân đến đây tưởng nhớ Người", Nguyên cho biết.
Nguyên đã đến Hoàng Diệu viếng Đại tướng một lần. Ngày hôm nay cô lại cùng em trai đến Nhà tang lễ viếng tiếp. Nhưng nỗi mất mát vô hình choán tâm trí khi nghĩ tới ngày mai Bác đi xa mãi mãi, hai chị em lại đến đây.
Cả n ghìn người vẫn xếp hàng trên phố Hàn Thuyên lúc 17h ngày 12/10, và họ phải di chuyển cả cây số nữa mới tới điểm đăng ký viếng Đại tướng ở Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông
Cách nơi đây vài tuyến phố, cánh cổng Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông cũng dần khép lại sau hơn một ngày tiếp hàng chục nghìn người tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trước khi tiễn đưa Người về yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình. Từ sáng sớm 11/10, từng dòng người nối nhau đến xếp hàng đăng ký viếng, có những người trằn trọc không thể ngủ, rời nhà đến góc phố Trần Hưng Đạo – Tăng Bạt Hổ từ nửa đêm hôm trước.
Ôm di ảnh của Đại tướng, gương mặt trầm tư hướng lên màn hình đặt tại ngã tư, ông Tô Xuân Thanh (Quảng Xương, Thanh Hóa) chốc chốc lại lau nước mắt. Từ hôm nghe tin Đại tướng mất, nước mắt ông cứ thế tuôn rơi. Đã nhiều năm rồi, chẳng có gì khiến ông rơi lệ, cho đến khi người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam về trời.
Thế là một mình một xe, ông vượt qua gần 200km ra Hà Nội. Ngày nào cũng đến tư gia Đại tướng xếp hàng để được vào viếng bởi “không nhìn thấy anh một ngày là nhớ”. Ở nhà trọ, giấc ngủ của ông chẳng hôm nào trọn vẹn. Đêm qua cứ chập chờn nửa tỉnh nửa mê, ông thức dậy lần đường ra nhà tang lễ sớm. “Chiến đấu ở chiến trường miền Nam rồi sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế, lời nói và tấm gương của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chính là động lực để tôi cầm súng chống lại mọi kẻ thù mà không hề run sợ”, ông Thanh tâm sự.
Theo dõi quốc tang Đại tướng dưới màn hình lớn đặt ở ngã tư, hàng trăm người dân bật khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên má của cả người già, người trẻ, người có chức vụ và cả những cô lao công. Nói trong tiếng nấc, một nữ cựu binh với hàng chục huân huy chương gắn trên ngực nói rằng, họ đang khóc vì mất đi một người cha, một người anh mẫu mực, tài ba.
Đứng lặng lẽ nơi góc phố theo dõi lễ viếng, vợ chồng ông Pollo Giovani giơ cao tấm hình ông được chụp cùng Tướng Giáp. Từng là thành viên Đảng cộng sản Ý, ông Pollo Giovani có cơ hội đến Việt Nam làm việc cùng đoàn đại biểu nước này vào ngày ngày 10/2/1996 và may mắn được gặp Đại tướng. Ông vô cùng ngưỡng mộ tài năng lãnh đạo, chiến lược quân sự tuyệt vời của Đại tướng. Khi nghe tin Người qua đời, ông và vợ lập tức đến Việt Nam ngay. Hai ông bà sẽ ở đây trong một tuần để bày tỏ sự tiếc thương vô hạn và chia sẻ nỗi mất mát với nhân dân Việt Nam.
"Mỗi khi nghĩ đến tướng Giáp, tôi luôn nghĩ tới những điều tích cực bởi nhân cách vĩ đại ấy suốt cuộc đời mình luôn chỉ hướng đến và làm những điều tốt đẹp. Sự ra đi của ông không chỉ là sự tổn thất của riêng Việt Nam mà là mất mát của những người yêu hòa bình trên khắp thế giới này. Tôi cảm thấy sự đau xót khôn nguôi ", ông Pollo Giovani chia sẻ với phóng viên VnExpres. Ông và vợ cũng xếp hàng chờ suốt 3 giờ mới được vào cúi đầu trước linh cữu của Người.
Mặt trời càng lên cao, dòng người đổ về nhà tang lễ càng đông hơn. Dù được thông báo là tạm dừng đón tiếp nhân dân đến 15h, song hàng chục nghìn người vẫn đội nắng xếp hàng phủ kín 6 con phố quanh nhà tang lễ. Từ vườn hoa Pasteur, người dân xếp hàng nối dài theo hai hướng Tăng Bạt Hổ - Hàn Thuyên – Hàng Chuối – Phạm Đình Hổ rồi tiếp tục xếp quay đầu lại. Một đoàn khác cũng xếp kín mặt đường Nguyễn Huy Tự - Lê Quý Đôn. Những con đường dường như hẹp hơn với biển người càng lúc càng đông. Tuy nhiên, tất cả đều trật tự, quy củ.
Không thể tự đi lại vì đôi chân đã yếu, ông Nguyễn Văn Thơ (75 tuổi, Hải Phòng) vẫn nhất quyết cùng người bạn chung chiến hào năm xưa là Lâm Tuyền lên Hà Nội tiễn đưa Đại tướng. Con cái phản đối quyết liệt vì ông sức đã yếu, nhưng người cựu binh quả quyết “dù có chết dọc đường thì bố vẫn phải đi. Đó là người mà bố kính trọng nhất”. Thế là hai người lính già bắt xe lên Hà Nội rồi đi taxi vào nhà tang lễ. Ông được thanh niên tình nguyện cõng vào phòng nơi quàn thi hài Đại tướng. Trong tiếc nhạc “Hồn sĩ tử”, nước mắt trào ra, lăn dài trên gương mặt ông. Người cựu binh gửi tặng anh cả của mình đôi câu đối: “Mỹ đức tráng sơn hà, khí tiết lưu phương vạn đại/ Thiên tài quang thế giới, tinh thần di ái thiên thu”.
Ngồi trước cổng nhà tang lễ, ánh mắt nhìn xa xăm, đại tá Nguyễn Trần Thiết cho biết suốt những ngày qua ông chẳng làm nổi việc gì khi người anh thân thiết ra đi. Ông còn nhớ, lúc ở chiến trường Điện Biên được Đại tướng tận tình chỉ dẫn. 40 năm sau gặp lại tại Hà Nội, Bác vẫn nhớ như in người chiến sĩ năm nào. Đối với ông: “Dù có truy tìm lịch sử khắp đông tây kim cổ/ Từ trước công nguyên cho đến ngày 25/8/2013/ Vẫn không có người thứ hai/ Mừng đại thọ 103 xuân/ Hãnh diện, hiên ngang đeo lon Đại tướng/ Đã thành hiện tượng/ Trẻ già trai gái nhiều nước hô vang/ Giáp – Giáp – Giáp – Việt Nam – Việt Nam – Việt Nam…”.
Đứng xếp hàng nhiều giờ trong không gian chật chội và nóng bức, nhiều người bị ngất lịm. Đa số đều được bác sĩ túc trực kịp thời cấp cứu. Một số nhà dân mở cửa, mời những người mệt mỏi vào nghỉ chân. Cũng giống như lễ viếng tại tư gia, để đáp lại tình cảm của nhân dân, thời gian vào viếng Đại tướng được quyết định dời lại so với dự tính ban đầu. 21h – lẽ ra phải kết thúc lễ viếng để người nhà nghỉ ngơi và chuẩn bị cho ngày hôm sau đưa Đại tướng về Quảng Bình thì hàng chục nghìn người vẫn xếp hàng lặng lẽ dưới ánh điện.
“Dù phải xếp hàng cả đêm chúng tôi vẫn đợi. Đây là cơ hội cuối cùng để được gặp Đại tướng”, những người dân ở phía cuối hàng nói, khi nhiều người khác vẫn đến nối dài thêm dòng người đang kéo dài nhiều cây số.“Tự hào về dân tộc mình quá. Tinh thần đoàn kết rất cao và họ đến đây hoàn toàn tự nguyện. Dù có phải thức suốt đêm để đón đồng bào đến viếng Đại tướng thì chúng tôi cũng vui lòng”, những quân nhân túc trực tại nhà tang lễ suốt một ngày dài nói.
Để phục vụ quốc tang, hàng nghìn quân nhân được huy động để làm nhiệm vụ. Lực lượng cảnh sát giao thông có 600 người làm công tác phân luồng, bảo vệ tại các tuyến đường vào nhà tang lễ. 6.400 lượt thanh niên tình nguyện, gần 1.000 công an quận Hai Bà Trưng…cũng có mặt để giúp đỡ nhân dân.
Ngày quốc tang đầu tiên sắp trôi qua, thời gian Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở thủ đô chỉ còn tính bằng giờ. Có lẽ vì vậy, những người dân Việt Nam vội vàng hơn, khắc khoải mong ngóng đến gần nhà tang lễ quốc gia hơn. Họ kiên nhẫn chờ đợi trong sương đêm, bóng đổ dài trên đường phố.
Hoàng Thùy - Phan Dương
Cánh cổng số nhà 30 đã ngừng đón khách từ đêm 10/10 nhưng tới khuya 12/10 nhiều người dân vẫn ghé qua chỉ để gửi một bó hoa, dừng xe bái vọng vào bên trong ngôi nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng gắn bó hàng chục năm qua. Một số người thẫn thờ ôm di ảnh bác, hoặc mang theo cờ rủ đứng hàng giờ bên kia đường tưởng niệm.
Hai chị em Nguyên - Văn trước cổng số nhà 30 Hoàng Diệu đêm 12/10. Họ tưởng niệm Đại tướng và cầu mong nhân dân tiếp tục đoàn kết như những gì thể hiện suốt 10 ngày qua.
Trong số này một cặp thanh niên nam nữ cao ráo, vận đồ đen cũng dừng lại chụp vài bức ảnh. Một số người tỏ ý không đồng tình, nhìn với ánh mắt không thiện cảm khi thấy họ chụp ảnh với vẻ điềm nhiên như thể muốn lưu giữ một chút gì đó. Chụp xong hai người đi ra một góc khuất thắp nến và chắp tay tưởng niệm. Ánh nến hắt lên, người ta mới thấy rõ khuôn mặt nam thanh niên buồn rười rượi, còn cô gái mắt mọng nước.
Cây nến lúc sáng, lúc tắt, hai người tỉ mẩn bật lửa thắp lại nhiều lần. Họ đứng như vậy đã 3 tiếng. Một chiến sĩ túc trực trong nhà Đại tướng thấy vậy mang nước uống tới mời họ.
"Mai Bác đi rồi, tôi nghĩ ngày hôm nay nhất định linh hồn Bác sẽ ở đây nên mình phải tới", nước mắt lưng tròng, cô gái trẻ cho biết.
Cô tên Nguyên, năm nay 28 tuổi, đang ở Thanh Xuân, làm trong quân đội. Người con trai đi cạnh tên Văn, em cô, năm nay 22 tuổi, đang là sinh viên Học viện Quân y. Trước lúc lên đây, hai chị em nghĩ hôm nay là ngày cuối, có thể nhà Đại tướng sẽ mở cửa nên mang theo nến, định sẽ ở trong một góc sân nào đó tưởng nhớ Người.
"Bác giống như người cha trong gia đình. Tôi cầu mong Bác phù hộ cho dân ta mãi giữ tình đoàn kết như những ngày qua. Hơn một tuần qua, dân ta đã thể hiện sự kính trọng với Bác, cả dân tộc xích lại gần nhau vì một nỗi đau chung. Cầu mong rằng 49 ngày, 100 ngày vẫn có những người dân đến đây tưởng nhớ Người", Nguyên cho biết.
Nguyên đã đến Hoàng Diệu viếng Đại tướng một lần. Ngày hôm nay cô lại cùng em trai đến Nhà tang lễ viếng tiếp. Nhưng nỗi mất mát vô hình choán tâm trí khi nghĩ tới ngày mai Bác đi xa mãi mãi, hai chị em lại đến đây.
Cả n ghìn người vẫn xếp hàng trên phố Hàn Thuyên lúc 17h ngày 12/10, và họ phải di chuyển cả cây số nữa mới tới điểm đăng ký viếng Đại tướng ở Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông
Cách nơi đây vài tuyến phố, cánh cổng Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông cũng dần khép lại sau hơn một ngày tiếp hàng chục nghìn người tới viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trước khi tiễn đưa Người về yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình. Từ sáng sớm 11/10, từng dòng người nối nhau đến xếp hàng đăng ký viếng, có những người trằn trọc không thể ngủ, rời nhà đến góc phố Trần Hưng Đạo – Tăng Bạt Hổ từ nửa đêm hôm trước.
Ôm di ảnh của Đại tướng, gương mặt trầm tư hướng lên màn hình đặt tại ngã tư, ông Tô Xuân Thanh (Quảng Xương, Thanh Hóa) chốc chốc lại lau nước mắt. Từ hôm nghe tin Đại tướng mất, nước mắt ông cứ thế tuôn rơi. Đã nhiều năm rồi, chẳng có gì khiến ông rơi lệ, cho đến khi người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam về trời.
Thế là một mình một xe, ông vượt qua gần 200km ra Hà Nội. Ngày nào cũng đến tư gia Đại tướng xếp hàng để được vào viếng bởi “không nhìn thấy anh một ngày là nhớ”. Ở nhà trọ, giấc ngủ của ông chẳng hôm nào trọn vẹn. Đêm qua cứ chập chờn nửa tỉnh nửa mê, ông thức dậy lần đường ra nhà tang lễ sớm. “Chiến đấu ở chiến trường miền Nam rồi sang Campuchia làm nghĩa vụ quốc tế, lời nói và tấm gương của Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp chính là động lực để tôi cầm súng chống lại mọi kẻ thù mà không hề run sợ”, ông Thanh tâm sự.
Theo dõi quốc tang Đại tướng dưới màn hình lớn đặt ở ngã tư, hàng trăm người dân bật khóc. Những giọt nước mắt lăn dài trên má của cả người già, người trẻ, người có chức vụ và cả những cô lao công. Nói trong tiếng nấc, một nữ cựu binh với hàng chục huân huy chương gắn trên ngực nói rằng, họ đang khóc vì mất đi một người cha, một người anh mẫu mực, tài ba.
Đứng lặng lẽ nơi góc phố theo dõi lễ viếng, vợ chồng ông Pollo Giovani giơ cao tấm hình ông được chụp cùng Tướng Giáp. Từng là thành viên Đảng cộng sản Ý, ông Pollo Giovani có cơ hội đến Việt Nam làm việc cùng đoàn đại biểu nước này vào ngày ngày 10/2/1996 và may mắn được gặp Đại tướng. Ông vô cùng ngưỡng mộ tài năng lãnh đạo, chiến lược quân sự tuyệt vời của Đại tướng. Khi nghe tin Người qua đời, ông và vợ lập tức đến Việt Nam ngay. Hai ông bà sẽ ở đây trong một tuần để bày tỏ sự tiếc thương vô hạn và chia sẻ nỗi mất mát với nhân dân Việt Nam.
"Mỗi khi nghĩ đến tướng Giáp, tôi luôn nghĩ tới những điều tích cực bởi nhân cách vĩ đại ấy suốt cuộc đời mình luôn chỉ hướng đến và làm những điều tốt đẹp. Sự ra đi của ông không chỉ là sự tổn thất của riêng Việt Nam mà là mất mát của những người yêu hòa bình trên khắp thế giới này. Tôi cảm thấy sự đau xót khôn nguôi ", ông Pollo Giovani chia sẻ với phóng viên VnExpres. Ông và vợ cũng xếp hàng chờ suốt 3 giờ mới được vào cúi đầu trước linh cữu của Người.
Mặt trời càng lên cao, dòng người đổ về nhà tang lễ càng đông hơn. Dù được thông báo là tạm dừng đón tiếp nhân dân đến 15h, song hàng chục nghìn người vẫn đội nắng xếp hàng phủ kín 6 con phố quanh nhà tang lễ. Từ vườn hoa Pasteur, người dân xếp hàng nối dài theo hai hướng Tăng Bạt Hổ - Hàn Thuyên – Hàng Chuối – Phạm Đình Hổ rồi tiếp tục xếp quay đầu lại. Một đoàn khác cũng xếp kín mặt đường Nguyễn Huy Tự - Lê Quý Đôn. Những con đường dường như hẹp hơn với biển người càng lúc càng đông. Tuy nhiên, tất cả đều trật tự, quy củ.
Không thể tự đi lại vì đôi chân đã yếu, ông Nguyễn Văn Thơ (75 tuổi, Hải Phòng) vẫn nhất quyết cùng người bạn chung chiến hào năm xưa là Lâm Tuyền lên Hà Nội tiễn đưa Đại tướng. Con cái phản đối quyết liệt vì ông sức đã yếu, nhưng người cựu binh quả quyết “dù có chết dọc đường thì bố vẫn phải đi. Đó là người mà bố kính trọng nhất”. Thế là hai người lính già bắt xe lên Hà Nội rồi đi taxi vào nhà tang lễ. Ông được thanh niên tình nguyện cõng vào phòng nơi quàn thi hài Đại tướng. Trong tiếc nhạc “Hồn sĩ tử”, nước mắt trào ra, lăn dài trên gương mặt ông. Người cựu binh gửi tặng anh cả của mình đôi câu đối: “Mỹ đức tráng sơn hà, khí tiết lưu phương vạn đại/ Thiên tài quang thế giới, tinh thần di ái thiên thu”.
Ngồi trước cổng nhà tang lễ, ánh mắt nhìn xa xăm, đại tá Nguyễn Trần Thiết cho biết suốt những ngày qua ông chẳng làm nổi việc gì khi người anh thân thiết ra đi. Ông còn nhớ, lúc ở chiến trường Điện Biên được Đại tướng tận tình chỉ dẫn. 40 năm sau gặp lại tại Hà Nội, Bác vẫn nhớ như in người chiến sĩ năm nào. Đối với ông: “Dù có truy tìm lịch sử khắp đông tây kim cổ/ Từ trước công nguyên cho đến ngày 25/8/2013/ Vẫn không có người thứ hai/ Mừng đại thọ 103 xuân/ Hãnh diện, hiên ngang đeo lon Đại tướng/ Đã thành hiện tượng/ Trẻ già trai gái nhiều nước hô vang/ Giáp – Giáp – Giáp – Việt Nam – Việt Nam – Việt Nam…”.
Đứng xếp hàng nhiều giờ trong không gian chật chội và nóng bức, nhiều người bị ngất lịm. Đa số đều được bác sĩ túc trực kịp thời cấp cứu. Một số nhà dân mở cửa, mời những người mệt mỏi vào nghỉ chân. Cũng giống như lễ viếng tại tư gia, để đáp lại tình cảm của nhân dân, thời gian vào viếng Đại tướng được quyết định dời lại so với dự tính ban đầu. 21h – lẽ ra phải kết thúc lễ viếng để người nhà nghỉ ngơi và chuẩn bị cho ngày hôm sau đưa Đại tướng về Quảng Bình thì hàng chục nghìn người vẫn xếp hàng lặng lẽ dưới ánh điện.
“Dù phải xếp hàng cả đêm chúng tôi vẫn đợi. Đây là cơ hội cuối cùng để được gặp Đại tướng”, những người dân ở phía cuối hàng nói, khi nhiều người khác vẫn đến nối dài thêm dòng người đang kéo dài nhiều cây số.“Tự hào về dân tộc mình quá. Tinh thần đoàn kết rất cao và họ đến đây hoàn toàn tự nguyện. Dù có phải thức suốt đêm để đón đồng bào đến viếng Đại tướng thì chúng tôi cũng vui lòng”, những quân nhân túc trực tại nhà tang lễ suốt một ngày dài nói.
Để phục vụ quốc tang, hàng nghìn quân nhân được huy động để làm nhiệm vụ. Lực lượng cảnh sát giao thông có 600 người làm công tác phân luồng, bảo vệ tại các tuyến đường vào nhà tang lễ. 6.400 lượt thanh niên tình nguyện, gần 1.000 công an quận Hai Bà Trưng…cũng có mặt để giúp đỡ nhân dân.
Ngày quốc tang đầu tiên sắp trôi qua, thời gian Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở thủ đô chỉ còn tính bằng giờ. Có lẽ vì vậy, những người dân Việt Nam vội vàng hơn, khắc khoải mong ngóng đến gần nhà tang lễ quốc gia hơn. Họ kiên nhẫn chờ đợi trong sương đêm, bóng đổ dài trên đường phố.
Hoàng Thùy - Phan Dương
chilaemthoi- Tổng số bài gửi : 2108
Join date : 09/07/2013
Similar topics
» Giây phút cuối cùng của Đại tướng tại Viện quân y 108
» Những phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
» Những đại học cuối cùng công bố điểm thi
» Quá trình xác định vị trí cuối cùng của MH370
» Nạn nhân cuối cùng vì chìm tàu đã được tìm thấy
» Những phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
» Những đại học cuối cùng công bố điểm thi
» Quá trình xác định vị trí cuối cùng của MH370
» Nạn nhân cuối cùng vì chìm tàu đã được tìm thấy
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết